Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều mã lên hơn 40%
Cổ phiếu C12 của Cầu 12 tăng giá mạnh nhất tuần 6/4 – 10/4 với 87,5%.SPP của Bao bì Nhựa Sài Gòn là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần với gần 43%.Nhiều cổ phiếu thanh khoản kém tăng có mức tăng hơn 40%.
Theo đó, VN-Index dừng ở mức 757,94 điểm, tăng 8% so với tuần trước. HNX-Index tăng 8,5% lên 106,18 điểm. Các cổ phiếu hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số là VHM, VCB và GAS, đóng góp lần lượt 8,99, 5,40 và 4,32 điểm. Ngoài ra các cổ phiếu khác như VRE tăng 22% so với tuần trước, lên 23.800 đồng/cp, BID tăng 7,6% lên 36.900 đồng/cp, MSN tăng 15%, VJC tăng 9,2%…góp phần giúp các chỉ số hồi phục.
Đứng đầu trong danh sách tăng giá sàn HoSE là HSL của Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La ( HoSE: HSL ) với hơn 39%. Trong 5 phiên giao dịch tuần này, HSL đều tăng trần. Tính rộng ra thì HSL đã có 7 phiên tăng trần liên tiếp. Trước đó, giá cổ phiếu của HSL liên tục lao dốc từ mức đỉnh gần 23.000 đồng/cp vào tháng 10/2018 xuống còn 3.380 đồng/cp (31/3/2020), trước khi tăng mạnh trong mấy phiên gần đây. Theo báo cáo tài chính năm 2019 với doanh thu thuần đạt hơn 464 tỷ đồng, tăng 48,33% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế tăng 34,12%, đạt hơn 47 tỷ đồng. Điều đáng lưu ý là khoản doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế này chủ yếu đến từ công ty con và công ty liên kết.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE.
Tiếp theo sau là cổ phiếu PXS của Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí ( HoSE: PXS ) với 36,4%. Cổ phiếu PXS đã có 4/5 phiên tăng trần trong tuần này và đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/4 ở mức 3.520 đồng/cp. Một số phiếu khác có mức tăng khá ấn tượng là DBC của Tập đoàn Dabaco Việt Nam ( HoSE: DBC ) với gần 29% khi công ty thông báo lãi quý I kỷ lục đạt 340 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch năm.
Trên sàn HNX, cổ phiếu MBG của Tập đoàn MBG ( HNX: MBG ) tăng giá mạnh nhất với hơn 32%. MBG có 4/5 phiên tăng trần trong tuần qua, tính rộng ra thì MBG đã có 6 phiên tăng trần liên tiếp trước khi giảm giá trở lại trong phiên cuối tuần. Trước đó vào cuối tháng 3, 2 cổ đông lớn của MBG là công ty TNHH AAI Quốc tế và bà Ngô Thị Huệ đã bán lần lượt 2,8 triệu cổ phiếu và 1,4 triệu cổ phiếu.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX.
Đứng ngay sau là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ( HNX: SHB ) với mức tăng gần 32%. Mới đây, SHB Finance (SHBFC) đề xuất Hội đồng Quản trị SHB đưa vấn đề bán vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài tại công ty, trình cổ đông tại phiên họp thường niên. Trước đó, một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề hợp tác với SHB để thúc đẩy hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng.
Ở sàn UPCoM, cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất là C12 của Cầu 12 ( UPCoM: C12 ) với 87,5%. C12 đã có trọn vẹn 5 phiên tăng trần trong tuần này. Tính rộng ra thì C12 đã có 7 phiên tăng trần liên tiếp. Cổ phiếu này thường xuyên trong tình trạng thanh khoản kém với trung bình mỗi phiên khớp lệnh khoảng 1.000 cổ phiếu.
Video đang HOT
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn UPCoM.
3 cổ phiếu khác có mức tăng hơn 45% trên sàn UPCoM là DBM của Dược – Vật tư Y tế Đăk Lăk ( UPCoM: DBM ), VIN của Giao nhận Kho vận Ngoại Thương Việt Nam ( UPCoM: VIN ) và BMS của Chứng khoán Bảo Minh ( UPCoM: BMS ). Đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn UPCoM đều nằm trong diện đóng băng thanh khoản.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE.
Ở chiều ngược lại, PNC của Văn hoá Phương Nam ( HoSE: PNC ) giảm giá mạnh nhất sàn HoSE với gần 21%. Cổ phiếu PNC luôn trong tình trạng kém thanh khoản với trung bình mỗi phiên khớp lệnh khoảng 100 cổ phiếu. Theo ngay sau là cổ phiếu RIC của Quốc tế Hoàng Gia ( HoSE: RIC ) với mức giảm 16,5%. Được biết, cổ phiếu RIC bị đưa vào diện kiểm soát nhưng được phép giao dịch toàn thời gian từ ngày 10/4, do công ty có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2018 là âm hơn 155 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 là âm gần 73 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 âm hơn 228 tỷ đồng.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX.
Đối với sàn HNX, SPP của Bao bì Nhựa Sài Gòn ( HNX: SPP ) là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần với gần 43%, cổ phiếu này đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/4 ở mức 400 đồng/cp và có 4/5 phiên giảm sàn trong tuần này. Cổ phiếu SPP giảm mạnh trong hoàn cảnh công ty đứng trước nguy cơ bị phá sản. Trước đó, ngày 31/3 công ty công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với khoản lỗ hơn 720 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2019, công ty có hơn 736 tỷ đồng vay và nợ ngắn hạn, trong đó Ngân hàng BIDV – chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa là chủ nợ lớn nhất với gần 400 tỷ đồng.
Một cổ phiếu khác cũng giảm mạnh trên sàn HNX trong tuần qua là KSD của Đầu tư DNA ( HNX: KSD ) với hơn 38%. Cuối tháng 3, ông Nguyễn Hữu Biền – Chủ tịch HĐQT đã qua đời. Ông Biền nắm giữ 4,2 triệu cổ phiếu KSD, tương ứng tỷ lệ 35%. Toàn bộ số lượng cổ phiếu này đã được đăng ký bán theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận, thời gian dự kiến từ 7/4 – 6/5.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn UPCoM.
Tại sàn UPCoM, cổ phiếu giảm mạnh nhất là SCC của Đầu tư Thương mại Hưng Long tỉnh Hòa Bình ( UPCoM: SCC ) với 42,3%. Ngày 7/4, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo cổ phiếu SCC bị hạn chế giao dịch từ ngày 10/4 do công ty này bị âm vốn chủ sở hữu căn cứ theo báo cáo tài chính năm 2019 đã kiểm toán. SCC đã có 4/5 phiên giảm sàn trong tuần này với mức thanh khoản khá thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 1.000 đơn vị/phiên.
2 cổ phiếu khác cũng giảm mạnh trên sàn UPCoM là CID của Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng ( UPCoM: CID ) và HBD của Bao bì PP Bình Dương ( UPCoM: HBD ) với mức giảm lần lượt là 36% và 35,7%. Đa số các cổ phiếu giảm mạnh trên sàn UPCoM thường xuyên trong tình trạng thanh khoản kém.
Theo Hải Triệu
Bao bì Nhựa Sài Gòn phá sản, khối nợ trăm tỷ tại BIDV và NCB có đòi được không?
Lúc này "đau đầu" nhất có lẽ chính là những chủ nợ của SPP, trong đó hai chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với số nợ hơn 396,5 tỷ đồng và Ngân hàng NCB Chi nhánh Sài Gòn với gần 129,9 tỷ đồng.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định của TAND TP HCM về việc mở thủ tục phá sản đối với CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic, HNX: SPP).
Quyết định này được TAND TP.HCM ban hành vào ngày 26/11/2019, sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP (từ tháng 8/2019) và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.
Saplastic phá sản khiến nhiều ngân hàng đau đầu với khoản tín dụng trăm tỷ
Lúc này "đau đầu" nhất có lẽ chính là những chủ nợ của SPP, trong đó hai chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với số nợ hơn 396,5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) Chi nhánh Sài Gòn với gần 129,9 tỷ đồng.
Ngoài các ngân hàng trên, SPP còn nợ số tiền "khủng" tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Nhuận (46 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (35 tỷ đồng), PVcombank (69,9 tỷ đồng), Ngân hàng Indovia - Chi nhánh chợ Lớn (30 tỷ đồng)
Được biết, tài sản đảm bảo của CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn đối với khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.
BIDV và NCB là hai "chủ nợ" lớn nhất của SPP
Cụ thể, tài sản đảm bảo gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của công ty.
SPP tiền thân là Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn thành lập từ năm 2001. Công ty đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần từ giữa năm 2007. Tới tháng 9/2008, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì...
Đến hết năm 2019, vốn điều lệ của SPP là 251,2 tỷ đồng, bà Dương Thị Thu Hương làm Chủ tịch HĐQT và bà Trương Ngọc Khanh làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật (bổ nhiệm hồi tháng 7/2019).
Kể từ khi niêm yết lên sàn, SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1,100 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hơn 20% kể từ khi lên HNX. Lãi ròng của Công ty lại không duy trì tăng trưởng mà dao động qua các năm. Lãi ròng năm 2018 của Công ty đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm 42.5% so với năm trước.
Tuy vậy, cú sốc lớn nhất đối với SPP phải kể đến năm 2019 với việc báo lỗ hơn 720 tỷ đồng.
Lý giải về điều này, ban lãnh đạo công ty Bao Bì Nhựa Sài Gòn cho biết, lợi nhuận âm do doanh thu năm 2019 giảm (256 tỷ đồng năm 2019 so với con số 1.100 tỷ đồng năm 2018). Bên cạnh đó, trong năm qua, SPP đã bán thanh lý hàng hoá hư hỏng và phân bổ một số khoản mục chi phí vào kết quả kinh doanh.
Tính đến ngày 31/12/2019, báo cáo tài chính đã kiểm toán của Saplastic cho thấy, SPP ghi nhận tổng nợ phải trả lên tới hơn 750 tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 736.3 tỷ đồng. Chủ các khoản nợ ngắn hạn này là các ngân hàng thương mại.
Câu hỏi lớn nhất lúc này là với việc CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn phá sản, các khoản nợ hàng trăm tỷ của SPP tại các ngân hàng như BIDV, NCB, Agribank... có thể được thu hồi?
Hiếu Nguyễn
Bao bì nhựa Sài Gòn mở thủ tục phá sản, BIDV và NCB 'lo sốt vó' Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là BIDV với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và NCB với dư nợ gần 130 tỷ đồng. CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (HNX: SPP) vừa công bố quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân TP.HCM được phê chuẩn ngày 26/11/2019. Công ty có địa chỉ tại lô II-2B, cụm...