Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: IJC và THD tăng tốc
Thị trường tiếp tục tăng điểm lên mức cao mới nhờ dòng tiền chảy mạnh cùng nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng hỗ trợ tốt. Bên cạnh đó, không ít các điểm nóng cũng đã thu hút nhà đầu tư như IJC, ASM, GVR và THD.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 21,5 điểm ( 2,05%), lên 1.067,46 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 20,6% lên 67.693 tỷ đồng, khối lượng tăng 15,4% lên 3.141 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 14,7 điểm ( 9,05%), lên 177,02 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 34,5% lên 6.594 tỷ đồng, khối lượng tăng 40,2% lên 532 triệu cổ phiếu.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng tiếp tục tiến bước, trong đó không ít mã tăng mạnh. Cụ thể, VCB ( 1,7%), CTG ( 1%), BID ( 2,6%), MBB ( 7,4%), VPB ( 11,8%), TCB ( 13,8%), HDB ( 6,52%), STB ( 7,59%), TPB ( 11,66%), VIB ( 3,4%), LPB ( 2,12%).
Video đang HOT
Các cổ phiếu lớn, bluechip khác phân hóa với VIC (-1,97%), VNM (-1,95%), SAB (-1,42%), MSN (-0,47%), GAS (-1,39%), HPG (-0,52%), trong khi PLX ( 1,51%), VJC ( 2,29%), VHM ( 0,35%), VRE ( 5,42%).
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng mạnh đa số là các mã vừa và nhỏ, và hút mạnh dòng tiền là nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng liên quan đến khu công nghiệp như IJC, ASM, GVR, SMC.
Trong đó, đáng kể nhất là IJC với thông tin đấu giá 80 triệu cổ phần. Theo đó, có 33 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá, trong đó có 2 tổ chức và 31 cá nhân.
Tổng số cổ phần đăng ký mua 96.854.000 cổ phần, trong đó 2 tổ chức đăng ký mua 9 triệu cổ phần, còn lại là các cá nhân đăng ký. Giá khởi điểm xác định là 12.500 đồng/cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu APH giảm mạnh, trong đó có phiên 18/12 còn giảm sàn.
Có lẽ áp lực chốt lời là một phần nguyên nhân khiến APH giảm sâu, khi cổ phiếu này từ khi chào sàn HOSE vào cuối tháng 7/2020 đã duy trì xu hướng tăng , từ mức 41.500 đồng vọt lên mức đỉnh 92.400 đồng vào cuối tháng 11 vừa qua.
Trên sàn HNX, cổ phiếu THD tăng tốc, khi có tuần thứ 2 liên tiếp lọt vào top các mã tăng cao nhất sàn. Thậm chí trong tuần này, thanh khoản của THD gia tăng mạnh với trên dưới nửa triệu đơn vị khớp lệnh/phiên, ghi nhận phiên tăng thứ 16 liên tiếp, trong đó, có 9 phiên tăng kịch trần. Tuần trước, THD tăng gần 60% và dẫn đầu mức tăng trên HNX.
Trên UpCoM, cổ phiếu SIP tăng tốt và giao dịch đáng chú ý nhất, với phiên ngày 14 khi có đột biến 10,3 triệu đơn vị khớp lệnh. Trong số này, nhiều khả năng đến từ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), khi mới đây đã đăng ký bán 9,34 triệu cổ phiếu SIP trong khoảng thời gian từ 9/12 đến 21/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Tập đoàn Cao Su (GVR) ước lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ đồng
Dự kiến năm 2020 tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 23.032 tỷ đồng đạt 93,4% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế 4.955 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR - HOSE) mới đây công bố kết quả kinh doanh tính đến ngày 15/12.
Theo đó, năm 2020, GVR thực hiện sản xuất kinh doanh trong tình hình gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các đơn vị thành viên đã về đích trước kế hoạch sản lượng được giao. Tiêu biểu như: Cao su Mang Yang về trước kế hoạch 50 ngày, Cao su Tây Ninh - Siêm Riệp về trước kế hoạch 35 ngày, Cao su Việt Lào về trước kế hoạch 32 ngày...
Tập đoàn cũng đang đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất xuất kinh doanh, do vậy thời gian qua GVR đã hoàn tất nhiều thương vụ thoái vốn, và gần đây nhất là thu về hơn 1.300 tỷ đồng sau khi bán ra 9,34 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP - UPCoM), đối với 1,4 triệu cổ phiếu SIP còn lại, sẽ tiếp tục chào bán khi hoàn thành việc thẩm định giá, phê duyệt giá khởi điểm theo quy định.
Các thương vụ thoái vốn trước đó tại các công ty khác như: CTCP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG - UPCoM), CTCP Xây dựng và Tư vấn đầu tư (CIC), CTCP Đầu tư Xây dựng Cao su (RCI)...
Về chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2021, GVR cho biết, phấn đấu kế hoạch hợp nhất toàn Tập đoàn với doanh thu và thu nhập khác khoảng 28.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất 5.700 tỷ đồng, trong đó, doanh thu riêng Công ty mẹ ở mức 4.100 tỷ đồng và lợi nhuận riêng 2.800 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển đầu tư trong thời gian tới, mới đây Tập đoàn này đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp cho phép giảm một phần tỷ lệ chia cổ tức năm 2020 để cân đối cho nguồn vốn đầu tư phát triển, mức chia cổ tức của năm 2020 từ 6% xuống 5%, tương đương giảm 400 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/12, cổ phiếu GVR tăng 5,6% lên 25.350 đồng, khớp lệnh có hơn 3,88 triệu đơn vị.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) thoái thành công gần 9,34 triệu cổ phiếu Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã chứng khoán: GVR - sàn HOSE) thông báo kết quả thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã chứng khoán: SIP - UPCoM). Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã hoàn tất việc thoái vốn tại Đầu tư Sài Gòn VRG với số...