Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: DBC đứt chuỗi tăng ấn tượng
Không ít cổ phiếu tăng mạnh trong thời qua đã bắt đầu hạ nhiệt trong tuần này.Một số cổ phiếu đi ngược lại so với xu hướng chung của thị trường khi tăng trên 30%, thậm chí PPI của Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương tăng hơn 113%.
Trong tuần giao dịch 8-12/6, VN-Index có phiên 11/6 điều chỉnh rõ nét, biến động mạnh nhất trong 3 tháng gần đây. Áp lực bán tăng cao ở nhiều nhóm ngành như ngân hàng, dầu khí, bất động sản… khiến các chỉ số giảm sâu. Giá trị khớp lệnh trong phiên này cũng ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 2/2018. VN-Index đóng cửa tuần ở mức 863,52 điểm, giảm 22,7 điểm (-2,56%) so với tuần trước. 3 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số là VCB, VIC và VHM khi lần lượt lấy đi 3,6, 3,09 và 2,2 điểm. HNX-Index giảm 1,17 điểm (-0,99%) xuống 116,91 điểm.
Giảm giá
Sau khi tăng liên tiếp 5 tuần, thị trường đã điều chỉnh trở lại. Nhiều cổ phiếu tăng nóng trong thời giản qua đã bắt đầu hạ nhiệt, một số cổ phiếu có tính thanh khoản cao mất trên 10%.
Đối với HoSE, CMV của Thương nghiệp Cà Mau ( HoSE: CMV ) giảm mạnh nhất với 22,5%. Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, công ty đặt mục tiêu doanh thu năm nay là 4.300 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế giảm 12,8%, xuống 16 tỷ đồng.
Theo sau là FUCVREIT của Quỹ Đầu tư Bất động sản Techcom Việt Nam (HoSE: FUCVREIT) với 18,6%. Trong báo cáo tháng 5 về hoạt động đầu tư của công ty, thu nhập ròng lỗ hơn 16 tỷ đồng trong khi kỳ trước chỉ lỗ 9,7 tỷ đồng. Thanh khoản của FUCVREIT ở mức thấp với khối lượng khớp lệnh trung bình khoảng 100 cổ phiếu/phiên.
Tiếp theo trong danh sách là cổ phiếu DBC của Dabaco ( HoSE: DBC ) với mức giảm 17,5%. Trước khi giảm sàn 3 trên 5 phiên tuần này, DBC đã tăng mạnh từ vùng giá 15.350 đồng/cp (27/3) lên 56.600 đồng/cp (8/6). Ngày 2/6, hai quỹ thành viên của VinaCapital là Fraser Investment Holdings Pte. Ltd. và CTCP Quản lý quỹ VinaCapital đã bán 395.000 cổ phiếu, giảm lượng nắm giữ còn 5 triệu cổ phiếu, tương đương 4,78% vốn.
Các cổ phiếu khác như TVB của Chứng khoán Trí Việt ( HoSE: TVB ), TEG của Bất động sản và Xây dựng Trường Thành ( HoSE: TEG )… đều giảm trên 10%.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
Trên HNX, TVC của Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt ( HNX: TVC ) giảm mạnh nhất với gần 28%. TVC cũng có 3 trên 5 phiêng giảm sàn trong tuần này. Ngày 27/5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM thông báo nhận hồ sơ chuyển sàn của Quản lý tài sản Trí Việt. Nếu nhận được sự chấp thuận thì hơn 40 triệu cổ phiếu TVC sẽ sớm niêm yết và giao dịch trên HoSE.
Video đang HOT
NDN của Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng ( HNX: NDN ) giảm 19,5% xuống 16.500 đồng/cp. Theo nghị quyết họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Nhà Đà Nẵng đặt kế hoạch kinh doanh gồm doanh thu công ty mẹ đạt 621 tỷ đồng, gấp 5 lần so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 296,8 tỷ đồng, gấp 4,3 lần. Cổ tức năm 2020 dự kiến bằng cổ phiếu và tiền mặt với tỷ lệ 40%.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
Tại UPCoM, YBC của Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ( UPCoM: YBC ) giảm 56,6%. YBC có mức thanh khoản rất thấp, lần gần nhất cổ phiếu này xuất hiện giao dịch là 10/4. Các cổ phiếu khác như CTA của Vinavico (UPCoM: CTA), E12 của Xây dựng điện Vneco12 (UPCoM: E12) hay MDF của Gỗ MDF VRG Quảng Trị ( UPCoM: MDF )… đều giảm trên 30% nhưng trong tình trạng đóng băng về thanh khoản.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
Tăng giá
Mặc dù thị trường điều chỉnh, một số cổ phiếu có tính đầu cơ cao (penny) vẫn tiếp tục đà tăng ấn tượng. Trên HoSE, MHC của CTCP MHC ( HoSE: MHC ) tăng mạnh nhất với 39,2%. MHC đã có trọn vẹn 5 phiên tăng trần tuần này. Mới đây Hội đồng quản trị Kho vận miền Nam ( HoSE: STG ) quyết định thoái toàn bộ hơn 9,5 triệu cổ phiếu MHC, tương đương 22,99% vốn điều lệ của MHC. Thời gian dự kiến trong tháng 6/2020.
Tiếp theo trong danh sách là HQC của Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân ( HoSE: HQC ) với 38,6%. HQC cũng tăng trần cả 5 phiên tuần này. Tính rộng ra, HQC đã có 10 trên 11 phiên tăng trần, từ mức giá 1.080 đồng/cp (28/5) lên 2.120 đồng/cp (12/6). Ngoài ra, ITA của Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo ( HoSE: ITA ) tiếp tục có mặt trong danh sách với mức tăng 29,1%.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
Tại HNX, NHP của Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP ( HNX: NHP ) tăng 75%, từ mức giá 400 đồng/cp lên 700 đồng/cp. Trên thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ cho đợt tăng giá này. Theo sau là DST của Đầu tư Sao Thăng Long ( HNX: DST ) với 56,5%. DST có 5 phiên tăng trần trong tuần này, từ mức giá 4.600 đồng/cp lên 7.200 đồng/cp. Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 120 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 6,5 tỷ đồng so với mức lỗ 6,5 tỷ đồng của năm trước.
Cổ phiếu PCE của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung ( HNX: PCE ) tuần thứ 2 có mặt trong danh sách khi tăng 50,9%. PCE đã có 10 phiên tăng liên tiếp, trong đó có đến 6 phiên tăgn trần nhưng mức thanh khoản trung bình chỉ đạt 100 cổ phiếu/phiên.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.
Đối với UPCoM, PPI của Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương ( UPCoM: PPI ) tăng hơn 113%. Mức thanh khoản của PPI tăng mạnh trong 5 phiên gần đây, trung bình mỗi phiên đạt khoảng 1,5 triệu cổ phiếu dù không có nhiều thông tin hỗ trợ trong giai đoạn này.
TSJ của Du lịch Dịch vụ Hà Nội ( UPCoM: TSJ ) tăng 98,5%, PSG của Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn ( UPCoM: PSG ) tăng 91,3% hay V11 của Xây dựng số 11 ( UPCoM: V11 ) tăng gần 90%… Tất cả cổ phiếu này đều có thanh khoản kém, thường xuyên không xuất hiện giao dịch.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
Doanh nghiệp startup điêu đứng vì dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) trên toàn cầu.
Theo khảo sát từ tổ chức Startup Genome, có khoảng 74% startup tại 45 quốc gia buộc phải sa thải nhân viên toàn thời gian do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Phần lớn các startup chỉ còn đủ vốn duy trì trong vài tháng trong khi gần như "tắt hy vọng" về việc huy động được thêm vốn trong ngắn hạn. Điều này sẽ khiến 2/3 số startup phải đóng cửa sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
74% startup tại 45 quốc gia buộc phải sa thải nhân viên toàn thời gian do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: KT)
Tại Trung Quốc, trong tháng 3-4, khoảng 57% các thương vụ đầu tư đã sụt giảm trong bối cảnh cả nước bị phong tỏa, cách ly cộng đồng do ảnh hưởng của Covid-19. Trong khi đó, ở Mỹ, các nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon hiện đã tạm dừng hoạt động đầu tư và chưa biết khi nào có thể nối lại đầu tư, khiến nhiều startup lâm vào cảnh khốn đốn.
Theo kế hoạch năm 2020, Quỹ tầm nhìn của SoftBank đầu tư vào 88 startup, trong đó có WeWork, Uber và DoorDash, tuy nhiên, đại diện của Quỹ cũng cho biết sẽ chỉ một số ít startup trong danh mục đầu tư này có thể nhận đủ tiền mặt theo kế hoạch vào cuối năm nay.
Các nhà đầu tư từ Greycroft, Menlo Ventures và Mayfield cũng cho biết các công ty đang phải cắt giảm chi phí, thu hẹp kế hoạch tăng trưởng và tập trung duy trì bảo tồn vốn, vì thế rất khó để mở rộng đầu tư vào các startup mới.
Startup khó tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ
Theo ước tính, có khoảng 1/4 số startup trên toàn thế giới đã cho 60% nhân viên nghỉ việc. Startup Genome đánh giá, đây là thảm họa đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup có quy mô nhỏ.
Khoảng 1/4 số startup trên toàn thế giới đã cho 60% nhân viên nghỉ việc.
Startup tại Việt Nam cũng không ngoại lệ khi gặp áp lực rất lớn về tài chính. Mặc dù Chính phủ đã có gói hỗ trợ tín dụng để giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng startup thực sự khó có tiếp cận gói tín dụng này.
Đặc điểm chung của startup là sản phẩm vô hình, sản phẩm trí tuệ, không có tài sản thế chấp, nên dù thời điểm nào đi nữa cũng không dễ vay được vốn từ ngân hàng. Ngoài ra, startup có hệ số rủi ro rất cao nên đa số các ngân hàng chẳng mặn mà quan tâm.
Anh Nguyễn Tiến Trường, sáng lập viên một startup về vận chuyển thực phẩm chia sẻ: "Chúng tôi chỉ có thể gọi vốn từ các quỹ đầu tư, nhưng các quỹ dù hoàn thiện các bước hồ sơ online, họ vẫn yêu cầu gặp trực tiếp người sáng lập, điều hành, nghiên cứu kỹ mới đi đến bước rót vốn. Trong thời điểm giãn cách xã hội, mọi thứ đều đình đốn".
"Không chỉ tại Việt Nam mà ngay tại Thung lũng Silicon hiện nay, hoạt động rót vốn hiện cũng tạm dừng để chờ hết dịch. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp nên các startup như chúng tôi cũng chưa biết có thể duy trì được đến khi nào", anh Trường nói.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng mang tới cơ hội phát triển cho một số startup. Các ứng dụng và dịch vụ liên lạc, đặc biệt là những ứng dụng hỗ trợ gọi video tăng đột biến về số lượt tải về và tần suất sử dụng. Ngoài ra, các dịch vụ cung cấp nội dung giải trí qua internet cũng hưởng lợi từ đại dịch.
Báo cáo từ Startup Genome cũng cho thấy, có khoảng 12% số startup đã ghi nhận tăng doanh thu trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Đa số các startup này hoạt động trong các lĩnh vực như khám bệnh từ xa, giáo dục, ngân hàng, thương mại điện tử, game và streaming.../.
Lịch chốt trả cổ tức từ ngày 27 đến 29-4 Danh sách các doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, trên các sàn HOSE, HNX và UPCoM, tuần từ ngày 27 đến 29-4, cụ thể: (Ảnh minh họa) * Ngày 26-5, CTCP Dược phẩm 2/9 (UPCoM: NDP) trả cổ tức năm 2019 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là 29-4 và ngày đăng ký cuối cùng...