Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu TPB rực sáng
Mặc dù có tới 3 phiên điều chỉnh, nhưng nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng và nhiều mã lớn tăng tốt đã nâng đỡ, giúp thị trường có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm, hướng lên ngưỡng kháng cự quanh 840 điểm.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 13,3 điểm ( 1,63%) lên 827,03 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 26,1% lên 29.717 tỷ đồng, khối lượng tăng 22,2% lên 1.649 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 0,99 điểm (-0,91%) xuống 109,02 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 36,8% lên 2.808 tỷ đồng, khối lượng tăng 33,6% lên 315 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng thêm một tuần nổi sóng và tăng khá tốt, giữ đà đi lên cho chỉ số như VCB ( 3,4%), BID ( 1,6%), VPB ( 4,6%), TCB ( 7,14%), MBB ( 2,1%), STB ( 2,94%), EIB ( 1,64%), HDB ( 2,01%) và đặc biệt là TPB ( 20,72%).
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip khác như nhóm Vingroup với VIC (-0,51%), VHM ( 0,99%), VRE (-4,74%).
Ngoài ra thì VNM ( 5,5%), MSN ( 1,8%), SAB ( 0,12%), HPG ( 0,43%), GAS ( 1,78%), PLX ( 1,6%), đáng tiếc chỉ còn VJC (-5%), NVL (-2,41%) …
Các mã cổ phiếu tăng cao nhất trên sàn HOSE trong tuần đa số là các mã nhỏ, có tính có đầu cơ cao như TS4, TTF, PXS, DHM, DAH.
Trong khi đó, FDC tăng vọt sau thông tin sẽ mua tối đa hơn 3,86 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
VCI có thêm một tăng khá nhờ dư âm từ việc nhận hạn mức 40 triệu USD được thu xếp bởi Bank SinoPac. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu VCI được kéo mạnh nhờ lực mua bắt đáy, khi bị đẩy xuống mức thấp nhất lịch sử đươi 15.000 đồng/cổ phiếu và đầu tháng 4.
CMX bỗng tăng vọt thời gian gần đây, sau khi liên tục có thông báo giao dịch lượng lớn cổ phiếu từ một số cá nhân là ban lãnh đạo công ty và người nhà.
Trong tuần, điểm sáng nhất vẫn thuộc về TPB, với 2 phiên tăng kịch trần ngày 12 và 13, kéo giá cổ phiếu lên quanh mức cao nhất trong 6 tháng qua.
Kết thúc quý I vừa qua, TPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần 1.727,5 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 809,3 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2019.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 8/5 đến 15/5:
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động giảm (%)
TS4
2.5
3.24
29,60
TCO
9.25
6.99
-24,43
TEG
2.9
3.63
25,17
LM8
22.8
19.3
-15,35
FDC
9.6
11.9
23,96
BTT
45.15
38.95
-13,73
TTF
2.07
2.52
21,74
TIX
32.1
28
-12,77
PXS
3.72
4.5
20,97
CLG
1.71
1.51
-11,70
TPB
18.1
21.85
20,72
L10
14.8
13.1
-11,49
DHM
6.65
8.01
20,45
SII
19.5
17.3
-11,28
CMX
14.15
16.85
19,08
ST8
12.8
11.5
Video đang HOT
-10,16
DAH
9
10.7
18,89
DTA
4.74
4.33
-8,65
VCI
19.65
23.05
17,30
CSM
17
15.6
-8,24
Ở chiều ngược lại, CLG và CSM có lẽ là những đại điện giảm giá đáng kể nhất, khi mà phần còn lại gần như chỉ có thanh khoản rất thấp. Trong đó, CSM bị chốt lời mạnh, sau khi đạt đỉnh tại vùng 17.200-17.300 đồng, giá cổ phiếu lao dốc không phanh và chưa có dấu hiệu dừng.
Trên sàn HNX, diễn biến đáng chú ý là nhóm cổ phiếu tăng điểm cao nhất toàn bộ là các mã nhỏ, trong đó không ít các mã thường xuyên có thanh khoản cao trong phiên như DST, ART, SPI, ACM…
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 8/5 đến 15/5:
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động giảm (%)
KMT
4.9
6.9
40,82
DL1
14.6
10.1
-30,82
DST
2.4
3.2
33,33
VE4
8.1
5.9
-27,16
TKC
2.7
3.5
29,63
EBA
13.3
10
-24,81
SCI
10
12.7
27,00
SMT
15.5
12.6
-18,71
SPI
0.8
1
25,00
HCT
16.4
13.4
-18,29
VIG
0.8
1
25,00
API
11.8
9.7
-17,80
QNC
3.4
4.2
23,53
LCS
2.9
2.4
-17,24
ART
2.6
3.2
23,08
PPE
8.2
6.8
-17,07
ACM
0.5
0.6
20,00
VTJ
6.5
5.4
-16,92
SJC
0.5
0.6
20,00
MEC
0.6
0.5
-16,67
Trên UpCoM, cổ phiếu đáng nhắc đến nhất có lẽ là SSN của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn, khi tăng mạnh với 4/5 phiên tăng kịch trần và giao dịch tương đối sôi động, đặc biệt là 2 phiên cuối tuần, khi có trên dưới nửa triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
Một cổ phiếu khác là VLC của Tổng CTCP Chăn nuôi Việt Nam. Thời gian gần đây đã nhận sóng lan tỏa từ nhóm cổ phiếu chăn nuôi, giá cổ phiếu VLC liên tục tăng mạnh và đã leo lên mức cao lịch sử mới khi kết tuần này tại 28.900 đồng/cổ phiếu.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 8/5 đến 15/5:
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 8/5
Giá ngày 15/5
Biến động giảm (%)
SGO
0.1
0.2
100,00
PBT
28
14.4
-48,57
AGX
13.5
26.9
99,26
NTT
11
5.7
-48,18
SSN
3.2
5.8
81,25
HNP
39
23.4
-40,00
NAW
4.1
7.4
80,49
TCK
4.6
2.8
-39,13
CID
3.5
6.2
77,14
RTS
28
17.3
-38,21
VLC
18.2
28.9
58,79
HFT
16.1
10
-37,89
SCJ
1.7
2.6
52,94
TTJ
80
50
-37,50
MTA
2.3
3.5
52,17
CT3
16.3
10.2
-37,42
DAR
8
12
50,00
TNM
4.1
2.6
-36,59
GTT
0.2
0.3
50,00
DRG
6.3
4.2
-33,33
Bàn tròn chứng khoán: Tìm kiếm cơ hội mới
Sau tuần giao dịch khởi sắc đầu tháng 5, thêm nhiều cổ phiếu, nhóm ngành đã ghi nhận sự hồi phục tăng mạnh hơn so với thời điểm đầu năm. Điều này càng làm nhà đầu tư khó khăn hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu. Liệu chiến lược đầu tư nào sẽ được lựa chọn trong bối cảnh này? Cùng Báo Đầu tư chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Tất nhiên thị trường tăng là do có nhiều thông tin tốt. Nếu nhà đầu tư đảo qua các website tài chính chứng khoán nổi bật, sẽ thấy ít thông tin thống kê ca nhiễm mới về dịch Covid-19 hàng ngày, thay vào đó toàn là dòng chữ kiểu "sáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm mới", dẫn tới tâm lý lạc quan.
Ngoài ra, tuần qua có 1 số thông tin, ví dụ như Thủ tướng sẽ gặp cộng đồng doanh nghiệp cuối tuần để bàn cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chỉ đọc tựa thế thôi cũng đủ dự đoán sẽ có tin tốt cho doanh nghiệp. Hay là thông tin nới room tín dụng vào chứng khoán, cá nhân tôi đọc thấy bất ngờ, nhưng dự báo đây chắc hẳn là tin rất tốt cho ngành chứng khoán.
Tôi theo dõi nhiều đánh giá kỹ thuật trong 2 tuần qua, và thấy nhiều chuyên gia cùng nói đến ngưỡng kháng cự 800 điểm. Nay VN-Index đã vượt lên trên 800, và tôi nghĩ nếu không có tin xấu bất ngờ, xu hướng tăng vẫn còn.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Ông Lê Anh Tùng
TTCK Việt Nam trải qua tuần giao khởi sắc đầu tháng 5 nhờ những tín hiệu tái khởi động nền kinh tế mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam bao gồm mở cửa trở lại các địa điểm công cộng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ... cùng với những gói hỗ trợ lớn với doanh nghiệp và người dân.
Điểm mấu chốt chính là việc Việt Nam đã cho thấy khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, qua đó khiến nhà đầu tư trở nên lạc quan và tin tưởng hơn vào việc sớm hồi phục của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tôi cho rằng diễn biến tâm lý hưng phấn sẽ tiếp tục được duy trì, cộng hưởng với dấu hiệu phục hồi của TTCK thế giới sẽ giúp cho VN-Index có thể kéo dài được mạch tăng điểm trong tuần tới.
Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)
Trong khi mà những số liệu kinh tế đã công bố chưa đủ để giúp nhà đầu tư định lượng được việc thị trường đang được định giá cao hay thấp thì dòng tiền lại góp phần dẫn dắt các biến động ngắn hạn khi giúp VN-Index bứt ra khỏi kênh tích lũy theo hướng đi lên.
Tín hiệu kỹ thuật được cải thiện theo tôi là tác nhân hỗ trợ cho nhịp tăng này, và VN-Index vẫn chưa chạm vùng kháng cự mạnh tiếp theo (ở khoảng 880-900 điểm). Vì vậy, về mặt lý thuyết xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn trong tuần tới.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng góp phần đáng kể thúc đẩy thị trường tăng điểm trong mấy phiên vừa qua khi hầu hết đều ghi nhận tăng. Trong ngắn hạn, nhóm cổ phiếu ngân hàng nghiêng về cơ hội tăng điểm hay chịu áp lực chốt lãi?
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Tôi nghĩ là còn tăng.
Mới đây đã có tin NHNN có thể sẽ đồng ý tăng chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng, đó là 1 dạng tin tốt mà có lẽ có người đã biết trong phiên thứ Sáu, và có thể còn tác động lên giá cổ phiếu trong tuần tới.
Còn nói về áp lực chốt lãi, thì tôi thống kê thấy tuần qua dù đa số tăng giá, nhưng mức tăng nhóm ngân hàng vẫn khiêm tốn hơn so với nhiều nhóm ngành khác.
Nếu so sánh từ thời điểm bắt đáy cuối tháng Ba đến nay, thì ngân hàng vẫn là nhóm tăng khiêm tốn, thậm chí ngạc nhiên thay khi hầu hết cổ phiếu vẫn có thị giá sâu bên dưới so với trước khi có dịch. Do đó áp lực chốt lãi, nếu có cũng không hề lớn như nhiều nhóm khác.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Nhóm ngân hàng đã đóng vai trò chính dẫn dắt thị trường vượt qua mốc 800. Tôi cho rằng sức hút của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đến từ 2 yếu tố:
(1) nhóm này vốn là nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ và có độ nhạy cao với biến động thị trường nên được nhắm tới khi tâm lý nhà đầu tư với TTCK Việt Nam trở nên tích cực hơn;
(2) nhà đầu tư cũng đang đặt nhiều kì vọng vào những sửa đổi quan trọng trong chính sách của NHNN, Bộ Tài Chính để giúp hỗ trợ ngân hàng vượt qua những khó khăn của đợt dịch Covid-19.
Dù vậy, tôi cho rằng nhóm này sẽ sớm vấp phải rung lắc mạnh dưới áp lực chốt lời ngắn hạn sau đợt tăng "nóng" vừa qua cũng như có thể bị bán khi các thông tin hỗ trợ chính sách được công bố (hiện tượng "bán khi tin ra").
Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)
Ông Vũ Minh Đức
Một vài cổ phiếu ngân hàng như VPB, TCB vừa xuất hiện dấu hiệu break-out kỹ thuật, có thể dựa trên kỳ vọng quỹ Diamond ETF sẽ niêm yết ngày 12-5 tới có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nhóm này đang nghiêng về cơ hội tăng điểm.
Bên cạnh giao dịch sôi động của khối nội, điều đặc biệt trong tuần qua là khối ngoại đã chuyển trạng thái mua ròng sau 14 tuần bán ròng liên tiếp, điều này đã tiếp thêm niềm tin cho nhà đầu tư. Như thường lệ, danh mục mua vào của khối ngoại tập trung vào các cổ phiếu bluechip như VCB, VNM, VPB, PLX, MSN. Ông/bà dự báo như thế nào về xu hướng của khối ngoại trong thời gian tới?
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Trên sàn HOSE hôm thứ Sáu, khối ngoại mua ròng trở lại, và có vẻ như nhà đầu tư nội cũng rất vui vì điều đó. Nó mang lại cảm giác và suy luận tằng khối ngoại cũng thấy triển vọng kinh tế lẫn chứng khoán Việt Nam phục hồi nhanh, do đó chấm dứt bán ròng.
Giờ có lẽ ai cũng muốn họ tiếp tục mua ròng, nhưng nói trước bước không qua. Phải theo dõi thêm, vì thực tế phiên thứ Sáu tuần qua khối ngoại mua nhiều hơn, nhưng không hề bán ít đi, nên tôi cũng không biết họ có duy trì "bền vững" việc mua ròng hay không.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Tôi cho rằng đà bán ròng vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Dù được nhiều tổ chức lớn đánh giá là điểm sáng tăng trưởng hiếm hoi trên thế giới trong dịch Covid-19, nhưng TTCK Việt Nam vẫn khó có thể nằm ngoài xu hướng tháo chạy quy mô lớn khỏi các thị trường mới nổi trong năm nay khi tình hình dịch bệnh toàn cầu còn nhiều diễn biến phức tạp.
Tiêu biểu nhất là giao dịch bán thỏa thuận cổ phiếu VHM quy mô lớn vừa qua của quỹ EuroPacific Growth Fund - quỹ nổi tiếng đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu thị trường mới nổi, khiến tôi lo ngại rằng sẽ có thể có thêm nhiều trường hợp tương tự trong thời gian tới.
Những phiên mua ròng của khổi ngoại chỉ mang tính chất ngắn hạn, tận dụng sự tham gia sôi động của nhà đầu tư trong nước tại thời điểm hiện tại.
Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)
Khối ngoại mới chỉ mua ròng một phiên sau thời gian dài bán ròng liên tiếp. Do đó, cần phải quan sát thêm động thái tiếp theo của họ trước khi có thể nhận định đà bán ròng đã chấm dứt hay chưa.
So với thời điểm đáy, thị trường chưa lấy lại được những gì đã mất. Nhưng nhiều cổ phiếu đã ghi nhận hồi phục tăng mạnh hơn so với thời điểm đầu năm, điều này càng làm nhà đầu tư khó khăn hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu. Đâu là chiến lược của ông/bà?
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Đó là vì cái tâm lý lướt sóng kiếm lời. Cụ thể là nhiều người đang có tâm lý rằng đang có rất nhiều nhà đầu tư bắt đáy thành công cuối tháng 3 đầu tháng 4, giờ lời 30-40% thậm chí hơn nên sẽ chốt lời, mình giờ mua là sẽ ôm cổ phiếu họ bán ra.
Tôi không biết thực tế có bao nhiêu nhà đầu tư mua đúng đáy và giữ đến giờ, nhưng tôi ngờ rằng có rất nhiều người mua đúng đáy, nhưng chốt lời khi giá lên 10-15%, và họ quay vòng liên tục cho đến giờ. Tức là nếu xu hướng tăng còn tiếp diễn, họ cũng sẽ quay nhiều vòng nữa. Vậy mình mua bây giờ đâu có phải bị họ úp cổ phiếu lên đầu, có khi đang cùng mua với họ?
Nếu mua lướt sóng bây giờ, việc đầu tiên là nhà đầu tư cần đánh giá xu hướng sắp tới còn tăng hay không. Như tôi nói bên trên, xu hướng tăng còn tiếp diễn. Như vậy việc tiếp theo là tìm cổ phiếu, lướt sóng thì coi chart hay tham khảo chuyên gia..., những khuyến nghị kiểu này trên mạng giờ vô số.
Còn đối với việc đầu tư, điều này hơi khó khăn so với lúc bình thường. Tôi nghĩ lý do chính là vì tâm lý hưng phấn sau dịch có thể đẩy thốc giá cổ phiếu lên mạnh, bất chấp kết quả kinh doanh năm nay có thể giảm.
Ông Hoàng Thạch Lân
Điều hiển nhiên là Covid-19 đã tác động tiêu cực lên hoạt động của doanh ngiệp từ tháng Ba, nhưng thiệt hại thực sự có khi chỉ đến từ tháng Tư, và dù bây giờ triển vọng đã sáng hơn rất nhiều, nhưng dù gì doanh nghiệp cũng cần 1 quá trình phục hồi. Do đó nhiều khả năng kết quả kinh doanh năm 2020 sẽ giảm so với năm trước, và như thế giá cổ phiếu giảm cũng là hợp lý.
Nhưng hiện trên cả 3 sàn chứng khoán đang có rất nhiều cổ phiếu tăng giá đến mức cao hơn cả trước khi có dịch. Đà tăng nếu còn kéo dài, sẽ còn nhiều mã nữa tăng cao như thế. Như vậy về định giá, cổ phiếu đang đắt lên nhiều chứ không hề phản ánh tác động của dịch Covid-19 lên hoạt động của doanh nghiệp.
Quan điểm cá nhân tôi lúc này là lướt sóng có vẻ dễ hơn đầu tư giá trị. Nếu đầu tư, không nhất thiết phải chọn cổ phiếu vẫn còn giảm giá so với trước khi có dịch, nhưng nên tham khảo các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán lớn.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Với nền tảng vĩ mô yếu cùng những ảnh hưởng của Covid-19 sẽ tác động rõ nét hơn trong hoạt động kinh doanh trong quý 2, tôi vẫn ưu tiên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với nền tảng kinh doanh tốt được doanh nghiệp đăng kí mua cổ phiếu quỹ.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể giải ngân ở những cổ phiếu có yếu tố hỗ trợ riêng, bao gồm những cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp từ những ưu tiên đẩy mạnh đầu tư công trong chính sách mở rộng tài khóa; hay những cổ phiếu nhóm dầu khí khi giá dầu có thể phục hồi sau khi giảm sâu trong thời gian vừa qua.
Ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC)
Những cổ phiếu có thể thiết lập mức giá cao hơn hồi đầu năm đa phần có những câu chuyện riêng, còn nhìn chung thị trường mới chỉ đang trong sự hồi phục sau khi bị bán tháo quá mức. Một chiến lược mà nhà đầu tư có thể tham khảo là đầu cơ theo các cổ phiếu có tỷ trọng cao trong danh mục của quỹ Diamond trong nhịp tăng lần này.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua Áp lực bán chốt lời gia tăng sau chuỗi ngày dài khởi sắc khiến nhiều mã "đi lệch" nhận định của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn có những mã được đưa ra khuyến nghị có mức tăng vượt 10% như DCM. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần...