Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu nhỏ thăng hoa, bluechip yếu đà
Thị trường giao dịch thận trọng trước những tác động khó lường của dịch bệnh Covid-19 trong tuần qua. Các nhóm ngành cổ phiếu đa số giảm, kể cả các mã cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm ngân hàng nói riêng, nhưng điểm sáng là VPB, khi ngược dòng tăng mạnh.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 4,36 điểm (-0,47%), xuống 933,09 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 2,6% lên 16.634 tỷ đồng, khối lượng tăng 2,4% lên 951 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 1,65 điểm (-1,5%), xuống 108,09 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 5,5% lên 2.447 tỷ đồng, khối lượng giảm 5,8% xuống 182 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu viễn thông tăng mạnh nhất với những cái tên nổi bật như VGI ( 3,2%), CTR ( 4,6%), TTN ( 10,5%), FOX ( 7,2%)…
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC (-0,09%), VHM (-1,71%), GAS (-3,5%), SAB (-4,8%), VRE (-3,31%), HPG (-0,63%), PLX (-0,94%), và VNM ( 1,78%).
Nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường là ngân hàng đa số mất điểm với VCB (-0,34%), BID (-1%), CTG (-3,54%), TCB (-0,86%), MBB (-2,53%), HDB (-0,7%), STB (-2,59%), TPB (-2,29%), EIB đứng tham chiếu, và duy nhất VPB ngược dòng nhóm, thậm chí còn tăng mạnh 6,08%.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE đáng kể vẫn là GAB, sau tuần trước chững lại đã tiếp tục đà tăng mạnh trong tuần này, và thị giá cổ phiếu đã lên 84.900 đồng/cổ phiếu, lọp top 13 mã trên HOSE có thị giá cao nhất, vượt lên trên cả PNJ, SGN, RAL, TV2, AST, và chỉ kém đôi chút các ông lớn GAS, VHM, NSC, VCB, DHG…
VRC có tuần bùng nổ với 4 trên 5 phiên tăng kịch trần đi kèm thanh khoản tốt, do hưởng lợi từ sóng đổ vào nhóm cổ phiếu nhỏ.
Video đang HOT
Tuần trước, VCR đã có nghị quyết thông qua việc trình cổ đông kế hoạch mua 20% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ và chấp thuận cho CTCP Đầu tư Happy Land mua cổ phần dẫn tới sở hữu từ 25% của VRC mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Tương tự, nhóm cổ phiếu nhỏ khác cùng VRC tăng mạnh còn có DRH, CLG, VNS, HII, SJS.
PHR được mua bắt đáy khá mạnh với 2 phiên tăng kịch trần đáng chú ý, sau khi giá cổ phiếu đã lùi về vùng thấp trong hơn 1 năm qua tại 33.200 đồng/cổ phiếu.
Trái lại, AST là cổ phiếu giảm giá đáng chú ý nhất, do chịu ảnh hưởng trực tiếp về sự suy giảm doanh thu ngành hàng không bởi dịch Covid-19 gây ra. Tổng cộng cả 4 phiên AST đều giảm.
Trên sàn HNX, cổ phiếu IDJ đã có tuần được kéo mạnh với 3 phiên tăng kịch trần, đưa cổ phiếu tiến gần đến mức đỉnh lịch sử (17.200 đồng).
Tương tự, TIG cũng đang trong xu hướng tăng mạnh, và kết tuần tại 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 230% so với thời điểm một năm trước.
Trên UpCoM tuần qua đón tân binh NNQ của Trung tâm Giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam, với hơn 1,28 triệu cổ phiếu giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 20/2, giá tham chiếu 14.100 đồng. Nhưng cả 2 phiên đã không có giao dịch.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng BID và CTG
Thị trường tuần qua giao dịch khá tích cực với thanh khoản có sự cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, để lại nhiều ấn tượng là nhóm cổ phiếu ngân hàng với 2 đầu tàu CTG và BID, khi có sự bứt phá mạnh mẽ về thị giá sau báo cáo lợi nhuận 2019 đạt kỷ lục mới.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 3,4 điểm ( 0,35%), lên 968,54 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 56,2% lên 18.702 tỷ đồng, khối lượng tăng 43% lên 1.032 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,17%) xuống 102,22 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 7,9% lên 1.727 tỷ đồng, khối lượng tăng 26,6% lên 160 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có thêm một tuần giao dịch sôi động và đồng loạt tăng tốt hỗ trợ thị trường với các điểm sáng lớn BID ( 9,85%), CTG ( 10,56%), sau khi 2 ngân hàng này đồng loạt báo lãi kỳ lục trong năm vừa qua. Theo đó,CTG đạt lợi nhuận riêng lẻ gần 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2018. Còn BID báo lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.768 tỷ đồng.
Tăng khá còn có VPB ( 3,2%), EIB ( 4,35%), HDB ( 2%), MBB ( 0,7%), STB ( 2,94%), SHB ( 9,2%)...trong khi đó, giảm điểm chỉ còn VCB (-0,44%), TCB (-2,11%), và TPB không đổi.
Nhóm các cổ phiếu lớn phân hóa với như VIC (-0,43%), VHM (-0,82%), VRE (-1,88%), PLX (-2,45%), VJC (-1,22%), MSN (-1,74%)...Còn VNM ( 0,51%), HPG ( 0,21%), ( 0,51%), SAB ( 3,96%), GAS ( 1,16%).
Cổ phiếu công nghiệp, dầu khí, dịch vụ tiêu dùng giảm lần lượt 2%, 1,9%, 1,6% giá trị.
Trên sàn HOSE, cổ phiếu GAB tiếp tục nóng tuần thứ 3 liên tiếp khi lọt top các mã tăng cao nhất trong tuần, lần lượt là 14,5%; 39,06% và tuần này là 22,1%.
Thông tin mới nhất đáng chú ý đến GAB là việc một số thành viên Ban lãnh đạo đã đăng ký bán ra tổng cộng 1,97 triệu cổ phiếu từ ngày 13/1 đến 11/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Tân binh AGG của CTCPĐầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia chào sàn ngày 9/1 và đã có ngay một phiên tăng hết biên độ cho phép 20% và nhích 1,3% trong phiên còn lại, với thanh khoản tương đối tốt với trên dưới 0,4 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
NKG tiến bước, sau tuần trước vọt 11% đã tăng mạnh hơn trong tuần này, và trở lại mức đỉnh trong hơn 1 năm qua. Có lẽ dư âm về việc NKG không thuộc danh sách bị áp thuế chống lẩn tránh và không cần phải đóng tiền ký quỹ khi xuất khẩu một số mặt hàng thép vào Mỹ vẫn thu hút dòng tiền.
Trái lại, 2 mã LMH và VRC cũng như ROS có thêm một tuần đáng quên. Trong đó, LMH và VRC vẫn duy trì trạng thái mất thanh khoản, luôn trong trạng thái dư bán giá sàn khối lượng lớn trong phiên. Tuần trước, LMH mất 25%; VRC mất 23,8%, còn ROS mất 24%.
Còn lại một số cổ phiếu cổ phiếu thị trường bị chốt lời và giảm sâu như HAR, BCG, VPK, PTL.
Trên sàn HNX, cổ phiếu MBG vẫn để lại những "niềm đau" cho nhà đầu tư, khi thêm một tuần giảm sâu với cả 5 phiên mất điểm, trong đó có 2 phiên giảm sàn liên tiếp 07 và 08/1. Tuần trước, MBG mất 19,44%.
Trên UpCoM, cổ phiếu DGT của CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đã có 3 phiên tăng trần cuối tuần đáng chú ý, đưa cổ phiếu này lên mức 80.600 đồng. Nhưng thanh khoản thấp, với chỉ vài nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.
Ngoài ra, diễn biến giao dịch cổ phiếu này cũng khá lạ. Khi bắt đầu từ cuối tháng 9/2019 với mức giá chỉ 21.000 đồng và trắng thanh khoản, và nếu có thì đa số là các phiên tăng kịch trần với khối lượng giao dịch nhỏ giọt.
Mặc dù vậy, tần suất của những phiên tăng trần đang gia tăng từ những ngày giữa tháng 12/2019, với 9 phiên tăng trần và 11 phiên đứng tham chiếu do không có thanh khoản.
Nhóm các tân binh mới như DUS, GQN, GTK, HC1, QNT, UDL, VHI đã không có giao dịch trong tuần.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Các trụ cột bị bán mạnh Tuần giao dịch đầy biến động với việc VN-Index lần lượt đánh mất mốc tâm lý 1.000 điểm và tiếp tục rơi sâu và thủng mốc 980 điêm khi kết tuần chủ yếu bởi tác động lớn từ các tất cả các trụ cột đồng loạt giảm sâu. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 32,25 điểm (-3,19%), xuống 977,78 điểm. Trong khi...