Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu HAP tăng vọt sau quyết định đầu tư nhiều dự án ở Hải Phòng
Thị trường tăng điểm trong tuần thứ hai liên tiếp nhưng mức tăng bị thu hẹp, và VN-Index thường xuyên có những phiên giằng co mạnh cho thấy, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng và sự phân hóa khá rõ nét khi dòng tiền gần như không tập trung vào một nhóm ngành nào cụ thể.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 9,28 điểm ( 1,1%), lên 850,74 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 1,2% xuống 21.515 tỷ đồng, khối lượng giảm 0,5% xuống 1.368 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 3,459 điểm ( 3,06%), lên 116,23 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 163,7% lên 6.119 tỷ đồng, khối lượng tăng 74,8% lên 382 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có thêm một tuần dẫn đầu mức tăng với BSR ( 1,6%), OIL ( 2,7%), GAS ( 2,99%), PLX ( 4,5%), PVD ( 2,5%), PVS ( 0,8%) …
Tiếp theo là nhóm dịch vụ và tiêu dùng với HVN ( 4%), VJC ( 0,3%), SCS ( 2,2%), AST ( 8,88%), NCT ( 3,19%) …
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng khởi sắc với với các mã như CTG ( 3,3%), BID ( 2,4%), TCB ( 3,39%), MBB ( 5,2%), HDB ( 5,18%), TPB ( 0,72%), STB ( 2,39%), EIB ( 0,59%), VPB ( 0,7%), ACB ( 6,8%)…đáng tiếc nhất là VCB (-1,09%).
Trên sàn HOSE, cổ phiếu HAP bất ngờ giao dịch sôi động, khi kết thúc tuần ghi nhận phiên thứ 7 liên tiếp tăng kịch trần với thanh khoản cải thiện đáng kể so với thời gian trước.
Có lẽ thông tin HAP thông qua chủ trương đầu tư 5 dự án lớn tại Hải Phòng đã kích thích dòng tiền chảy vào cổ phiếu này. Trong đó, đáng chú ý có dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt – Hàn với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.400 tỷ đồng, và dự án Trung tâm thương mại Quốc tế tiêu chuẩn 5 sao tại số 135 Điện Biên Phủ, Hồng Bảng, Hải Phòng.
Cổ phiếu của CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam – VPS tăng nóng cùng đà lây lan của dịch Covid-19 trở lại, khi 15 trên 16 phiên gần nhất tăng kịch trần.
Cổ phiếu TIP sau giai đoạn “rơi tự do” từ đầu tháng 08/2019 đến cuối tháng 03/2020, đã có tín hiệu phục hồi mạnh, và trong tuần có đến 3 phiên tăng hết biên độ.
Ở chiều ngược lại, đáng kể nhất là cổ phiếu TNI vẫn chưa cho thấy dấu hiệu ngừng rơi, sau khi lập đỉnh tại 12.200 đồng/cổ phiếu trong phiên29/05/2020, giá cổ phiếu TNI lao dốc không phanh cho đến nay.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 7/8 đến 14/8:
Mã
Giá ngày 7/8
Giá ngày 14/8
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 7/8
Giá ngày 14/8
Biến động giảm (%)
HAP
3.48
4.85
39,37
RIC
5.43
4.2
-22,65
VPS
15.55
21.55
38,59
CDC
28.4
24
-15,49
DXV
2.67
3.5
31,09
PNC
10.15
8.78
-13,50
EMC
9.78
12.7
29,86
SRF
14.9
13.15
-11,74
TLD
10.25
13.2
28,78
TNI
3.36
3.08
-8,33
TCD
8.78
11.1
26,42
DTL
12
11.1
-7,50
YBM
3.8
4.74
24,74
Video đang HOT
TIX
30
27.9
-7,00
STG
14
17.15
22,50
LCM
0.72
0.67
-6,94
TIP
18.8
23
22,34
L10
14.75
13.75
-6,78
TN1
52.5
64
21,90
TYA
14.2
13.25
-6,69
Trên sàn HNX, cổ phiếu QNC giao dịch khởi sắc với 10 phiên gần nhất đều giữ sắc tím, thanh khoản tuy không cao, nhưng đã tích cực hơn so với thời gian trước đó.
Bên cạnh đó, một cổ phiếu dược phẩm là DBT cũng được tìm mua, giao dịch đáng kể ở 2 phiên cuối tuần khi đều tăng trần và phiên 14/8 có gần 120.000 đơn vị khớp lệnh.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 7/8 đến 14/8:
Mã
Giá ngày 7/8
Giá ngày 14/8
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 7/8
Giá ngày 14/8
Biến động giảm (%)
QNC
5
7.9
58,00
PGT
5.7
4.1
-28,07
API
8.1
11.1
37,04
PDC
5.8
4.4
-24,14
DBT
10.7
14.1
31,78
VTL
22.7
18.5
-18,50
PJC
19.3
24.5
26,94
TST
10
8.2
-18,00
PIA
24.6
31.2
26,83
VC1
9.5
7.8
-17,89
CET
3
3.8
26,67
PPP
14.1
11.8
-16,31
MBG
4.5
5.7
26,67
DNM
67.2
57
-15,18
L43
2.3
2.9
26,09
NHP
0.7
0.6
-14,29
NBW
18.1
22.2
22,65
LM7
2.9
2.5
-13,79
KVC
0.9
1.1
22,22
SSM
5.8
5
-13,79
Trên UpCoM, trong số các mã tăng/giảm mạnh nhất, cổ phiếu AFX giao dịch khá sôi động khi ít nhất có hơn 100.000 đơn vị khớp lệnh/phiên, thậm chí có phiên có gần 800.000 đơn vị. Cổ phiếu AFX trong tuần cả 5 phiên đều tăng kịch trần.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 7/8 đến 14/8:
Mã
Giá ngày 7/8
Giá ngày 14/8
Biến động tăng (%)
Mã
Giá ngày 7/8
Giá ngày 14/8
Biến động giảm (%)
DTN
21.7
43.1
98,62
HCS
37.8
19.3
-48,94
AFX
6
11.5
91,67
SVG
10.3
5.7
-44,66
DCS
0.3
0.5
66,67
BMD
10.8
7
-35,19
DAC
2.9
4.8
65,52
G20
0.3
0.2
-33,33
PYU
8.4
13.4
59,52
TCI
4
2.8
-30,00
HLA
0.2
0.3
50,00
BSH
19.4
14
-27,84
KHL
0.2
0.3
50,00
CI5
4.8
3.5
-27,08
NTB
0.2
0.3
50,00
HPB
18.7
13.7
-26,74
PXM
0.2
0.3
50,00
DAS
23.9
17.6
-26,36
S12
0.2
0.3
50,00
CCP
14.9
11
-26,17
Trình phương án tái cấu trúc theo mô hình holdings, REE dự kiến cổ tức năm 2020 tối thiểu 16%
REE dự kiến sẽ hoạt động theo mô hình holdings với 4 mảng kinh doanh riêng biệt (cơ điện lạnh, bất động sản, nước và năng lượng) do các công ty mà REE sở hữu 100% hoặc chiếm đa số quản lý.
Ảnh minh họa.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2020 tối thiểu 16% vốn điều lệ.
Trước đó, vào ngày 3/3, REE đã chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền với cùng tỷ lệ 16% (01 cổ phiếu nhận 1.600 đồng). Với hơn 310 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, công ty dự kiến chi khoảng 496 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 10/4/2020.
Cũng tại Đại hội, REE sẽ trình phương án tái cấu trúc kinh doanh theo mô hình holdings. Công ty phân chia 4 mảng kinh doanh riêng biệt (cơ điện lạnh, bất động sản, nước và năng lượng) do các công ty mà REE sở hữu 100% hoặc chiếm đa số quản lý.
Hiện công ty đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ quản lý trực tiếp 12 công ty thành viên và các khoản đầu tư tại 19 công ty liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, HĐQT đánh giá cách tổ chức này không ảnh ánh đầy đủ kết quả kinh doanh, hiệu quả, tiềm năng sinh lợi của từng mảng hoạt động kinh doanh, hạn chế huy động vốn cũng như phát triển đầu tư.
Ban lãnh đạo REE đánh giá việc tái cấu trúc sẽ giúp đơn vị linh động huy động vốn cho từng ngành riêng biệt, dễ dàng hợp tác kinh doanh, niêm yết theo từng cấp công ty, nhà đầu tư và cổ đông có thể đánh giá tiềm năng ở mỗi ngành kinh doanh, dễ dàng quản lý.
Bên cạnh đó, HĐQT REE cũng sẽ trình cổ đông chấp thuận việc bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT chỉ phải kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đến muộn nhất ngày 1/8. HĐQT cho biết đã chuẩn bị và bổ nhiệm nhân sự thay tế cho chức danh Tổng giám đốc.
Trong một diễn biến khác, Platinum Victory Pte.Ltd, cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 29% cổ phần lại liên tục có động thái muốn gia tăng sở hữu tại REE thời gian gần đây nhưng gặp nhiều khó khăn do cổ phiếu REE hết room. Sau nhiều lần đăng ký nhưng không mua đủ số cổ phiếu mong muốn, Platinum Victory mới đây lại đăng ký mua thêm hơn 3 triệu cổ phiếu nhằm nâng sở hữu lên xấp xỉ 30% trong khoảng thời gian từ 19/3 - 17/4/2020.
THANH HÀ (Bizlive.vn)
Nếu 5 ngày trước chi 100 triệu đồng mua cổ phiếu của công ty này, giờ số lãi có thể gần gấp đôi Nếu 5 ngày trước bạn đặt mua cổ phiếu BPW của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Phước, thì nay bạn đã lãi gần gấp đôi. Cổ phiếu BPW của CTCP Cấp thoát nước Bình Phước (UPCoM: BPW) vừa có 5 phiên liên tiếp tăng mạnh, bất chấp các chỉ số chính của thị trường vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể,...