Top 10 bộ phim live-action được chuyển thể từ anime/manga hay nhất
Nhiều người đều có chung nghĩ rằng việc chuyển thể anime thành phim người thật đóng thường tệ, nhưng cái gì cũng có những ngoại lệ.
Các bộ phim chuyển thể live-action từ các anime nổi tiếng đã được phát sóng trong những năm gần đây. Để đạt được sự cân bằng giữa việc nắm bắt bản chất của nguyên tác gốc và đưa chúng vào đời thực không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bằng chứng là có rất nhiều bộ phim chuyển thể người đóng đã nhận được đánh giá tiêu cực từ các nhà phê bình cũng như người hâm mộ.
Tuy nhiên vẫn có những bộ phim live-action được đánh giá cao. Dưới đây là 10 cái tên sẽ không làm bạn thất vọng:
10. Pokémon Detective Pikachu (2019)
Được chuyển thể từ trò chơi điện tử cùng tên năm 2016, Pokémon Detective Pikachu có sự góp mặt của dàn diễn viên ngôi sao Hollywood, bao gồm Ryan Reynold, Suki Waterhouse và Ken Watanabe.
Cốt truyện xoay quanh một chàng trai trẻ tên là Tim Goodman, người đã từ bỏ ước mơ trở thành nhà huấn luyện Pokémon sau khi mẹ anh qua đời. Tuy nhiên, khi cha anh mất tích, Tim quyết định tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với ông. Và hỗ trợ cuộc điều tra của anh chính là Thám tử Pikachu.
9. Gokusen (2002)
Dựa trên manga của Kazueko Morimoto, Gokusen là một trong những bộ phim hiếm hoi có live-action trước anime.
Bộ phim kể về Yamaguchi Kumiko, giáo viên chủ nhiệm lớp 3-D của trường Cao đẳng Hirokin. Ngôi trường này đầy những học sinh phạm pháp, thành tích kém. Kumiko đã sử dụng khả năng võ thuật và tính cách tích cực của mình để chiếm được cảm tình của các học sinh và trái tim người hâm mộ.
8. Nana (2005)
Cũng giống như Gokusen, bộ phim Nana (2005) cũng ra mắt trước phiên bản anime, đó có lẽ là lý do tại sao nó hay đến vậy. Bộ truyện tranh shoujo mang tính biểu tượng của Ai Yazawa Nana đã có một bản chuyển thể phim người đóng vô cùng xuất sắc.
Câu chuyện xoay quanh hai cô gái trẻ, Nana Osaki và Nana Komatsu, chuyển đến Tokyo để theo đuổi ước mơ của mình. Tất cả những gì Osaki muốn là danh tiếng còn Komatsu muốn là tình yêu. Một cuộc gặp gỡ tình cờ trên một chuyến tàu đã gây ra một loạt sự kiện vừa ấm lòng vừa đau lòng mà nhiều khán giả có thể đồng cảm.
7. One Piece (2023)
Bản chuyển thể One Piece của Netflix đã được bao quanh bởi những suy đoán và mong đợi của người hâm mộ kể từ khi nó được công bố lần đầu tiên. Bất chấp nhiều lo ngại rằng nó sẽ không thể sánh với kiệt tác shounen của Eiichiro Oda, bộ phim đã thành công vang dội và nhận được nhiều lời khen.
Cũng giống như manga và anime, bộ truyện kể về băng Mũ Rơm trong hành trình tìm kiếm kho báu One Piece huyền thoại.
6. Blade of the Immortal (2017)
Video đang HOT
Manga seinen đình đám Blade of the Immortal của Hiroaki Samura ra mắt từ năm 1993 đến năm 2012 và đã có bộ anime chuyển thể cùng tên cũng nổi tiếng không kém vào năm 2008. Đạo diễn nổi tiếng Takashi Miike đã tái hiện lại bộ anime thành phim chiếu rạp và tạo ra 1 kiệt tác được nhiều người yêu thích.
Cũng giống như anime và manga, câu chuyện kể về Manji, một kiếm sĩ bậc thầy bị nguyền rủa với sự bất tử. Trong nỗ lực bù đắp quá khứ của mình và hóa giải bùa chú, Manji bắt đầu thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ một cô gái trẻ tên Rin trả thù cho cái chết của gia đình cô.
5. Alita: Battle Angel (2019)
Hollywood không mấy thành công trong việc sản xuất các bộ phim làm lại từ anime, nhưng Alita: Battle Angel là một trong những ngoại lệ hiếm hoi mà live-action hay hơn anime.
Dựa trên bộ truyện tranh Gunnm của Yukito Kishiro, Alita: Battle Angel lấy bối cảnh ở một tương lai đen tối. Trong phim, chúng ta chứng kiến Tiến sĩ Ido vô tình phát hiện ra cơ thể bị hỏng của một nữ robot. Ido đã sửa chữa cô ấy và đặt tên là Alita, theo tên con gái đã qua đời của anh ấy. Bộ phim kể về hành trình của cô khi khám phá thế giới mới này.
4. Speed Racer (2008)
Bộ anime kinh điển Speed Racer đã được chuyển thể lên màn ảnh bởi Wachowskis. Dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của Tatsuo Yoshia, bộ phim hài hành động thể thao này có sự tham gia của dàn diễn viên toàn sao Hollywood, bao gồm Emile Hirsch và Christina Ricci.
Cũng giống như anime và manga, cốt truyện xoay quanh một “tay đua tốc độ” 18 tuổi tài năng vừa bước chân vào thế giới đua xe ô tô đầy rủi ro. Tuy nhiên, trên đường đi, anh phát hiện ra hàng loạt bí mật về gia đình và cái chết của anh trai mình.
3. Inuyashiki (2018)
Được chuyển thể từ bộ manga và anime cùng tên năm 2017 của Hiroya Oku, bộ phim siêu anh hùng ra mắt năm 2018 này là một trong những tác phẩm được đánh giá rất cao.
Câu chuyện kể về một nhân viên văn phòng trung niên đang sống một cuộc sống trưởng thành nhàm chán và không viên mãn. Anh không có bạn bè, vợ không yêu và gia đình không quý trọng anh. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi anh vô tình bị tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đè bẹp và họ biến anh thành người máy như một lời xin lỗi.
2. Alice in Borderland (2020)
Loạt phim truyền hình live-action Alice in Borderland là một trong những trường hợp ngoại lệ nổi tiếng nhất đối với quy tắc “anime luôn hay hơn”. Cũng chính bởi vậy, bộ phim đã tạo tiền đề cho một số bản chuyển thể Netflix khác.
Được chuyển thể từ bộ manga kinh dị – giật gân nổi tiếng năm 2014, phim lấy bối cảnh chính tại thủ đô Tokyo nhưng là phiên bản hoang tàn, đổ nát và vắng vẻ. Các nhân vật chính của chúng ta bỗng dưng bị cuốn vào những trận cầu sống còn đẫm máu, nơi mà luật chơi chỉ có thắng hoặc… chết. Chỉ với 8 tập, Alice In Borderland đã đánh tỉnh những con người thù đời bằng loạt trò chơi “sống chết” giữa lòng Tokyo heo hút.
1. Rurouni Kenshin (2012 – 2021)
Rurouni Kenshin là một trong những bộ anime samurai mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nó có bản chuyển thể live-action tuyệt vời của riêng mình.
Những chuyển thể live-action này bao gồm tổng cộng năm bộ phim ra mắt từ năm 2012 – 2021, chuyển thể hầu hết nội dung manga Rurouni Kenshin của Nobuhiro Watsuki một cách chi tiết đáng ngạc nhiên.
Lý giải cái kết của Alice in Borderland 2: Trò chơi sinh tử vẫn chưa khép lại?
Alice in Borderland sẽ tiếp tục có mùa 3?
Series truyền hình Alice in Borderland (Thế Giới Không Lối Thoát) đã chính thức trở lại với mùa phim thứ 2 vào ngày 22/12 vừa qua và ngay lập tức đã tạo nên một cơn sốt khủng khiếp toàn thế giới. Theo thống kê của NetflixGolden, một trong những tài khoản Twitter chính thức của Netflix, Alice in Borderland đã trở thành dự án truyền hình không sử dụng tiếng Anh có số giờ xem cao nhất trong tuần đầu tiên phát sóng trên nền tảng streaming này, với hơn 61 triệu giờ.
Alice in Borderland là một trong những series được quan tâm nhiều nhất trên Netflix hiện nay - Ảnh: Netflix
Alice in Borderland được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên nổi tiếng của Aso Haro, xoay quanh hành trình khám phá thế giới kỳ lạ của cậu thanh niên nghiện game Arisu. Tại đây, anh buộc phải sinh tồn bằng cách tham gia những trò chơi sinh tử với thể loại và cấp độ được sắp xếp theo thứ tự những lá bài tây. Mùa phim thứ 2 cuối cùng cũng đã giải mã bản chất của thế giới đó cũng như toàn bộ những sự kiện kinh hoàng mà Arisu từng phải trải qua.
Tuy nhiên, chỉ một vài khung hình ngắn trong những giây cuối cùng thôi, người hâm mộ cũng có lý do để tin rằng những trò chơi sinh tử trong Alice in Borderland vẫn chưa kết thúc.
Điều gì đã xảy ra trong đoạn kết của Alice in Borderland mùa 2?
Alice in Borderland mang đến cái kết khá sát với nguyên tác truyện tranh - Ảnh: Netflix
Sau khi Arisu vượt qua những trò chơi ở cấp độ cao nhất, bản chất của thế giới "Borderland" cũng được phơi bày. Và để hiểu rõ về nó, khán giả được quay trở về tập phim đầu tiên của mùa 1, khi Arisu cùng 2 người bạn thân là Chota và Karube đang đùa giỡn giữa ngã tư Shibuya tấp nập người qua lại, còn bầu trời thì rộn ràng pháo hoa và mang đến một bầu không khí lễ hội rộn ràng cho thành phố Tokyo sầm uất.
Tuy nhiên, đó không phải pháo hoa, mà thực chất là một mảnh thiên thạch đang lao thẳng xuống Nhật Bản. Cú va chạm này đã gây ra một thảm họa kinh hoàng, thương vong vô số. Bản thân Arisu cũng rơi vào tình trạng nguy kịch. Trong tiềm thức của một người nghiện game, anh vô tình mường tượng ra thế giới "Borderland". Những người có mặt tại thế giới này đều là nạn nhân của vụ rơi thiên thạch, và loạt trò chơi sinh tử chính là cách họ chiến đấu giành giật lại sự sống cho bản thân sau tai nạn đó.
Nói cách khác, gần như toàn bộ những diễn biến trong 2 mùa phim của Alice in Borderland đều là do Arisu tự hình dung trong trí tưởng tượng của bản thân trong khoảng thời gian bất tỉnh trên giường bệnh. Giống như Arisu, những người sống sót qua trò chơi cuối cùng của Borderland đều tỉnh lại và dần hồi phục. Thế nhưng, họ hoàn toàn không hề quen biết nhau, và cũng không một ai trong nhớ những gì đã diễn ra trong thế giới kỳ lạ mà Arisu tự vẽ nên.
Thế giới Borderland chỉ nằm trong trí tưởng tượng của Arisu mà thôi - Ảnh: Netflix
Borderland giống như lằn ranh giữa sự sống và cái chết, cũng là biểu tượng cho những mâu thuẫn, đấu tranh nội tâm của Arisu trong việc tìm kiếm động lực sống. Trước khi vụ va chạm thiên thạch xảy ra, anh chỉ là một kẻ vô công rồi nghề, ngày qua ngày chỉ vùi đầu vào truyện tranh và trò chơi điện tử. Đó chính là lý do vì sao khi ở trong Borderland, Arisu đã nhiều lần cảm thấy mệt mỏi, nhụt chí và có ý định buông xuôi, bởi anh cũng không dám chắc bản thân sẽ làm những gì, sẽ thay đổi ra sao nếu được trở lại cuộc sống bình thường trước đây.
Mùa phim thứ 2 đã khéo léo "cài cắm" khá nhiều chi tiết liên quan đến nội tâm của Arisu, được thể hiện thông qua những trò chơi hiểm hóc hay trong những câu thoại đến từ các nhân vật khác. Ví dụ, "K Tép" Kyuma đã từng nhắn nhủ với Arisu rằng: " Tôi hy vọng cậu sẽ sớm tìm thấy động lực sống. Tôi mong cậu sẽ nhận ra lý do thực sự để tiếp tục sống vì bản thân mình, chứ không vì bất kỳ ai khác".
Và cho đến khi sự thật về Borderland được hé lộ ở tập phim cuối cùng, câu chuyện nội tâm của Arisu cũng dần sáng tỏ và trở nên hoàn thiện hơn. Những lần trải qua loạt trò chơi sinh tồn cũng chính là hành trình vượt qua căn bệnh trầm cảm và cảm giác tội lỗi của anh, của người may mắn sống sót qua thảm họa. Điều này đã mang đến một ý nghĩa và thông điệp có chiều sâu hơn rất nhiều dành cho Alice in Borderland và nâng series này lên một bậc so với các tác phẩm sinh tồn thông thường.
Liệu trò chơi sinh tử đã thực sự kết thúc?
Lá bài Joker xuất hiện trong phân cảnh cuối cùng của mùa 2 giống như trong đoạn kết của bộ truyện tranh Alice in Borderland - Ảnh: Netflix
Cái kết tương đối có hậu của Alice in Borderland mùa 2 khiến cho không ít khán giả tin rằng series này đã chính thức khép lại giống nguyên tác. Tuy nhiên, trong những giây cuối cùng, góc máy đã hướng thẳng đến một bộ bài tây đặt ở trên bàn, và để lộ ra quân bài duy nhất chưa từng xuất hiện trong các tập phim trước đó: Chính là lá Joker.
Trong phiên bản truyện tranh, Joker là một nhân vật bí ẩn, được mô tả như một người lái đò đưa "du khách" đến Borderland. Nhân vật này cũng xuất hiện thoáng qua trong khoảnh khắc Arisu chiến thắng cái chết để giành lại sự sống, trước khi anh tỉnh dậy trong bệnh viện. Tuy nhiên, tập cuối của Alice in Borderland đã bỏ qua chi tiết đó và thay bằng một quân bài Joker, với hàm ý rất rõ ràng về việc rất có thể những trò chơi sinh tử vẫn chưa kết thúc như khán giả lầm tưởng.
Những người chơi lựa chọn trở thành công dân của Borderland sẽ trở thành những "lá bài" trong một chu kỳ trò chơi mới - Ảnh: Netflix
Trên thực tế, có khá nhiều chi tiết cho thấy rất có thể Netflix sẽ tiếp tục sản xuất thêm một mùa phim nữa cho series này. Đầu tiên, mùa thứ 2 đã hé lộ rằng những người sống sót sau khi toàn bộ các trò chơi đã kết thúc đều sẽ được lựa chọn giữa việc trở thành công dân chính thức của Borderland. Những người từ chối sẽ thức dậy trong bệnh viện và trở về với cuộc sống bình thường. Ngược lại, những người chấp nhận thì đóng vai trò các Game Master mới của thế giới này và sẽ điều hành loạt trò chơi sinh tử trong chu kỳ tiếp theo.
Trong khi dàn nhân vật chính đều từ chối trở thành công dân của Borderland, Sunato Banda và Oki Yaba, 2 người đã cùng Chishiya giành chiến thắng trong trò chơi của lá J Cơ, đều đã đồng ý ở lại vùng đất kỳ lạ này. Điều đó đồng nghĩa với việc có thể họ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu vĩnh viễn và sẽ không bao giờ tỉnh lại trong thế giới thực. Thế nhưng, đây cũng có thể là chi tiết để Netflix tiếp tục khai thác nếu họ có ý định sản xuất mùa phim tiếp theo, với một đội ngũ những người điều hành trò chơi hoàn toàn mới tại Borderland.
Mira không phải "trùm cuối" của Borderland - Ảnh: Netflix
Thứ hai, "ông trùm" của Borderland chưa bao giờ lộ diện, và đó cũng là một trong những khúc mắc lớn mà series này để lại. Sau khi mùa đầu tiên kết thúc, không ít khán giả đã lầm tưởng Mira Kano chính là người đứng đằng sau loạt trò chơi quái dị mà Arisu đã phải vất vả trải qua. Tuy nhiên, sau tất cả, hóa ra ả ta lại là quân Q cơ, một lá bài rất lớn nhưng không phải quá khác biệt trong bộ bài tây.
Vậy rốt cuộc ai mới là người điều hành Borderland? Lúc này, có lẽ mọi sự nghi ngờ đều đang đổ dồn về lá Joker - nhân vật bí hiểm chưa từng một lần lộ diện trong suốt 2 mùa phim vừa qua. Không loại trừ khả năng, Netflix sẽ vượt ra khỏi phạm vi của nguyên tác và viết tiếp câu chuyện tại Thế giới không lối thoát, với những trò chơi căng thẳng hơn, mạo hiểm hơn và xứng đáng với đẳng cấp "trùm cuối" hơn.
Nhắc đến Mira, chúng ta lại có thêm một lý do để tin rằng Alice in Borderland vẫn chưa kết thúc. Với vai trò là Q Cơ, Mira trở thành đối thủ cuối cùng của Arisu, và cũng là người "bắt lú" khán giả nhất trong toàn bộ các công dân tại Borderland. Không hung hăng như "K Bích", cũng không tính toán như "K Rô", điểm mạnh của Mira nằm ở khả năng thao túng tâm lý, đưa đối phương vào ảo giác mạnh đến mức không thể phân biệt thật - giả.
Liệu Arisu đã thực sự thoát khỏi Borderland hay vẫn đang mắc kẹt trong trò chơi thao túng tâm lý của Mira? - Ảnh: Netflix
Trước khi đào sâu vào tâm lý mặc cảm của Arisu, Mira đã từng nhiều lần nói dối về Borderland. Khi thì ả ta khẳng định đây là thế giới tương lai của hàng trăm năm sau, khi công nghệ và khoa học đã quá phát triển; lúc thì lại tiết lộ rằng Arisu đang tham gia một trò chơi thực tế ảo; và cuối cùng lại đóng giả bác sĩ tâm lý giúp anh thoát khỏi cảm giác tội lỗi sau cái chết của 2 người bạn thân.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu vụ va chạm thiên thạch có thực sự xảy ra hay không? Hay đó cũng chỉ là một chiêu thức thao túng tâm lý của Mira mà thôi? Sẽ ra sao nếu Arisu vẫn đang mắc kẹt trong trò chơi của Q Cơ chứ chưa hề giành được chiến thắng như anh lầm tưởng? Và chưa biết chừng chi tiết anh tỉnh dậy trong bệnh viện chỉ là một giấc mơ lồng trong một giấc mơ khác mà bản thân anh vẫn chưa thể thoát ra được, tương tự như bom tấn Inception của đạo diễn Christopher Nolan vậy.
Nói tóm lại, Netflix đã mang đến cái kết khá trọn vẹn cho Alice in Borderland, nhưng cũng không quên chừa lại một con đường cho mùa phim tiếp theo. Nhìn nhận một cách khách quan, series này đã bỏ qua khá nhiều mạch truyện hấp dẫn trong nguyên tác mà hoàn toàn có thể đưa lên màn ảnh nhỏ, trong đó phải kể đến phần hậu truyện Alice in Borderland Retry, khi Arisu lại một lần nữa mắc kẹt trong thế giới quái dị này.
Giải thích cái kết mơ hồ của 'Alice in Borderland 2': Không 'xoắn não' như bạn nghĩ Cái kết mơ hồ của Alice in Borderland 2 thậm chí còn có thể đơn giản hơn bạn nghĩ với một thông điệp hết sức thấm thía. Alice in Borderland với một câu chuyện giả tưởng độc đáo, xoay quanh những con người vô tình bị cuốn vào một thế giới không có thực, được tạm gọi là Borderland, nơi họ phải buộc...