Top 10 bài CƯỜI hay nhất tháng 1
Cũng có thể gọi là 10 bài CƯỜI TẾT hay nhất, vì tháng 1/2012 cũng là tháng tết Nhâm Thìn.
1 – Cười 24H chúc xuân Nhâm Thìn
Năm mới đã sang, Cười 24H xin có bài vè “dài ơi là dài” gửi tới độc giả yêu quý:
Chúc các cô gái
Cùng bao chân dài
Môi hồng lip-ai
Mình hạc xương mai
Như bông hoa nhài
Cắm… lọ cắm chai…
*
* *
2 – Sáng đầu năm của vợ chồng nhà “vè”
Vừa sang năm mới, cả xóm còn đang mơ màng thì vợ chồng nhà ấy lại… cựa quậy:
Ve vẻ vè ve
Nghe vè năm mới
Lòng vui phơi phới
Sáng sớm vươn vai
Ngáp một hơi dài
Vùi đầu ngủ tiếp
Vợ quay vào liếp
Nhếch mép thở dài…
*
* *
3 – Vợ chồng Rồng thức đêm “chúc Tết”
Đêm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết, vợ chồng nhà Rồng lo lắng, hết trở mình lại trở tay.
Đêm nay lục đục thế nào
Rồng chồng, rồng vợ lăn vào lăn ra
Thế là hết cái tết ta
Thế là nay đã lại ra “ruộng cày”…
*
* *
Video đang HOT
4 – Lý do Hội Hoa 2012 ít bị “sàm sỡ”
Làm thế nào để lễ hội hoa HN mỗi năm một tốt thêm, ý thức người xem tăng thêm? Tại lễ hội hoa HN 2012 năm nay người ta đã chứng kiến một hiện tượng “lạ”, đó là tan hội nhưng không “nát một đời hoa”…
*
* *
5 – Biếm họa TÁO QUÂN
Nhằm đúng ngày ông Táo lên trời, Cười 24H đã mời cùng xem một số hình ảnh khi ông Táo “ở trển”.
*
* *
6 – Biếm họa thêm về giá và tết
Chúc năm Nhâm Thìn, độc giả Cười 24H cũng như người tiêu dùng cả nước sẽ không còn phải nghĩ quá nhiều về giá cả.
*
* *
7 – Bài thơ Tết 2012 của nàng Hội quán Cười
Nhân lúc chồng đang ở cơ quan, cô vợ (vốn là cây thơ của Hội quán Cười) sốt ruột giục anh chồng thì anh chồng bảo: “Em làm cho anh 2 câu thơ để anh đăng lên status cho sếp đọc nhé!”. Chưa đầy 2 phút sau cô vợ gửi cho anh luôn…
*
* *
8 – Kẻ ngủ nhờ đêm tân hôn
Hôm ấy, nàng đến xin ngủ nhờ và mang theo một gã trai lạ, chàng sẽ xử lý tình huống thế nào để vẹn cả đôi đường?
*
* *
9 – 200 năm trước tưởng tượng về chúng ta
Trước khi bấm vào bài để xem chi tiết, bạn hãy thử tưởng tượng cách đây 2 thế kỷ, người ta dự báo về một tương lai (tức là về chúng ta) như thế nào?
*
* *
10 – Ngực phiếm!
Lâu nay người ta vẫn quan niệm rằng phụ nữ chân yếu tay mềm. Vậy trên thực tế họ có “chân yếu tay mềm” không và nếu có “yếu mềm” là so sánh với cái gì? Câu trả lời là không, tay mềm ư? vô lý! Nhiều phụ nữ cứ gọi là tát chồng bôm bốp, xin dẫn chứng…
Theo DV
Sự tích bánh chưng năm Nhâm Thìn
Tết đến ai cũng nhớ bánh chưng, bạn có biết vì sao bánh này có tên gọi như vậy?
Tại sao gọi bánh Chưng, bánh Tét?
Giải thích của cuốn sách "Tập tục ngày Tết": Sở dĩ người ta gọi bánh Chưng là bởi nó tuy được luộc song vì nước không tiếp xúc với ruột bánh nên được gọi là "chưng" (hấp). Còn bánh Tét, khi gói người ta phải dựng đứng bánh rồi tét (vỗ) bên ngoài vỏ bánh cho đều nếp nên gọi là bánh... Tét.
Tuy nhiên cách giải thích này chưa được nhiều người đồng tình, bởi họ cho rằng nếu theo kiểu giải thích này thì chắc bánh Bò người ta phải... bò ra để làm hoặc là bánh phải to cỡ con bò. Rồi thì bánh Bao? Chắc người ta phải đi... bao... để nặn bánh?
*
* *
Bánh chưng wireless
Các nhà kinh doanh bánh trưng, bánh tét đang cảm thấy nguy cơ sụt giảm doanh thu ngày một rõ nét khi phong trào tự gói bánh chưng, bánh tét đang nở rộ thành mốt. Nhiều chị em tỏ ra rất hăm hở, làm để thể hiện với chồng, để dạy con một nét văn hóa Tết và để... giết thì giờ vì năm nay Tết được nghỉ nhiều. Nhiều chị còn "liên thủ" với nhau để gói và luộc chung. Mặc dù những chiếc bánh này "đùm" còn chưa đẹp, nhân đỗ thì xay nát toét bằng máy xay sinh tố, nhân thịt còn hơi mặn, luộc bằng nồi áp suất, đun bằng bếp ga...v.v...
Điểm độc đáo năm nay là đại đa số chị em sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ gói bánh, nhiều chị vừa gói vừa xem hướng dẫn trên mạng... Về kiểu dáng bánh nhiều chị cũng sẵn sàng chơi hàng "độc", có những chiếc bánh được các "gừng nhân" (suýt thành nghệ nhân) thời @ ứng dụng công nghệ wireless, tạm dịch là gói bánh không cần dây lạt buộc, thậm chí có chiếc bánh còn được gói hình ngôi sao 5 cánh.
*
* *
Bánh chưng lạ
Cũng tương tự như bánh trung thu, bánh chưng Tết cũng ngày biến đổi đa dạng để phù hợp với thị hiếu của người dân. Bắt đầu từ bánh chưng cốm (bên trong bằng cốm hạt), bánh chưng đỏ (xôi gấc), bánh chưng đen (nếp cẩm), bánh chưng nhân... bánh chưng (hay còn gọi là bánh chưng chay). Năm nay trên thị trường còn xuất hiện thêm loại bánh chưng có nhân là dưa hành, giò lụa, bánh chưng sô-cô-la, cà phê, thậm chí có cả bánh chưng nhân gà rán KFC nữa.
Nhiều nhà văn hóa e ngại rằng cứ đà này thứ bánh cổ truyền dân tộc sẽ bị thất truyền, rồi đây người ta sẽ không phân biệt được đâu là bánh chưng, đâu là bánh đúc.
Theo DV
Đối đáp hài hước đầu năm Nhâm Thìn Tự khai Trong đám đông đang xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt mua vé tàu Tết Nhâm Thìn, một người tự nhiên đấm đấm vào lưng người đứng trước. Giật mình, người đàn ông quay lại, chau mày: - Anh làm cái trò khỉ gì thế? - À, tôi là bác sĩ trị liệu, tôi thấy rõ ràng là ông đang căng...