Tổng tuyển cử năm 2019 ở Ấn Độ sẽ đắt đỏ nhất thế giới
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Ấn Độ sẽ là cuộc bầu cử đắt đỏ nhất trong lịch sử nước này, và có lẽ là một trong những cuộc bầu cử tốn kém nhất từng được tổ chức tại bất kỳ quốc gia dân chủ nào.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: ndtv.com)
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, một chuyên gia tại Mỹ cho rằng cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Ấn Độ sẽ là cuộc bầu cử đắt đỏ nhất trong lịch sử quốc gia Nam Á này, và có lẽ là một trong những cuộc bầu cử tốn kém nhất từng được tổ chức tại bất kỳ quốc gia dân chủ nào.
Dự kiến, Ủy ban Bầu cử Ấn Độ sẽ sớm công bố lịch trình tổ chức cuộc bầu cử Hạ viện khóa 17, theo kế hoạch diễn ra trong tháng 4 hoặc tháng 5 tới, để bầu ra 543 nghị sỹ.
Ông Milan Vaishnav, nhà nghiên cứu cao cấp và Giám đốc Chương trình Nam Á tại cơ quan nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace ở Mỹ nói với PTI: “Tổng chi phí cho cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ năm 2016 là 6,5 tỷ USD. Nếu cuộc bầu cử Hạ viện năm 2014 ở Ấn Độ tốn kém khoảng 5 tỷ USD, thì chắc chắn cuộc bầu cử năm 2019 này sẽ dễ dàng vượt qua con số đó, khiến đây là cuộc bầu cử đắt đỏ nhất trên thế giới.”
Theo chuyên gia này, nhiều khả năng tổng chi phí để tổ chức cuộc tổng tuyển cử 2019 ở Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi so với hồi năm 2014.
Video đang HOT
Ông Vaishnav cũng đánh giá gần như không thể xác định nguồn tài trợ tranh cử của một đảng phái hay chính trị gia. Hầu như không có nhà tài trợ nào muốn tiết lộ phần đóng góp của mình vì lo ngại bị trả đũa nếu đảng mà họ ưa thích không lên nắm quyền.
Kết quả thăm dò trước bầu cử cho thấy, tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền và phe đối lập đang thu hẹp dần./.
Theo TTXVN/Vietnam
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan leo thang
Sau vụ tấn công ở Pulwama, Ấn Độ đã áp dụng một số biện pháp trả đũa như rút lại quy chế tối huệ quốc đối với Pakistan, áp thuế 200% đối với hàng hóa từ Pakistan,...
Chia sẻ nguồn nước là một vấn đề gây tranh cãi lâu nay giữa Ấn Độ và Pakistan
Sau khi phát động chiến tranh ngoại giao, Ấn Độ đã quyết định chặn dòng nước chảy vào Pakistan từ các con sông ở miền Đông do nước này kiểm soát, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước láng giềng Nam Á này gia tăng sau vụ đánh bom liều chết làm 40 binh sĩ và thành viên lực lượng bán quân sự của Ấn Độ thiệt mạng tại khu vực Kashmir.
Nguồn nước và thể thao
Trên trang Twitter, Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Nguồn nước Ấn Độ Nitin Gadkari nêu rõ, Ấn Độ sẽ đảo ngược dòng chảy từ các con sông trên và cung cấp cho người dân sinh sống tại khu vực Jammu cũng như Kashmir và Punjab.
Chia sẻ nguồn nước là một vấn đề gây tranh cãi lâu nay giữa Ấn Độ và Pakistan. Islamabad luôn nêu vấn đề "chia sẻ nước không công bằng" từ Ấn Độ trong các cuộc đối thoại. Trong khi đó, New Delhi khẳng định luôn tôn trọng các cam kết theo Hiệp ước nguồn nước sông Ấn (IWT), một thỏa thuận do Ngân hàng Thế giới (WB) làm trung gian đã được 2 nước láng giềng Nam Á này ký kết năm 1960.
Theo đó, Ấn Độ được toàn quyền sử dụng 3 dòng sông phía Đông là Ravi, Sutlej và Bayas, trong khi Pakistan được hưởng 3 dòng sông phía Tây gồm Jehlum, Chenab và Indus. Tuy vậy, hiệp ước cho phép Ấn Độ có thể xây dựng các đập thủy điện trên các con sông phía Tây với điều kiện không xây hồ dự trữ nước.
Sau vụ tấn công ở Pulwama, Ấn Độ đã áp dụng một số biện pháp trả đũa như rút lại quy chế tối huệ quốc đối với Pakistan, áp thuế 200% đối với hàng hóa từ Pakistan, chuẩn bị hồ sơ đề nghị liệt Pakistan vào danh sách đen vì tài trợ khủng bố và thậm chí còn có tiếng nói trong chính phủ yêu cầu Ấn Độ gây sức ép để Hội đồng Cricket quốc tế loại Pakistan khỏi giải World Cup Cricket 2019 sắp tới. Hiện Ấn Độ chiếm tới 65%-70% nguồn tài trợ của giải này.
Chính phủ Ấn Độ khẳng định "có bằng chứng không thể chối cãi" về sự dính líu của Pakistan trong vụ việc trên.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo sẽ đáp trả mạnh vụ đánh bom này. Tòa án Tối cao Ấn Độ ngày 22-2 đã yêu cầu các lãnh đạo chính quyền bang và cảnh sát trưởng các bang trên cả nước có biện pháp tăng cường bảo vệ người dân Kashmir, đảm bảo "không xảy ra các vụ tấn công, đe dọa hay tẩy chay xã hội" liên quan đến vụ đánh bom liều chết hôm 14-2 làm 40 nhân viên an ninh của Ấn Độ thiệt mạng. Hơn 700 sinh viên, công nhân và thương gia người Kashmir từ khắp mọi miền Ấn Độ đã phải trở lại vùng Himalaya để tránh các hoạt động trả đũa bạo lực sau vụ tấn công trên.
Pakistan cáo buộc ngược lại
Ngày 22-2, người phát ngôn của quân đội Pakistan, Thiếu tướng Asif Ghafoor tuyên bố Pakistan không có ý định khơi mào cuộc chiến, song sẵn sàng phòng vệ trước bất kỳ cuộc tấn công nào của Ấn Độ và sẽ đáp trả "tổng lực". Thiếu tướng Ghafoor cho biết quân đội Pakistan được đặt trong tình trạng sẵn sàng đáp trả tổng lực trước mối đe dọa lớn.
Phản ứng trước quyết định ngăn nguồn nước của Ấn Độ, trả lời phỏng vấn báo Dawn tối 21-2, Bộ trưởng Tài nguyên nước của Pakistan, ông Khawaja Shumail, tuyên bố không quan ngại đến việc Ấn Độ sẽ chặn dòng nước từ các con sông ở miền Đông. Vì theo các điều khoản của IWT, Ấn Độ có quyền. Tuy nhiên, Pakistan sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu New Delhi chuyển hướng dòng chảy 3 con sông từ phía Tây.
Phía Pakistan cho rằng, cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Pulwama, Kashmir hôm 14-2 đã được lên kế hoạch và thực hiện từ trong Ấn Độ. Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban An ninh quốc gia (NSC) do Thủ tướng Imran Khan đứng đầu, nhằm thảo luận tình hình địa chính trị, đặc biệt là môi trường an ninh quốc gia, nổi lên sau sự kiện Pulwama. Theo tuyên bố, NSC đã chính thức cho phép các lực lượng vũ trang "đáp trả dứt khoát và toàn diện bất cứ hành động gây hấn hay mạo hiểm nào của Ấn Độ".
Nhắc lại lời kêu gọi trước đó của Thủ tướng Imran Khan trong bài phát biểu về vụ tấn công Pulwama, tuyên bố nhấn mạnh, Ấn Độ cần tự suy nghĩ một cách sâu sắc để biết được tại sao người dân Kashmir không sợ chết.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo SGGP
Thủ tướng Ấn Độ lên án mạnh mẽ vụ tiến công khủng bố tại Ca-sơ-mia Theo Roi-tơ, ngày 15-2, Thủ tướng Ấn Độ N.Mô-đi đã lên án mạnh mẽ vụ tiến công khủng bố đẫm máu ở khu vực Ca-sơ-mia, cực bắc Ấn Độ, làm ít nhất 44 binh sĩ chết. Hiện trường vụ đánh bom xe liều chết ở Ca-sơ-mia, Ấn Độ. Thủ tướng N.Mô-đi cho rằng, đây là hành động hèn hạ, đồng thời khẳng định...