Tổng thu nhập 25 triệu nhưng không tích được đồng nào vì phải nuôi cả bố mẹ chồng và em chồng
Ở một thành phố như Hà Nội, với mức lương của hai vợ chồng là 25 triệu, lại đã có nhà cửa đàng hoàng rồi, Hồng nghĩ là thế khá khi vợ chồng cô mới chỉ có một đứa con. Thế nhưng, từ khi bố mẹ chồng cùng em chồng ra ở cùng, cô chẳng tích cóp được đồng nào, thậm chí có tháng còn thiếu.
Ảnh minh họa
Hồng lấy Quân khi mới 25 tuổi. Ở thành phố lấy chồng ở độ tuổi đó còn được cho là sớm. Lấy xong, hai bên gia đình còn cho tiền mua một căn chưng cư bậc trung khiến ai cũng ghen tỵ với cuộc sống của Hồng. Chính cô cũng cảm thấy mình hạnh phúc khi chồng cũng không bắt Hồng sinh con ngay mà kế hoạch gần một năm để hai vợ chồng có thời gian đi du lịch cùng nhau.
Sau một năm du hí khắp nơi, Hồng mang bầu. Từ hồi Hồng có em bé, mẹ chồng cô đã rậm rịch chuẩn bị để từ Thanh Hóa ra chăm cháu nội. Cả hai ông bà đều về hưu nên khá rảnh rỗi. Ngày Hồng lên bàn sinh, cả bố mẹ chồng nhanh chóng gói ghém đồ ra ở với con. Ông bà ngoại thấy thế cũng thấy mừng cho con mình bởi có ông bà nội ra đỡ đần. Hồng cũng nghĩ có ông bà ở cùng hai mẹ con cũng đỡ được nhiều việc. Nhưng tất cả đều không như tưởng tượng của cô.
Tuy đỡ đần vợ chồng Hồng được việc trông cháu nhưng bố mẹ chồng lại lắm yêu sách. Hồng sinh nở không đi làm nên tất cả chi tiêu đều trông vào lương của chồng. Lương của Quân tháng 15 triệu nhưng phải đưa cho ông bà nội 10 triệu để chi tiêu từ đi chợ đến bỉm của cháu. Ông bà tuy có lương hưu cả nhưng lại không xì ra một đồng nào, chỉ giữ khư khư để dành tiền đi du lịch. Lúc này, ông bà cũng chưa đòi hỏi gì mấy vì thương con trai. Nhưng đến khi hết 6 tháng nghỉ sinh, Hồng đi làm, lại thêm được 10 triệu vào tổng thu nhập thì ông bà mới hay có việc này việc nọ.
Ngoài khoản đưa cho ông bà 10 triệu, thì thỉnh thoảng bà lại đặt mua hoa nghệ tây để uống cho khỏe, một tuần vào ngày nghỉ bà lại giao con cho vợ chồng trông rồi xin thêm tiền đi dưỡng da làm đẹp. Bố chồng thì lại tốn tiền mưa vợt với giày thể thao để đi tập hàng chiều.
Chưa kể, cô em chồng đi làm bên Nhật lại trở về Việt Nam làm việc không có chỗ ở cũng chuyển đến nhà Hồng ở ké. Làm việc cho công ty nước ngoài nên cô em chồng cũng đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Đã thế, dù đã ở mấy tháng rồi mà chẳng thấy đưa cho Hồng đồng nào để chi tiêu. Thắc mắc với chồng thì sáng hôm sau mẹ chồng lại bảo với cô, em nó đi từ sáng sớm đến tối mịt có tốn gì đâu, chỉ thêm cái đũa cái bát ăn cơm buổi tối nên thu tiền của nó làm gì, với lại nó cũng đang dồn tiền mua chung cư nên chẳng mấy mà dọn ra đâu. Nghe mẹ chồng nói thế Hồng cũng đành ậm ừ cho qua chuyện.
Video đang HOT
Nói là thế nhưng sống trong nhà đến cả năm rồi cũng chả thấy cô em chồng đả động gì đến việc ra ở riêng. Trong khí đó bao nhiêu khoản phát sinh khiến Hồng cũng khá chật vật. Có thêm em chồng, căn hộ ba phòng ngủ phải lắp tận 3 cái điều hòa, hoa quả, đồ ăn cũng phải mua thêm cho đủ. Tốn đủ đường nhưng Hồng không dám nói nhiều. Tổng thu nhập của hai vợ chồng Hồng được 25 triệu mà hằng tháng đều hết sạch, chẳng để ra được đồng nào.
Đến lúc con trai hơn hai tuổi phải đi học mẫu giáo thì Hồng phải chắt bóp chi tiêu. Từ dầu ăn, dầu gội đầu, sữa tắm, nước mắm, đồ dùng sinh hoạt Hồng đều phải chuyển sang dùng loại giá rẻ hơn một nửa. Cô cũng rút lại 5 triệu tiền đưa cho ông bà để chủ động việc chợ, từ chỗ thịt cá ê hề giờ cô chỉ mua một ít để nấu vào canh, xào vào rau cho đỡ tốn. Các khoản làm đẹp của bà mẹ chồng hàng tuần cô cũng cắt luôn với lý do dạo này làm ăn kém nên hết tiền.
Thấy sự thay đổi của con dâu, bố mẹ chồng và em chồng Hồng bực ra mặt, nói mát nói mẻ đủ kiểu. Xong còn nói với cả Quân khiến anh lôi Hồng ra nói chuyện. Được dịp, Hồng xả hết nỗi bực dọc trong lòng. Quân đi làm về cứ đưa tiền mà không biết rằng Hồng phải sít sao chi tiêu thế nào, vất vả ra sao. Nhất là giờ con đi học, con phải tiền học phí, tiền học tiếng Anh… đủ thứ tiền phải chi. Lương hai vợ chồng một tháng 25 triệu mà chẳng để ra được đồng nào phòng khi ốm đau. Nghe vợ nói thế, Quan cũng đuối lý, nhưng vẫn bênh bố mẹ và em. Anh bảo với Hồng, có ông bà cơm nước, đưa con đi học cho đỡ được nhiêu, nhiều nhà phải thuê osin thì sao.
Nghe tiếng vợ chồng cãi nhau, bố mẹ chồng cũng nhảy vào chì chiết Hồng, nhà người ta thì mời ông bà lên không được, đây chủ động lên chăm con cho chúng nó thì bị đối xử không ra gì. Hồng uất ức chảy nước mắt nói với ông bà: “Con chưa từng dám kêu ca gì với bố mẹ, nuôi bố mẹ là trách nhiệm của bọn con, nhưng giờ cháu đã đi học, lại phải nuôi thêm cô Liên con thực sự không kham nổi. Con thực sự không biết phải chi tiêu làm sao cho vừa”.
Phải vượt qua ngưỡng chịu đựng thì Hồng mới dám nói thẳng ra như thế. Cô nghĩ giới hạn cuối cùng thì phải ly hôn chứ cô không thể vừa đi làm, vừa chăm con, vừa làm việc nhà, vừa ức chế tinh thần như thế này.
Theo Báo gia đình
Vợ chồng lạnh nhạt vì đám cưới xa hoa của em chồng
Tôi thấy em chồng quá
Chồng tôi là anh cả trong một gia đình đông anh em trai. Chúng tôi cưới nhau đã bốn năm và hiện có bé trai hai tuổi. Thời điểm vợ chồng cưới xin, chi phí đám cưới đều do vốn tích cóp làm thêm từ thời sinh viên của hai đứa bỏ ra, không ỷ lại cậy nhờ bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ điều gì.
Chồng tôi là anh cả trong gia đình có ba anh em trai. Do xuất phát điểm khó khăn nên vợ chồng tôi đều "tự lực cánh sinh" trong đám cưới, không dám nhờ cậy bố mẹ đôi bên. Ảnh minh họa
Sau khi cưới nhau, chồng tôi đứng ra lập công ty riêng. Thời điểm đầu cần phải gom vốn và xoay vòng cho công ty hoạt động có hiệu quả nên chúng tôi khá chật vật về kinh tế. Xác định để chồng gây dựng sự nghiệp, lo việc lớn nên tiền sinh hoạt phí và nuôi con, một mình tôi xoay xở cáng đáng, không muốn phiền lụy đến anh nữa.
Cả hai vợ chồng đều nỗ lực theo cách riêng của mình. Ai cũng ý thức "phần vai" phải gánh theo hoàn cảnh thực tại. Sự việc chẳng có gì đáng nói nếu em chồng không đùng đùng đòi cưới vợ.
Trước đó em không hề có ý thể hiện mình đang yêu đương tìm hiểu ai. Khi anh chị em trong nhà giục chuyện vợ con, em đều cười hề hề, nói chuyện vợ con là việc hệ trọng cả đời, không phải muốn là có ngay được. Thế mà bỗng nhiên em đòi cưới vợ ngay trong tháng tới. Cô vợ sắp cưới, em cũng chưa một lần dẫn về ra mắt.
Chúng tôi chưa thực sự được gặp gỡ thành viên mới sắp tới của gia đình được một lần. Thế nhưng qua lời em kể, cô gái đó ngoan hiền lắm, là bạn học thời phổ thông tình cờ gặp lại, bị "tiếng sét ái tình" đánh ngang nên phải lòng nhau và tiến tới nhanh lắm. Nhìn hình thấy cô dâu sắp cưới cũng xinh xắn dễ thương, con nhà nề nếp nên chúng tôi tạm yên tâm.
Em chồng dự định tổ chức đám cưới ba nơi: bên gia đình vợ, bên quê nội chồng tôi và ở Hà Nội. Hiện em mới ra trường, cũng chưa tích lũy được nhiều nên có ý hỏi vay vợ chồng tôi 50 triệu để chi phí cho đám cưới.
Tôi hỏi chồng hiện anh có tiền mặt trong tay không? Nếu thực tế đang khó khăn thì cứ nói thẳng với em trai, để em biết mà tính cách khác, không có ý ỷ lại anh cả được nữa. Thế nhưng chồng tôi vốn mắc bệnh "sĩ", đang làm giám đốc một công ty, lại là anh cả trong gia đình, giờ nói không có tiền cho em trai trong tiệc cưới, nghe chừng "mất mặt" quá.
Hiểu tính chồng, tôi làm công tác tư tưởng, nói anh cứ có sao thể hiện vậy, không cần "quá gồng, quá cố" làm gì. Nếu thực tế không lo cho em được 50 triệu, thì có thể đứng ra chịu trách nhiệm lo một khâu trong đám cưới, và mừng vợ chồng em trai 5-10 triệu là đẹp rồi. Nếu vợ chồng mình ăn nên làm ra trong tương lai, sẽ tính thêm. Tiền nuôi con còn khó khăn trong thời điểm hiện tại, giờ cho em trai "vay" số tiền lớn kia, chỉ để khoe mẽ với thiên hạ, e chừng không hợp lý.
Thế nhưng sau cuộc trò chuyện của chúng tôi, anh có vẻ buồn và trăn trở. Anh nói bố mẹ anh đã vất vả nuôi ba anh em ăn học trưởng thành. Anh là con trai cả, tạm coi là thành đạt sớm, cũng là chỗ để bố mẹ gửi gắm cậy nhờ lo cho các em. Giờ em ngỏ lời vay tiền để lo việc lớn, nếu không có anh cũng cố vay mượn để lo cho em bằng được, những mong em mình được "bằng bạn bằng bè", mát mặt với người ta.
Tôi hoàn toàn không ủng hộ quan điểm đó. Đã đành em chồng mới ra trường được một năm, kinh tế chưa vững nên mới nhờ cậy đến anh cả. Nhưng biết tình hình thực tế như vậy thì em cũng nên "liệu cơm gắp mắm".
Em nói không có tiền mà tổ chức đám cưới hoành tráng ba nơi, lại còn có màn cầu hôn nhẫn kim cương, sau đám cưới đi hưởng tuần trăng mật Thái Lan. Tôi thấy em chồng quá "sống ảo", còn chồng thì mắc bệnh "sĩ diện" nên chán chẳng buồn góp ý nữa.
Em chồng hỏi anh trai số tiền lớn chỉ để tổ chức đám cưới xa hoa, không phù hợp với thực tế cuộc sống. Ảnh minh họa
Hơn nữa, em chồng ngỏ ý số tiền 50 triệu kia là chồng tôi "cho vay". Nhưng anh em ruột trong nhà, đụng đến chuyện tiền nong khó nói vô cùng. Giờ trên danh nghĩa là chồng tôi đứng ra cho em trai vay, nhưng khi chúng tôi cần, biết bao giờ được vợ chồng em trả lại? Rồi vay - cho đánh đồng, lúc đó có khi vì đồng tiền mà sứt mẻ tình anh em.
Vì chuyện em trai chồng làm đám cưới mà vợ chồng tôi "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Tôi biết anh em họ rất đoàn kết và thương nhau, chỉ cần một trong ba người kia có khó khăn là những thành viên còn lại xúm vào lo toan cùng, trách nhiệm không kém gì việc của chính mình.
Tôi lo với tính cách của chồng, nếu không có sẵn tiền mặt, thể nào anh cũng cố chạy vạy vay mượn để lo cho em mình bằng được. Rồi số nợ đó sau này cả tôi cũng phải gánh vác cùng chứ đâu phải riêng anh. Tôi thấy buồn và rối quá mà chẳng biết giải quyết thế nào cho hợp nhẽ.
Theo Báo Phụ Nữ
Em trai chồng đặt máy ghi âm trong phòng ngủ chị dâu và cái kết đau đớn Tôi đã từng là cánh tay phải đắc lực của bố mẹ chồng. Thế nhưng kể từ khi công việc kinh doanh của bố mẹ tôi gặp khó khăn, rất nhiều tài sản phải bán vì cậu em chồng "phá gia chi tử" thì tôi trở thành cái gai trong mắt mọi người... Ảnh minh họa Trước khi đến với tôi, chồng tôi...