Tổng thư ký NATO nêu cách Ukraine có thể đảo ngược tổn thất ở tiền tuyến
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Mark Rutte cho rằng các quốc gia thành viên nên cung cấp hỗ trợ dài hạn cho Kiev để họ giành lại các vùng lãnh thổ đã mất từ Liên bang Nga.
Ông Mark Rutte phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, ngày 17/6. Ảnh: THX/TTXVN
“Chúng ta phải đảm bảo rằng viện trợ quốc phòng sẽ tiếp tục chảy vào Ukraine. Vũ khí và ngân sách sẽ đưa Ukraine từ vị thế mất lãnh thổ sang vị thế có thể ổn định mặt trận, và sau đó giành lại những gì đã mất từ tay Nga”, đài RT (Nga) dẫn tuyên bố của ông Rutte trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 13/11.
Các thành viên NATO ở châu Âu đang tăng tốc viện trợ cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới. Chính trị gia của đảng Cộng hòa đã chỉ trích mức viện trợ được gửi đến Ukraine dưới thời Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và lập luận rằng người châu Âu nên gánh vác nhiều gánh nặng hơn. Trong khi đó, ông Biden đã cam kết sẽ hỗ trợ Kiev “cho đến chừng nào còn cần” để đánh bại Nga.
Video đang HOT
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng tuyên bố ông có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tuần trước, ông được cho là có ý định thực hiện lời hứa đó bằng cách tận dụng sự hỗ trợ của Mỹ để gây sức ép lên Kiev và Moskva.
Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông, quân đội Nga đã tiến quân với tốc độ nhanh nhất trong nhiều tháng. Tiến độ của chiến dịch tấn công đã tăng lên sau khi nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky ra lệnh tấn công tỉnh biên giới Kursk của Nga hồi tháng 8, sử dụng một số binh sĩ được trang bị tốt nhất của nước này cho chiến dịch này. Moskva cho rằng lực lượng Ukraine đã phải chịu tổn thất nặng nề, với 32.000 thương vong chỉ trong 3 tháng tấn công lãnh thổ Nga.
Các quan chức Nga mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống lại nước này, mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng chiến đấu “cho đến người Ukraine cuối cùng”.
Về phần mình, Moskva tuyên bố sẽ chỉ chấm dứt xung đột khi đạt được tất cả các mục tiêu an ninh quốc gia, bất kể Mỹ và các đồng minh đổ bao nhiêu nguồn lực vào quỹ chiến tranh của Kiev.
Cả Tổng thư ký NATO và Thủ tướng Ba Lan đều ủng hộ của Ukraine. Ông Rutte nói rằng cuộc xung đột đang ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở nhiều khu vực khác trên thế giới, làm nổi bật sứ mệnh toàn cầu của NATO.
Tỷ lệ người Ukraine ủng hộ gia nhập EU và NATO suy giảm
Mặc dù vẫn giữ vững mong muốn hội nhập với phương Tây, nhưng người dân Ukraine ngày càng thể hiện cái nhìn thực tế và có sự phân hóa quan điểm rõ rệt giữa các vùng miền.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Kiev, ngày 20/11/2023. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo một cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện bởi nhóm xã hội học Rating và được tờ Pravda (Ukraine) đưa tin ngày 13/11, người dân Ukraine đang cho thấy dấu hiệu giảm sút trong việc ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Số liệu khảo sát từ tháng 9/2024 cho thấy 75% người Ukraine ủng hộ gia nhập EU, giảm đáng kể 10 điểm phần trăm so với mức đỉnh 85% được ghi nhận vào tháng 2/2023. Trong khi đó, chỉ có 2% người được hỏi bày tỏ mong muốn hợp tác với Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan. Đáng chú ý, có tới hơn 20% người tham gia khảo sát lựa chọn phương án khác.
Về phân bố địa lý, ủng hộ gia nhập EU có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Khu vực phía Tây Ukraine ghi nhận tỷ lệ ủng hộ cao nhất, trong khi người dân ở phía Nam và phía Đông thể hiện mức độ ủng hộ thấp hơn.
Tương tự, xu hướng giảm sút cũng được phản ánh trong thái độ của người dân Ukraine đối với việc gia nhập NATO. Nếu một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 9/2024, 75% người dân sẽ bỏ phiếu tán thành việc Ukraine gia nhập NATO, thấp hơn so với mức 82% được ghi nhận vào tháng 2/2023. Tỷ lệ phản đối chiếm 7%, trong khi 16% còn lại cho biết sẽ bỏ phiếu trắng hoặc không có ý kiến.
Dù vậy, mức độ ủng hộ NATO hiện tại vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu xung đột. Cụ thể, vào tháng 4/2022, chỉ có 59% người Ukraine ủng hộ việc gia nhập liên minh quân sự này. Sự phân hóa trong quan điểm giữa các vùng miền cũng được thể hiện rõ: khu vực phía Tây có tỷ lệ ủng hộ NATO lên tới 83%, trong khi con số này ở phía Đông chỉ đạt 59%.
Đáng chú ý, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng đa số người dân Ukraine có cái nhìn thực tế về lộ trình gia nhập EU. Họ nhận định quá trình này có thể kéo dài ít nhất 5 năm trước khi Ukraine chính thức trở thành thành viên của khối này.
Mặc dù có sự sụt giảm trong tỷ lệ ủng hộ, những con số trên vẫn cho thấy đa số người dân Ukraine tiếp tục ủng hộ định hướng hội nhập với phương Tây. Điều này phản ánh nguyện vọng của người dân trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực thúc đẩy quá trình cải cách để đáp ứng các tiêu chí thành viên của cả EU và NATO.
Nga tố NATO đùa với lửa, cảnh báo hậu quả thảm khốc Quan chức Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu NATO mở đường cho Ukraine tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: AFP). "Nếu chính quyền Kiev được phép thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, chúng tôi sẽ coi đó tương tự với việc các...