Tổng thư ký LHQ nêu 4 lĩnh vực cần chú trọng sau đại dịch COVID-19
Ngày 14/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới thực hiện các hành động khẩn cấp trong 4 lĩnh vực để tăng tốc quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 theo hướng tiến bộ hơn và tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững.
Người dân di chuyển trên đường phố tại London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Lĩnh vực đầu tiên mà Tổng thư ký LHQ đề cập là phục hồi sau đại dịch tại mỗi quốc gia. Phát biểu khai mạc phiên họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững, ông Guterres nêu rõ cần đảm bảo quyền tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với vaccine phòng COVID-19, các phương pháp điều trị và xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Đặc biệt, ông nhấn mạnh cần nghiêm túc nỗ lực tăng số lượng các quốc gia có thể sản xuất vaccine, nâng cao năng lực chẩn đoán và các công nghệ khác có giá trị trong tương lai.
Theo Tổng thư ký LHQ, các chính phủ cần phối hợp với ngành dược phẩm và các bên liên quan khác để cùng chia sẻ các loại giấy phép, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, giúp nhiều quốc gia khác sản xuất vaccine và các sản phẩm y tế quan trọng khác. Bên cạnh đó, ông cũng nêu bật tầm quan trọng của việc củng cố hệ thống y tế, nhằm đảm bảo các đợt dịch trong tương lai được kiểm soát tốt hơn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng toàn diện.
Video đang HOT
Lĩnh vực thứ 2 là ứng phó với khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính. Ông Guterres cho rằng các mặt hàng lương thực của Ukraine, thực phẩm và phân bón do Nga sản xuất cần được đưa trở lại thị trường thế giới, bất chấp xung đột còn tiếp diễn. Tuy nhiên, ông khẳng định để tìm ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng hiện nay cần có giải pháp khắc phục tình trạng bất bình đẳng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Cụ thể, ông Guterres cho rằng cần cung cấp nguồn lực và dư địa tài chính cho các quốc gia và cộng đồng, trong đó có các quốc gia thu nhập trung bình với khả năng tài chính thậm chí hạn chế hơn so 3 năm trước. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính toàn cầu phải tận dụng tất cả các công cụ một cách linh hoạt”. Tổng thư ký LHQ cho rằng chính hệ thống tài chính toàn cầu đang không đáp ứng được nhu cầu của các nước đang phát triển và thế giới cần một hệ thống vận hành vì những cộng đồng dễ bị tổn thương.
Người dân kéo xe chở hàng trên đường phố tại Colombo, Sri Lanka, ngày 7/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Lĩnh vực thứ 3 là đầu tư về con người. Theo Tổng thư ký Guterres, đại dịch COVID-19 đã chỉ ra những tác động của tình trạng bất bình đẳng trong mỗi nước và giữa các quốc gia, khi chính những người dễ bị tổn thương nhất lại gặp nhiều khó khăn nhất trong bối cảnh khủng hoảng. Do đó, ông cho rằng đây là thời điểm phù hợp để ưu tiên đầu tư cho con người, xây dựng một quy ước xã hội mới dựa trên cơ sở bảo trợ xã hội toàn dân và cải tổ các hệ thống hỗ trợ xã hội được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Lĩnh vực thứ 4 mà Tổng thư ký LHQ muốn thúc đẩy là hành động vì khí hậu. Ông lưu ý rằng kết quả thành hay bại của những nỗ lực thực hiện mục tiêu kiềm chế mức nhiệt tăng toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ sớm được làm rõ trong thập kỷ này. Mặc dù để đạt được mục tiêu này, lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030 phải giảm 45% so với mức của năm 2010 nhưng các cam kết hiện tại sẽ dẫn đến việc lượng khí thải tăng 14% vào thời điểm đó.
Việc chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thông qua cuộc cách mạng năng lượng tái tạo nên được coi là ưu tiên hàng đầu. Các quốc gia phát triển cần nỗ lực để triển khai cam kết hỗ trợ tài chính trị giá 100 tỷ USD, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu một cách thật sự có ý nghĩa và mang lại thay đổi. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển phải được tiếp cận với nguồn lực và công nghệ cần có và các hệ thống cảnh báo sớm cần phải được lắp đặt ở các khu vực có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong vòng 5 năm tới.
WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 'chưa có dấu hiệu chấm dứt'
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt", đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang "tự do lưu hành" trên thế giới.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nêu rõ: "Các làn sóng mới cho thấy một lần nữa dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Virus SARS-CoV-2 đang tự do lưu hành và các nước không quản lý tốt gánh nặng bệnh tật dựa trên năng lực của các nước, cả về tình trạng nhập viện đối với các ca bệnh nghiêm trọng và ngày càng nhiều người mắc hội chứng hậu COVID".
Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày một gia tăng, gây áp lực hơn nữa lên hệ thống và nhân viên y tế vốn đã bị kéo căng. Theo người đứng đầu WHO, trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện gia tăng, chính phủ các nước cũng phải triển khai các biện pháp đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.
Trong khi đó, Ủy ban tình trạng khẩn cấp thuộc WHO trong cuộc họp trực tuyến ngày 8/7 đã xác định bệnh COVID-19 vẫn là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC), mức báo động cao nhất của WHO. Ủy ban trên bao gồm các chuyên gia độc lập, cho biết số ca mắc đang gia tăng, virus vẫn đang phát triển và gây áp lực lên hệ thống y tế ở một số nước, đồng nghĩa là tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp.
Theo Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, số ca mắc COVID-19 thông báo lên WHO đã tăng 30% trong hai tuần qua chủ yếu do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra, cũng như việc các nước dỡ bỏ các biện pháp phòng chống.
Ông Ryan cho biết những thay đổi mới đây trong chính sách xét nghiệm đang cản trở việc phát hiện các ca bệnh và giám sát sự phát triển của virus gây bệnh.
Ủy ban tình trạng khẩn cấp cũng bày tỏ lo ngại về việc giảm mạnh hoạt động xét nghiệm dẫn tới giảm hoạt động giám sát và giải trình tự bộ gene virus SARS-CoV-2 .
Dân số Đức tăng trở lại sau đại dịch COVID-19 Nhập cư đang khiến dân số ở Đức tăng nhẹ trở lại sau khi chững lại trong đại dịch COVID-19. Hành khách tại sân bay Brandenburg, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo mới nhất của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) về thay đổi dân số Đức trong đại dịch cho biết, tính đến cuối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất tại Myanmar: LHQ kêu gọi thế giới chung tay hỗ trợ

Chuyên gia lo ngại về mối đe doạ mới đối với Mỹ do băng tan ở Bắc Cực

Chính phủ Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ

Mưa lớn, lũ quét tại Trung Tây và miền Nam nước Mỹ

Lãnh đạo thế giới đầu tiên sẽ trực tiếp gặp Tổng thống Trump để đàm phán về thuế quan

Phó Tổng thống Iran mất chức vì đi du lịch xa xỉ

Những người giàu nhất thế giới mất hơn 200 tỷ USD sau một đêm

Hổ nổi điên tấn công khiến nạn nhân phải cắt cụt tay, người xem hoảng loạn

"Bẫy tử thần" từ trên cao: Ukraine bày trận địa thách thức Nga

Phòng không Ukraine "hụt hơi" khi mưa hỏa lực Nga ngày càng dữ dội

California không muốn áp dụng chính sách thuế quan của ông Trump

Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch giảm thuế của ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Tình tin đồn của mỹ nam BTS bị tố làm gái gọi
Sao châu á
18:22:36 06/04/2025
4 công thức làm đẹp da từ quả bơ
Làm đẹp
18:19:25 06/04/2025
Top 5 con giáp vận khí hanh thông, tiền tài rực rỡ trong tháng 4 Âm lịch
Trắc nghiệm
17:49:24 06/04/2025
Cặp đôi Gen Z Vbiz chính thức "chốt đơn" sau 6 năm hẹn hò, cảnh tượng cầu hôn gây xôn xao
Sao việt
17:42:10 06/04/2025
Xúc động mẹ 80 tuổi ngồi xe lăn vượt 50km tới thăm mộ con trai trong tết Thanh Minh
Netizen
16:03:09 06/04/2025
Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano'
Hậu trường phim
16:01:09 06/04/2025
Chi tiêu tối giản 5 năm, tôi nhận ra 6 thứ này không cần mua mới!
Sáng tạo
15:25:02 06/04/2025
"Nữ thần đạo nhái" bị cả nước quay lưng vì "ăn cắp còn la làng", nhan sắc lẫn sự nghiệp lao dốc không phanh
Nhạc quốc tế
14:06:14 06/04/2025
Quyền Linh phấn khích khi mẹ đàng trai đem danh lam thắng cảnh thuyết phục cô gái
Tv show
14:02:07 06/04/2025
Kẹo rau Kera có chất làm thuốc xổ hàm lượng cao, đánh vào nỗi sợ của nhiều người
Sức khỏe
14:01:30 06/04/2025