Tổng thư ký LHQ: Hệ thống cảnh báo sớm là chìa khóa cứu sống con người
Ngày 6/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của các hệ thống cảnh báo sớm.
Lời nhắc nhở này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, như những trận lũ lụt tàn phá ở Tây Ban Nha gần đây.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ, ngày 7/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp nhân Ngày thế giới nhận thức về sóng thần, ông Guterres nhắc lại rằng năm nay đán.h dấu 20 năm kể từ thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương, một trong những thảm họa chế.t chóc nhất trong lịch sử gần đây khi có tới hơn 230.000 người đã thiệ.t mạn.g. Ông cho biết hiện khoảng 700 triệu người trên thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ từ sóng thần và cảnh báo sớm sẽ là chìa khóa cứu sống con người. “Cách bảo vệ tốt nhất chính là thông qua sáng kiến Cảnh báo sớm cho tất cả do LHQ phát động, nhằm đảm bảo mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận các hệ thống cảnh báo cứu sinh kịp thời”, người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới nhấn mạnh.
Mặc dù sóng thần là hiện tượng hiếm gặp nhưng theo báo cáo của Văn phòng LHQ về giảm thiểu rủi ro thảm họa (UNDRR), đây vẫn là một trong những hiểm họa thiên nhiên chế.t chóc nhất hành tinh. Các trận sóng thần – thường được kích hoạt bởi động đất dưới đáy biển, núi lửa phun trào hoặc sạt lở đất – đã cướp đi hơn 260.000 sinh mạng và gây thiệt hại kinh tế hơn 280 tỷ USD trong suốt thế kỷ qua.
Theo Ủy ban liên chính phủ về đại dương (IOC) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), với tốc độ di chuyển lên tới 800 km/h, sóng thần có thể tấ.n côn.g các bờ biển chỉ trong vài phút sau khi có sự kiện kích hoạt. Điều này tạo ra thách thức rất lớn trong việc cảnh báo sớm và bảo vệ người dân, đặc biệt là những người sống ở các khu vực ven biển.
Video đang HOT
Trên thực tế, các hệ thống cảnh báo sớm cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại về người và của từ các thảm họa trên toàn thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi khoản đầu tư vào hệ thống cảnh báo sớm có thể mang lại lợi ích gấp 10 lần, cả về số sinh mạng được cứu sống và thiệt hại tài sản được ngăn chặn. Theo lời của Tổng thư ký Guterres, “biến đổi khí hậu do con người gây ra đang dẫn đến những điều kiện thời tiết và khí hậu cực đoan hơn, nên các hệ thống cảnh báo sớm không phải là sự xa xỉ, mà là công cụ hiệu quả giúp cứu sống hàng triệu người”.
Mặc dù đã có những tiến bộ về công nghệ trong việc dự báo và giám sát thảm họa, nhưng vẫn còn những thách thức đáng kể. Theo các đán.h giá gần đây của LHQ, chỉ có 50% số quốc gia trên thế giới xác nhận rằng họ có đầy đủ hệ thống cảnh báo đa nguy cơ.
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở những quốc gia đang phát triển, nơi các thảm họa liên quan đến khí hậu gây tỷ lệ t.ử von.g cao gấp 15 lần so với các khu vực khác.
Sáng kiến “Cảnh báo sớm cho tất cả” của LHQ được khởi động vào năm 2022, đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ t.ử von.g do thảm họa thiên nhiên gây ra vào trước năm 2027. LHQ muốn đảm bảo rằng tất cả các quốc gia và cộng đồng ven biển đều có thể tiếp cận hệ thống cảnh báo sớm, giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ mạng sống. Tổng thư ký LHQ từng nói: “Cùng nhau, chúng ta hãy đảm bảo rằng tương lai của con người không bị cuốn trôi bởi sóng thần. Hãy xây dựng khả năng chống chịu – ngay bây giờ”.
Tổng thư ký Liên hợp quốc gặp ông Putin, kêu gọi hòa bình cho Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cùng trao đổi về các cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Trung Đông trong cuộc gặp ở Kazan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga ngày 24/10 (Ảnh: Reuters).
Tuần này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã có chuyến thăm Nga lần đầu tiên sau hơn hai năm để tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm kín với Tổng thư ký Guterres vào tối 24/10, ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay có sự tham gia của hàng chục nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận về một trật tự thế giới đa cực dân chủ và công bằng hơn do BRICS ủng hộ.
Điện Kremlin vẫn chưa tiết lộ chi tiết về cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo, nhưng theo văn phòng của người đứng đầu Liên hợp quốc, ông Putin và Guterres đã trao đổi về các cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Trung Đông, cũng như các vấn đề phát triển toàn cầu và hệ thống tài chính quốc tế.
Ông Guterres cũng có bài phát biểu tại hội thảo BRICS Plus/Outreach mở rộng do các nhà lãnh đạo Nga tổ chức, với sự tham dự của nhiều quan chức nước ngoài. Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi một nền "hòa bình công bằng" ở Ukraine và kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức ở Gaza và Li Băng.
"Chúng ta cần hòa bình ở Ukraine, một nền hòa bình công bằng phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và nghị quyết của Đại hội đồng. Chúng ta cần hòa bình ở Gaza, với lệnh ngừng bắ.n ngay lập tức và trả tự do vô điều kiện cho tất cả các con tin", ông Guterres nhấn mạnh.
Ông Guterres cũng hối thúc BRICS hoạt động như một "gia đình toàn cầu", cùng nhau hợp tác để đạt được các mục tiêu chung. Đáp lại, Tổng thống Putin nói: "Đó là cách chúng ta đang sống. Thật không may, gia đình vẫn có những bất đồng, b.ê bố.i và phân chia tài sản. Họ thậm chí đôi khi còn đán.h nha.u".
Theo Tổng thống Putin, BRICS muốn đặt nền tảng cho sự hợp tác và "tạo ra bầu không khí tốt đẹp trong ngôi nhà chung của chúng ta", đồng thời cam kết sẽ hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được mục tiêu đó.
Ông Putin cũng tuyên bố Liên hợp quốc cần cải cách để theo kịp những thay đổi toàn cầu và mở cửa nhiều hơn cho các quốc gia đang phát triển. Tổng thư ký Guterres ủng hộ ý tưởng này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 24/10, Tổng thống Putin nói rằng tất cả các nước BRICS đều cam kết giải quyết xung đột Ukraine một cách hòa bình và nhanh nhất có thể, đồng thời bày tỏ sự cảm kích đối với các đối tác của Nga vì đã tìm cách giải quyết tình hình.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS kéo dài 3 ngày tại Kazan có sự tham dự của các phái đoàn cấp cao từ 36 quốc gia, một số tổ chức quốc tế và tổng thư ký Liên hợp quốc, mặc dù ông Guterres đã phải đối mặt với sự ch.ỉ tríc.h gay gắt từ Ukraine vì chấp nhận lời mời tham gia hội nghị của Tổng thống Putin.
Người phát ngôn của ông Guterres lập luận rằng tổng thư ký không thể bỏ qua một hội nghị quan trọng như vậy, vì BRICS đại diện cho gần một nửa dân số toàn cầu.
LHQ kêu gọi chấm dứt 'bạo lực và đổ má.u' ở Gaza và Liban Ngày 5/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức "tình trạng bạo lực và đổ má.u" ở vùng lãnh thổ Gaza của Palestine và Liban. Cảnh tàn phá sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 3/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN Lời kêu gọi được ông Guterres đưa ra 2 ngày trước khi...