Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ không trở thành thành viên NATO
Theo hãng tin TASS và Sputniknews, ngày 15/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố đã đến lúc phải thừa nhận rằng nước này sẽ không trở thành một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev ngày 12/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Zelensky đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo của Lực lượng Viễn chinh chung (JEF) do Anh đẫn đầu. Các quốc gia thành viên JEF ngoài Anh còn có Đan Mạch, Iceland, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển và Estonia. Ông Zelensky nhấn mạnh Ukraine cần tìm kiếm các hình thức hợp tác mới với phương Tây và sự đảm bảo an ninh.
Cùng ngày 15/3, đại diện Mỹ tại NATO, bà Julianne Smith, cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov sẽ tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng của liên minh quân sự này dự kiến diễn ra vào ngày 16/3 tới.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 15/3, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia cho biết nước này sẽ đưa ra một dự thảo nghị quyết về tình hình nhân đạo ở Ukraine.
Phát biểu với báo giới, Đại sứ Nebenzia nhấn mạnh Nga sẽ chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine khi các mục tiêu của chiến dịch này đã được hoàn tất, trong đó có cả việc phi quân sự hóa.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa đã có cuộc điện đàm về vấn đề Ukraine, trong đó hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột bằng con đường ngoại giao.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Quốc vương Jordan Abdullah tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/3 cũng tuyên bố tất cả các hình thức ngoại ngoại giao nên được mở để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Ukraine.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Draghi và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 15/3 đã nhất trí tiếp tục theo đuổi một phản ứng thống nhất đối với Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Trong một tuyên bố sau cuộc họp tại Rome, hai bên cũng đánh giá diễn biến và tác động của cuộc xung đột ở Ukraine.
EU đình chỉ hoạt động của Nga và Belarus tại Hội đồng Các quốc gia Biển Baltic
Theo hãng tin Reuters của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đã cùng các nước thành viên Hội đồng Các quốc gia Biển Baltic (CBSS) đình chỉ các hoạt động của Nga và Belarus tại thể chế này.
Hình ảnh từ vệ tinh Maxar ngày 27/2/2022 cho thấy sân bay Antonov ở thị trấn Hostomel, Ukraine bị phá hủy sau các trận oanh kích. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 5/3, EU nêu rõ quyết định này là nhằm phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine cũng như sự can dự của Belarus.
CBSS gồm các nước Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Iceland, Latvia, Litva, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển.
Trước đó, trong phát biểu mới nhất trên truyền hình ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các nước láng giềng của nước này không leo thang căng thẳng. Ông nêu rõ Moskva không hề "có ý đồ xấu đối với các nước láng giềng", đồng thời khuyến cáo các nước này "không nên leo thang tình hình và không áp đặt bất cứ hạn chế nào".
Tổng thống Putin khẳng định: "Chúng tôi thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ của mình và sẽ tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ... Chúng tôi không thấy cần thiết phải làm trầm trọng thêm hoặc xấu đi các mối quan hệ hiện có. Tất cả các hành động của chúng tôi, nếu có, đều chỉ nhằm đáp trả một số hành động không thân thiện và chống lại LB Nga".
Theo hãng tin Interfax, ngày 5/3, Nga đã tuyên bố ngừng bắn một phần nhằm tạo điều kiện mở các hành lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi các thành phố Mariupol và Volnovakha của Ukraine. Trong cuộc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo "quân đội Nga đã tạo lập các hành lang để thường dân sơ tán khỏi những vùng mà lực lượng Nga kiểm soát" và nước này đã thiết lập đơn vị liên bộ, ngành để điều phối các hoạt động nhân đạo ở Ukraine.
Nga hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên minh kinh tế Á - Âu Nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và kìm chế giá cả leo thang, Nga đã công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU). Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN EEU là một liên minh kinh tế chính...