Tổng thống Zelensky phủ nhận Ukraine đang phát triển vũ khí hạt nhân
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 17/10 đã phủ nhận nước này đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân, trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố mà ông đưa ra trước đó cùng ngày.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo ở Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels (Bỉ), khi được hỏi về tham vọng tiềm tàng của Ukraine trong việc phát triển hạt nhân, Tổng thống Zelensky thẳng thừng phủ nhận.
“Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc chúng tôi đang chuẩn bị tạo ra vũ khí hạt nhân hay thứ gì đó tương tự. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài NATO. Đó là tín hiệu của tôi, nhưng chúng tôi không sản xuất vũ khí hạt nhân. Xin hãy ngừng lan truyền thông tin này”, nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phát ngôn trên của ông Zelensky dường như mâu thuẫn với những tuyên bố trước đó của nhà lãnh đạo này trong cùng ngày, khi nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố nước này chỉ có hai lựa chọn để đảm bảo an ninh của mình – hoặc gia nhập NATO hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Từ lâu, Ukraine tuyên bố nước này trước đây nằm trong số các cường quốc hạt nhân lớn. Tuy nhiên, theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy đảm bảo về an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.
Tuy nhiên, Kiev thực sự chưa bao giờ kiểm soát vũ khí hạt nhân vì những vũ khí này là di sản của kho vũ khí Liên Xô còn sót lại trên lãnh thổ Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đã nhiều lần viện dẫn vấn đề vũ khí hạt nhân, công khai bày tỏ sự hối tiếc về quyết định của Kiev từ bỏ kho vũ khí ngay trước khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2/2022. Khi đó, ông tuyên bố nước này có thể đảo ngược quyết định và hướng tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ukraine nêu lựa chọn để giải quyết xung đột với Nga
Ngày 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nêu hai lựa chọn để giải quyết xung đột với Nga, đó là nước này sẽ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc nếu không sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân, trong đó Ukraine đang thiên về giải pháp thứ nhất.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trước Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Zelensky đã trình bày kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine - Nga, vối điểm cốt lõi là Ukraine muốn được mời gia nhập NATO vô điều kiện và ngay lập tức, và đây sẽ là tiền đề cho tư cách thành viên đầy đủ của NATO. Tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine là điểm chính thứ hai mà ông Zelensky đề xuất. Theo ông Zelensky, khả năng tự vệ của Ukraine phải được "tăng cường theo cách không thể đảo ngược". Ông gợi ý một số cách để thực hiện mục tiêu này, bao gồm việc tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường năng lực phòng không, xóa bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa... Ông Zelensky cho rằng Ukraine sẽ cần vũ khí hạt nhân nếu không được NATO chấp thuận kết nạp.
Ngoài ra, kế hoạch này còn đề nghị phương Tây đóng vai trò trong việc phát triển tài nguyên khoáng sản tự nhiên của Ukraine và đề xuất quân đội Ukraine có thể thay thế một số lực lượng của Mỹ ở châu Âu. Ông Zelensky cho biết Ukraine đã chia sẻ "mọi thông tin chi tiết" với các đối tác. Cùng ngày, Tổng thống Ukraine đã có cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại trụ sở của khối này ở Brussels, Bỉ. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, ông Zelensky đã kêu gọi NATO tiếp tục ủng hộ đơn xin gia nhập khối này của Ukraine và tăng cường hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga.
Đáp lại, Tổng thư ký NATO đã trấn an ông Zelensky rằng Ukraine "sẽ gia nhập" liên minh quân sự này "như đã được cam kết lâu nay", song không ủng hộ việc kết nạp Ukriane ngay lập tức.
Các động thái trên diễn ra một ngày sau khi ông Zelensky trình bày chi tiết Kế hoạch chấm dứt xung đột trước Quốc hội Ukraine. Bản kế hoạch bao gồm 5 điểm chính thức và 3 điểm "bí mật" chỉ được chia sẻ với một số đối tác nhất định. Tổng thống Zelensky nhấn mạnh đây sẽ là cầu nối hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga, khi ông đặt mục tiêu củng cố vị thế của Ukraine đủ để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, nhiều nước trong ngày 17/10 tiếp tục công bố các gói viện trợ cho Ukraine. Chính phủ Đức đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, gồm tên lửa dẫn đường AIM-9L, 4.000 thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công và hơn 300 UAV trinh sát nhằm hỗ trợ "tăng cường khả năng phòng thủ" của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Hà Lan cũng thông báo chính thức cho phép Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do nước này cung cấp để tấn công "các mục tiêu quân sự" bên trong lãnh thổ Nga.
Bộ Ngoại giao Na Uy công bố khoản tài chính trị giá 3 tỉ NOK (274,2 triệu USD) trong mùa Đông năm nay như một phần trong nỗ lực hỗ trợ dài hạn cho Kiev. Một nửa số tiền trên, 1,5 tỉ NOK (khoảng 117 triệu USD) sẽ được chi cho cơ sở hạ tầng năng lượng và công tác chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới của UKraine. Khoản giải ngân này là một phần trong gói viện trợ được 8 quốc gia Bắc Âu và Baltic cam kết để hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine vượt qua mùa Đông sắp tới.
Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng đang có kế hoạch phân bổ 5 tỷ franc (5,7 tỷ USD) trước năm 2036 để hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.
Báo Đức: Ukraine sẵn sàng ngừng bắn ở một số khu vực Tờ Bild của Đức cho biết Ukraine có thể sẵn sàng đóng băng các hành động thù địch với Nga ở một số khu vực tiền tuyến, theo chiến lược đã sửa đổi của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại thủ đô Kiev ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Trong bài viết đăng tải ngày 15/9, tờ...