Tổng thống Zelensky đề xuất đán.h phủ đầu binh sĩ Triều Tiên ở Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí tầm xa để Ukraine có thể tấ.n côn.g phủ đầu quân đội Triều Tiên ở Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ lâu đã xin các đồng minh phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga (Ảnh: Getty)
Trong một bài đăng trên Telegram hôm cuối tuần, ông Zelensky cho biết Ukraine có thể nhìn thấy “mọi địa điểm” nơi Nga tập trung quân đội Triều Tiên trên lãnh thổ của mình.
“Chúng tôi có thể tấ.n côn.g phủ đầu, nếu có khả năng làm như vậy, bằng một đòn tấ.n côn.g tầm xa. Nó phụ thuộc vào các đối tác của chúng tôi”, ông viết.
Ông tiếp tục: “Nhưng thay vì tấ.n côn.g tầm xa rất cần thiết, Mỹ chỉ đang đứng nhìn, Anh đang đứng nhìn, Đức đang đứng nhìn. Mọi người chỉ đang chờ quân đội Triều Tiên bắt đầu tấ.n côn.g người Ukraine”.
Ông Zelensky từ lâu đã xin các đồng minh phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
Trong khi Anh và Pháp được cho là đã thúc đẩy việc cho phép các cuộc tấ.n côn.g như vậy thì Mỹ và Đức vẫn tỏ ra miễn cưỡng vì sợ khiêu khích Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các quan chức Mỹ cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm trong tuần rằng khoảng 8.000 binh sĩ Triều Tiên đang ở khu vực tiề.n tuyến Kursk của Nga và dự kiến sẽ tham chiến trong vài ngày tới.
“Chúng tôi chưa thấy những đội quân này được triển khai để chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine, nhưng chúng tôi dự đoán rằng những binh sĩ Triều Tiên này sẽ tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine trong những ngày tới”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết tại hội nghị. Ông cũng tin rằng lực lượng Nga đã huấn luyện binh lính Triều Tiên về các hoạt động pháo binh, máy bay không người lái và bộ binh cơ bản.
Ông Austin nói thêm rằng quân đội Triều Tiên sẽ trở thành “mục tiêu quân sự hợp pháp” nếu họ “tham gia chiến đấu hoặc hỗ trợ các hoạt động chống lại Ukraine”.
Vụ việc xảy ra giữa lúc Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm cái mà họ gọi là “tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới”.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới, được cơ quan truyền thông nhà nước Triều Tiên (KCNA) xác định là “Hwasongpho-19″, được phóng vào hôm 31/10 và bay hơn 1.000 km (khoảng 620 dặm) trong khoảng 86 phút trước khi đáp xuống Biển Nhật Bản.
Các chuyên gia nói rằng kích thước của tên lửa – ước tính dài khoảng 92 feet (28 m) – có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của nó trong một cuộc xung đột.
Trả lời tin tức về vụ thử tên lửa trên nền tảng X, ông Zelensky nói rằng “thế giới chỉ đơn giản là đang theo dõi” mối đ.e dọ.a từ Triều Tiên ngày càng gia tăng.
“Hàng nghìn binh sĩ Triều Tiên đã có mặt gần biên giới Ukraine, chuẩn bị chiến đấu. Và thế giới vẫn đang theo dõi”, ông viết.
Quân đội Mỹ tổng hợp các hệ thống vũ khí có thể giúp Ukraine chiến đấu với Nga
Trong một báo cáo tuyệt mật về chiến lược Ukraine của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gửi cho Quốc hội hồi đầu tháng 9, chỉ huy hàng đầu của quân đội Mỹ tại châu Âu đã đính kèm một danh sách các hệ thống vũ khí nước này có thể giúp Ukraine chiến đấu hiệu quả hơn.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, các loại vũ khí này chưa được chính quyền Tổng thống Biden cung cấp cho Kiev, bao gồm tên lửa không đối đất JASSM và mạng lưới liên lạc an toàn có tên gọi Link 16 đã được NATO sử dụng. Link 16 là một hệ thống chia sẻ dữ liệu Mỹ và NATO sử dụng, cho phép liên lạc liền mạch hơn giữa các hệ thống chiến đấu và đặc biệt hữu ích cho công tác chỉ huy và kiểm soát phòng không và phòng thủ tên lửa. Một nguồn tin quen thuộc trong chính phủ cho biết Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Mỹ cung cấp cả hai hệ thống.
Bản danh sách vũ khí trên do Tướng Chris Cavoli - Tư lệnh tối cao các lực lượng NATO tại châu Âu - biên soạn. Trong báo cáo, Tướng Cavoli không nêu rõ lý do vì sao Mỹ chưa cung cấp các hệ thống mà theo ông đán.h giá là hữu hiệu đối với quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, trước đó, nhiều quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại công nghệ tối tân và bảo mật của Mỹ như hệ thống Link-16 sẽ rơi vào tay Nga, trong khi đó, tên lửa không đối đất được phóng từ chiến đấu cơ cũng không có tác dụng mấy đối với quân đội Ukraine trừ khi lực lượng chiếm được ưu thế trên mặt trận trên không.
Trong gần 3 năm xảy ra xung đột với Nga, Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ cung cấp các loại vũ khí tối tân hơn và dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng tên lửa tầm xa để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga.
Trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến bầu cử Mỹ và khả năng cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vẫn còn hiện diện, số phận về nguồn viện trợ cho Ukraine trong tương lai vẫn còn là một ẩn số.
Về phần mình, cho đến giờ, Tổng thống Biden vẫn kiên định từ chối yêu cầu cho phép sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS nhắm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Các quan chức Mỹ chỉ khẳng định họ đang cung cấp cho Ukraine mọi thứ mà quân đội Mỹ đán.h giá là Kiev cần tại thời điểm này.
Đề phòng kịch bản cựu Tổng thống Trump thắng cử vào tháng 11 tới, Mỹ và các đồng minh đang gấp rút tìm cách đảm bảo Ukraine có được những gì nước này cần cho đến hết năm 2025. Hồi tháng 7, NATO đã thiết lập cơ chế riêng để tạo điều kiện cho viện trợ và huấn luyện quân sự cho Ukraine. Lầu Năm Góc cũng đang tiến gần hơn đến việc cung cấp hợp đồng cho các công ty tư nhân của Mỹ để đến Ukraine, hỗ trợ bảo dưỡng thiết bị và hậu cần tại đây.
Nhìn chung, Mỹ hy vọng năm 2025 sẽ đán.h dấu bước ngoặt đối với khả năng duy trì nỗ lực chiến đấu trước Nga của Ukraine.
Hiện tại, bức tranh trên chiến trường vẫn còn mơ hồ. Trong khi Nga đã đạt được những bước tiến vững chắc ở phía Đông Ukraine thì Kiev cũng đang duy trì quyền kiểm soát một phần vùng lãnh thổ bên trong nước Nga. Tuy nhiên, các quan chức đều nhận định nếu cuộc chiến kéo dài, lực lượng Ukraine sẽ khó có thể trụ vững khi cùng lúc căng mình chiến đấu ở mặt trận phía Đông vừa lo giữ quyền kiểm soát tại vùng lãnh thổ Nga.
Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm tấ.n côn.g sâu bên trong lãnh thổ Nga? Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho hay tuyên bố của Washington rằng họ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g sâu bên trong lãnh thổ Nga là không đáng tin cậy. Tên lửa được phóng từ Hệ thống Tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...