Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thăm Trung Quốc
Ngày 8/9, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã đến Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài từ ngày 8-14/9, theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trong cuộc họp báo ở Caracas ngày 20/4/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau khi đặt chân xuống thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, Tổng thống Maduro tuyên bố trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng chuyến thăm có ý nghĩa “lịch sử” này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trước đó, tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã đánh giá cao mối quan hệ giữa Trung Quốc và Venezuela vẫn “vững như bàn thạch”, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước. Trong những năm gần đây, hai nước đã làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Theo thông báo của bà Mao Ninh, nhân dịp này, Trung Quốc sẽ lập kế hoạch chi tiết cho việc phát triển quan hệ Trung Quốc – Venezuela trong thời đại mới. Bà Mao Ninh thông báo rằng Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách “thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới”.
Trước đó, trong tuần này, Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez cũng đã có chuyến thăm Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải vốn được biết đến là trung tâm tài chính của thế giới. Phó Tổng thống Rodriguez cũng có cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Video đang HOT
Chuyến thăm gần đây nhất của Tổng thống Maduro đến Bắc Kinh là vào năm 2018. Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Venezuela hồi năm 2014.
Phố ngập thành sông phép thử hệ thống ứng phó thiên tai của Trung Quốc
Từ việc xả lũ nguy hiểm do mực nước các sông dâng cao đến cư dân bị mắc kẹt trong các thành phố ngập nước, thực trạng này đang thách thức hệ thống ứng phó thảm họa, với lượng mưa kỷ lục kéo dài thời gian rút nước mất nhiều tuần sau cơn bão mạnh trong nhiều năm.
Nhân viên cứu hộ từ tỉnh Sơn Tây sơ tán người dân qua vùng nước lũ bằng thuyền cao su ngày 3/8. Ảnh: Reuters
Khi cơn bão Doksuri đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc vào ngày 28/7, mưa lớn đã trút xuống, phá vỡ kỷ lục mưa 140 năm ở Bắc Kinh. Thậm chí lượng nước mưa đổ xuống Hà Bắc còn vượt tổng lượng mưa cả năm.
Tiếp tục khi tàn dư của cơn bão đến các tỉnh biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc và mưa bắt đầu giảm dần, một khu vực có diện tích bằng nước Anh phải vật lộn với công tác hậu cần để xả nước an toàn cho các tuyến đường thủy và hồ chứa, đồng thời giải cứu hàng chục nghìn người bị mắc kẹt trong nhà.
Lưu vực sông Hải, nơi hội tụ của 5 con sông ở miền Bắc Trung Quốc, đang trải qua "quá trình tiến hóa lũ". Theo truyền thông nhà nước đưa tin ngày 3/8, các hệ thống kỹ thuật kiểm soát lũ được cho là phải đối mặt với "thử thách khắc nghiệt nhất" kể từ trận lụt năm 1996.
Mùa hè năm 1996, lũ lụt trên diện rộng ở lưu vực sông Dương Tử miền Trung Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2.800 người, làm hư hại hàng triệu ngôi nhà và khiến nhiều vùng đất trồng trọt bị ngập lụt.
Các nhà chức trách ở Hà Bắc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp thiên tai lên II từ III, trong khi Bắc Kinh giữ nguyên cảnh báo về sạt lở đất ở vùng ngoại ô.
Nước lũ có thể mất tới một tháng để rút ở Hà Bắc. Tại đó, thành phố Trác Châu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo một quan chức bộ tài nguyên nước tiết lộ ngày 3/8, cho đến nay, khoảng 100.000 người ở thành phố này đã được sơ tán, tương đương 1/6 dân số thành phố.
Từ lâu, Trung Quốc đã nhận thức được nguy cơ ngập úng đô thị, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trong những năm gần đây đã tạo ra những khu vực đô thị rộng lớn bao phủ các vùng ngập lũ bằng bê tông. Thời tiết cực đoan do sự nóng lên toàn cầu đang làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.
Dữ liệu chính thức cho thấy khoảng 98% trong số 654 thành phố lớn của Trung Quốc dễ bị lũ lụt và ngập úng. Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Trung Quốc cho biết lượng mưa ở các tỉnh phía Đông Bắc có thể tăng tới 50% trong tháng 8.
Một khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở thành phố Trác Châu là thị trấn Matou, nơi đường sá biến thành sông, nguồn cung điện và nước bị cắt, tín hiệu điện thoại di động bị mất và người dân mắc kẹt trong nhà.
Lực lượng cứu hộ đã dùng thuyền cao su tiếp cận người dân mắc kẹt ở vùng nước ngập. Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, ở những nơi nước ccao đến đầu gối, người dân đã được xe chở đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nỗ lực giải cứu vẫn gặp nhiều khó khăn.
Các quan chức quản lý khẩn cấp và chính quyền địa phương đã ngừng tiếp nhận các đội cứu hộ mới từ nơi khác, với lý do các con đường bị chặn và thiếu sự phối hợp thống nhất làm tăng thêm mối lo ngại về an toàn. Truyền thông nhà nước cho biết lực lượng cứu hộ từ khắp Trung Quốc đã ngỏ ý xin hỗ trợ cứu trợ lũ lụt ở Trác Châu, nhưng một số đơn vị chưa nhận được sự chấp thuận của quan chức địa phương.
Trung Quốc hiện phải đối mặt với thời tiết mưa bão nhiều hơn với cơn bão Khanun đang di chuyển trên Biển Hoa Đông về phía Nhật Bản và dự báo sẽ đổ vào các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến của Trung Quốc vào ngày 4/8 tới.
Trung Quốc nâng cảnh báo bão Talim lên mức nguy hiểm cao thứ hai Ngày 16/7, Trung tâm Khí tượng Quốc gia (NMC) của Trung Quốc đã nâng mức độ cảnh báo đối với bão Talim lên màu cam, mức cảnh báo cao thứ hai trong thang cảnh báo 4 cấp, khi cơn bão thứ 4 trong năm nay di chuyển về phía các vùng duyên hải ở miền Nam nước này và dự báo gây mưa...