Tổng thống Ukraine Zelensky nói “muốn đổi vùng Belgorod” lấy tư cách thành viên NATO
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng đổi vùng Belgorod của Nga lấy tư cách thành viên NATO khi được hỏi về khả năng nhượng bộ lãnh thổ.
PravdaUkraine hôm nay (21/8) dẫn lời Tổng thống Ukraine Zelensky tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 20/8 nói ông “sẵn sàng đổi Belgorod lấy tư cách thành viên NATO”, khi được hỏi về khả năng Kiev nhượng bộ lãnh thổ trong xung đột với Nga.
Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đan Mạch Frederiksen ngồi trên một chiếc F-16. Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau đó chỉ trích phát ngôn của ông Zelensky.
Belgorod là vùng lãnh thổ của Nga giáp biên giới Ukraine. Từ tháng 2/2022, lực lượng Ukraine thường xuyên pháo kích và sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công Belgorod, gây thiệt hại về cơ sở vật chất và thương vong cho dân thường, theo nhà chức trách Nga.
Video đang HOT
Tháng 3/2023, quân đội Nga cáo buộc Ukraine tung một “nhóm phá hoại” xâm nhập vùng Belgorod, buộc Moscow triển khai lực lượng để đẩy lùi và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 70 tay súng.
Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra vài ngày sau khi ông Stian Jenssen, chánh văn phòng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho rằng, Ukraine có thể cân nhắc “từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy tư cách thành viên NATO”. Quan chức NATO sau đó phải xin lỗi vì phát ngôn trên.
Theo PravdaUkraine, ông Zelensky ngày 20/8 có chuyến công du Đan Mạch, nơi ông nhận được cam kết từ Thủ tướng Mette Frederiksen về việc Copenhagen sẽ chuyển cho Ukraine ít nhất 19 tiêm kích F-16, bao gồm 6 chiếc dự kiến bàn giao dịp năm mới 2024.
Tại cuộc họp báo chung, bà Frederiksen khẳng định Ukraine sẽ quyết định có nên tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình hay không và khi nào các cuộc đàm phán đó diễn ra.
Bình luận thêm về tình hình chiến sự, Tổng thống Ukraine Zelensky đã phản đối những lời chỉ trích về chiến dịch phản công chậm chạp của Kiev. Ông nói rằng, Ukraine “không mạo hiểm mạng sống của hàng ngàn binh sĩ chỉ để tiến thêm 5-8km”.
Ukraine từ đầu tháng 6/2023 tung một số lữ đoàn do NATO huấn luyện, trang bị vũ khí phương Tây vào đợt phản công ở chiến tuyến phía Nam, nhưng hứng thiệt hại nặng về nhân lực và thiết bị, bao gồm lượng lớn thiết giáp hạng nặng do phương Tây cung cấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 31/7 công bố thống kê cho thấy, quân đội Ukraine đã mất 20.824 binh sĩ cùng 2.227 khí tài các loại trong tháng 7/2023. Ông cho rằng, Ukraine gần đây tìm cách tấn công các mục tiêu dân sự của Nga vì thất bại trong cuộc phản công.
Trong diễn biến liên quan, RiaNovosti sáng 21/8 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô Moscow đã lại vừa áp chế điện tử một UAV Ukraine bay vào khu vực. Chiếc UAV đã rơi xuống khu định cư Pokrovskoye, nhưng không gây thương vong.
Cựu giám đốc CIA: Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine
Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus cho rằng Mỹ và các đồng minh có thể can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, dù không có mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào.
Ông Petraeus, cũng là tướng lục quân Mỹ đã nghỉ hưu, hôm 22.10 cho tuần báo L'Express (Pháp) hay ông tin rằng Washington có thể thành lập một liên minh mới sẵn sàng đối phó một viễn cảnh như trên và sử dụng liên minh này thay vì NATO, theo Đài RT.
Ông Petraeus cho rằng Nga có thể thực hiện một số hành động ở Ukraine "gây sốc và khủng khiếp đến mức khiến Mỹ và các quốc gia khác phải đáp trả". Ông còn cho rằng Mỹ và các quốc gia đồng minh "có thể phản ứng bằng cách này hay cách khác, nhưng như một liên minh đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu chứ không phải là một lực lượng NATO".
Cựu Giám đốc CIA David Petraeus
AFP
Cũng theo ông Petraeus, Moscow không quan tâm đến việc leo thang cuộc xung đột và biến nó thành một cuộc chiến toàn cầu. Ông nhận định một cuộc xung đột rộng lớn hơn là "điều cuối cùng" mà Tổng thống Nga Vladimir Putin cần ngay bây giờ.
Hồi đầu tháng 10, ông Petraeus dự đoán Mỹ có thể hủy diệt tất cả các lực lượng Nga ở Ukraine, cùng với Hạm đội Biển Đen của Nga, nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Hôm 22.10, ông tiếp tục nhấn mạnh dự đoán này khi nói rằng phản ứng của Washington đối với một động thái như thế của Moscow sẽ liên quan đến "hơn cả những hành động ngoại giao... kinh tế và pháp lý".
Ông Petraeus cho biết thêm ông vẫn nghĩ rằng Nga không thể làm gì để thay đổi tình hình ở tiền tuyến, mà theo ông đang bất lợi cho Moscow. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Moscow đối với nhận định của ông Petraeus.
9 quốc gia tuyên bố ủng hộ Ukraine gia nhập NATO Tuy nhiên, người đứng đầu liên minh quân sự NATO lưu ý để được gia nhập, Ukraine cần có sự đồng ý của tất cả 30 nước thành viên. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (bên trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ tại Ukraine năm 2019. Ảnh: Getty Images Tổng thống của 9 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp...