Tổng thống Ukraine và Thủ tướng Anh khác quan điểm về đảm bảo an ninh cho Kiev
“ Bảo đảm an ninh” là một thuật ngữ pháp lý toàn diện hơn và có tầm quan trọng cao hơn “ cam kết an ninh”.
Cam kết không đi kèm với một ràng buộc pháp lý.
Thủ tướng Anh Sunak (phải) gặp Tổng thống Ukraine Zelensky tại Kiev ngày 12/1. Ảnh: president.gov.ua/en
Theo tờ Pravda Châu Âu (Ukraine) ngày 13/1, sau khi ký kết thỏa thuận an ninh giữa Ukraine và Anh, lãnh đạo hai nước dường như có quan điểm khác nhau về việc liệu có thể gọi đây là thỏa thuận về bảo đảm an ninh hay không.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã sử dụng từ “đảm bảo an ninh” khi mô tả thỏa thuận tại cuộc họp báo ở Kiev sau khi ký kết thỏa thuận, chẳng hạn như nói rằng: “Ukraine đã nhận được đảm bảo an ninh từ một cường quốc toàn cầu, Vương quốc Anh”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã chọn một thuật ngữ khác khi nói về văn bản đã ký, nhấn mạnh nhiều lần rằng thỏa thuận liên quan đến “cam kết an ninh”.
Video đang HOT
Ông Sunak đã đột ngột thay đổi cách diễn đạt trong bài phát biểu, nói rằng thỏa thuận đã ký kết “mở rộng cam kết an ninh từ Anh cho Ukraine lên mức chưa từng có”. “Bảo đảm an ninh” là một thuật ngữ pháp lý toàn diện hơn và có tầm quan trọng cao hơn “cam kết an ninh”. Cam kết không đi kèm với một ràng buộc pháp lý.
Ngay sau đó, khi tờ Pravda châu Âu đề nghị ông Sunak làm rõ liệu có thể nói về bảo đảm an ninh như Ukraine khẳng định hay không, Thủ tướng Sunak đã nhấn mạnh rằng đây là những “cam kết an ninh” như một phần trong lời hứa mà Ukraine nhận được từ các nước G7 tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái.
Theo Pravda châu Âu, điều quan trọng cần nhớ là ngôn từ được sử dụng giữa hai bên có tác động chính trị đáng kể. Cụm từ “cam kết an ninh” gây rắc rối cho Ukraine vì nó được sử dụng trong tiêu đề của Bản ghi nhớ Budapest. Vì lý do này, Ukraine kiên quyết áp dụng cụm từ “đảm bảo an ninh”, điều mà các đối tác quốc tế chưa chuẩn bị sẵn sàng.
Đáng chú ý, văn bản của thỏa thuận giữa Ukraine và Anh được công bố hôm 12/1 không có những điều khoản trên. Thay vào đó, tài liệu đề cập đến “ hợp tác an ninh” và “ hỗ trợ an ninh”.
Thủ tướng Sunak và Tổng thống Zelensky đã ký Thỏa thuận Hợp tác An ninh Anh-Ukraine và có hiệu lực cho đến khi Ukraine gia nhập NATO, trong lần ông Sunak thăm Kiev vào ngày 12/1.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, thỏa thuận này bao gồm các nỗ lực chung hỗ trợ Ukraine gia nhập NATO trong tương lai, bao gồm hỗ trợ toàn diện cho Ukraine để bảo vệ và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cũng như hỗ trợ Ukraine hội nhập vào một số thể chế phương Tây.
Thỏa thuận cũng nêu rõ rằng Chính phủ Anh sẽ hợp tác với cơ sở công nghiệp quốc phòng (DIB) trong nước để giúp phát triển DIB của Ukraine. Anh là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận với Ukraine trên cơ sở tuyên bố chung G7 ủng hộ Ukraine vào tháng 7/2023 và ít nhất 24 quốc gia không thuộc G7 đã tham gia tuyên bố.
Tại Kiev, Thủ tướng Sunak cũng công bố gói hỗ trợ quân sự trị giá 2,5 tỷ bảng Anh, bao gồm tên lửa tầm xa, các hệ thống phòng không, đạn pháo và các điều khoản an ninh hàng hải, và ít nhất 200 triệu bảng Anh trong số này được phân bổ riêng cho sản xuất và mua sắm máy bay không người lái, hầu hết trong số đó Anh dự kiến sẽ sản xuất.
Ngoài ra, ông Sunak cũng công bố bổ sung 18 triệu bảng Anh để hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo ở tuyến đầu và củng cố cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, đồng thời nhắc lại cam kết của Anh về hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, nhấn mạnh rằng thỏa thuận an ninh mới giữa Anh và Ukraine sẽ kéo dài “100 năm hoặc hơn”.
Sáu nước EU chưa tham gia Tuyên bố về đảm bảo an ninh cho Ukraine
Phó Chủ tịch Văn phòng Tổng thống Ukraine ông Andrii Sybiha đã nêu tên 6 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) chưa tham gia thỏa thuận đảm bảo an ninh cho Kiev.
Quốc kỳ của Ukraine và cờ của Liên minh châu Âu (EU) tại trụ sở của cơ quan này ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Sputnik
Cổng thông tin Ukraine ngày 23/12 dẫn lời ông Sybiha cho biết sáu quốc gia trêm gồm: Áo, Croatia, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Malta.
Trước đó một ngày, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak thông báo đã có trên 30 quốc gia tham gia tuyên bố về đảm bảo an ninh và 15 quốc gia bày tỏ sẵn sàng bắt đầu tham vấn về các thỏa thuận song phương.
Hồi đầu tháng 9, Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết Kiev kỳ vọng sẽ có 51 quốc gia trở thành những người bảo đảm chính cho an ninh của Ukraine.
Theo tờ Financial Times, các biện pháp đảm bảo an ninh của Ukraine có thể được thực hiện dưới hình thức các thỏa thuận song phương với Pháp, Đức, Mỹ và một số quốc gia khác về tài chính dài hạn, cũng như cung cấp khí tài quân sự và huấn luyện cho binh lính.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã thông qua tuyên bố ủng hộ Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Litva vào tháng 7. Tuyên bố đó bao gồm hỗ trợ an ninh, vận chuyển vũ khí, phát triển cơ sở công nghiệp, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ các hoạt động mạng cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Tuy nhiên, các cam kết an ninh được đề cập trong tuyên bố không có khung thời gian cụ thể để thực hiện. Kiev hy vọng rằng các đảm bảo an ninh sẽ được thực hiện trước hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO tại Washington vào tháng 7/2024.
Về phía Ukraine, nước này cam kết cải cách nhằm đề cao dân chủ, nhân quyền và tự do báo chí. Ukraine cũng cam kết thực hiện cải cách và hiện đại hóa quốc phòng, bao gồm tăng cường kiểm soát dân chủ đối với các lực lượng vũ trang cũng như tăng cường hiệu quả và tính minh bạch trong các tổ chức và ngành công nghiệp quốc phòng.
Tổng thống Ukraine bắt đầu gặp các nhà lãnh đạo G7 Ngày 20/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề quan trọng. Trước đó cùng ngày, ông Zelensky đã gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà lãnh...