Tổng thống Ukraine thay đổi lập trường về điều kiện ngừng bắ.n với Nga
Nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tuyên bố ông có thể sẵn sàng đồng ý nhượng bộ lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền để ngừng bắ.n với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 25/2/2022. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát ngôn này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong lập trường của nhà lãnh đạo Ukraine. Trước đó, ông Zelensky nhấn mạnh việc lực lượng Nga rút quân hoàn toàn và biên giới năm 1991 của Ukraine được khôi phục sẽ là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29/11, phóng viên Stuart Ramsay đã yêu cầu ông Zelensky bình luận về thông tin gần đây cho rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc cho phép Moskva giữ lại lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền để đổi lấy việc Ukraine trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
“Ukraine gia nhập NATO, nhưng Nga nắm quyền kiểm soát và giữ lại vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát cho đến nay. Liệu điều đó có khả thi không?”, phóng viên Ramsay hỏi.
Ông Zelensky cho rằng điều này có khả năng đóng vai trò là nền tảng cho lệnh ngừng bắ.n.
“Nếu chúng tôi muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi đang kiểm soát vào ‘chiếc ô’ của NATO. Chúng tôi cần phải làm điều đó nhanh chóng. Và sau đó Ukraine có thể lấy lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát theo phương thức ngoại giao,”, nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Ông Zelensky nhấn mạnh thỏa thuận này chưa từng được đề xuất chính thức với Ukraine. Ông cũng làm rõ rằng Kiev sẽ không chính thức từ bỏ các yêu sách đối với Crimea và bốn khu vực khác đã sáp nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014 và 2022.
“Theo luật, chúng tôi không thể công nhận bất kỳ vùng lãnh thổ nào bị Moskva kiểm soát là của Nga. Điều đó là không thể. Điều đó trái với Hiến pháp Ukraine”, ông Zelensky lập luận.
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022. Tuy nhiên, NATO tuyên bố rõ rằng Ukraine không thể trở thành thành viên của liên minh cho đến khi chấm dứt xung đột với Nga.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trích dẫn việc NATO mở rộng về phía Đông là một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Moskva nhấn mạnh Kiev phải rút quân khỏi các khu vực Donbass mà nước này kiểm soát và công nhận biên giới hiện tại của Nga. Nước này cũng phải trung lập và từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelensky cũng phàn nàn về việc các đối tác của Ukraine không đáp ứng nhu cầu trang bị cho các lữ đoàn Lực lượng vũ trang Ukraine. Ông cho biết Mỹ và các nước châu Âu đã cam kết sẽ trang bị 10 lữ đoàn quân sự cho Ukraine. Ông Zelensky đề cập đến nhu cầu đào tạo các lữ đoàn quân sự do tình trạng thiếu hụt binh sĩ trong Lực lượng vũ trang Ukraine.
“Vấn đề thực sự là các đối tác của chúng tôi chưa trang bị 10 lữ đoàn cho Ukraine theo cam kết. Tôi đã yêu cầu họ từ hơn 1 năm trước rằng chúng tôi cần trang bị cho các lữ đoàn này. Chúng tôi đã đưa ra giải pháp này với các đồng minh Mỹ và châu Âu. Cho đến nay, châu Âu và Mỹ mới trang bị cho chúng tôi tổng cộng 2,5 lữ đoàn”, ông Zelensky nói.
Thay đổi lớn trong lập trường của Tổng thống Ukraine về lãnh thổ và hoà bình
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên cho biết có thể nhượng đất tạm thời cho Liên bang Nga để đổi lấy sự bảo vệ của "ô bảo vệ NATO" và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại thông qua ngoại giao.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại New York (Mỹ) ngày 25/9/2024. Ảnh: Reuters/TTXVN
Tối 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng ông sẵn sàng tạm thời từ bỏ lãnh thổ cho Liên bang Nga để chấm dứt chiến tranh.
Đây là lần đầu tiên ông Zelensky đưa ra quan điểm này.
Ông Zelensky nói rằng Ukraine có thể từ bỏ tạm thời một phần lãnh thổ để đổi lấy "ô bảo vệ NATO" cho các khu vực Ukraine hiện đang kiểm soát.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm rằng, sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n, Kiev có thể "đàm phán thông qua con đường ngoại giao" để giành lại các vùng lãnh thổ ở miền Đông hiện đang bị Liên bang Nga kiểm soát.
"Nếu chúng ta muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng ta nên đặt phần lãnh thổ Ukraine mà chúng ta kiểm soát dưới ô bảo vệ NATO", ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
"Đây là điều chúng ta cần làm nhanh chóng, và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại thông qua ngoại giao", nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm.
Theo tờ Telegraph, những phát biểu này thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong lập trường của Tổng thống Ukraine.
Trước đây, Kiev luôn khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục chiến đấu với Moskva cho đến khi Ukraine được trả lại toàn bộ lãnh thổ trong biên giới được quốc tế công nhận, bao gồm bốn khu vực mà Liên bang Nga đã sáp nhập vào năm 2022 cũng như Bán đảo Crimea, nơi Moskva sáp nhập năm 2014.
Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị chính thức trở lại Nhà Trắng với lời hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ngay trong "ngày đầu tiên".
Trong khi đó, sự ủng hộ cho một thỏa thuận hòa bình cũng ngày càng gia tăng từ các đồng minh châu Âu.
Theo kế hoạch lan truyền trong đội ngũ của ông Trump, một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được cùng với việc đóng băng tuyến chiến sự hiện tại và Ukraine sẽ đồng ý tạm gác tham vọng gia nhập NATO trong vòng 20 năm.
Nếu Ukraine đồng ý với thỏa thuận này, Mỹ sẽ cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Ukraine để ngăn chặn các hành động gây hấn từ Liên bang Nga trong tương lai.
Tên lửa rời bệ phóng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga/TASS
Ông Zelensky ám chỉ trong cuộc phỏng vấn rằng "chiếc ô NATO" sẽ không đồng nghĩa với việc Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của NATO, điều mà ông Putin đã bác bỏ trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Thay vào đó, điều này có thể là các quốc gia thành viên NATO, bao gồm Anh, Mỹ, Pháp và Đức, cung cấp những đảm bảo an ninh riêng lẻ cho Ukraine.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn liệu Kiev có sẵn sàng nhượng bộ lãnh thổ cho Moskva hoàn toàn để đổi lấy tư cách thành viên đầy đủ của NATO hay không, ông Zelensky nói: "Chưa ai đề nghị chúng tôi gia nhập NATO chỉ với một phần hay một phần khác của Ukraine", "Điều đó có thể khả thi, nhưng chưa ai đề nghị."
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nói thêm rằng ông sẽ cân nhắc việc nhượng các phần lãnh thổ của Ukraine hiện đang bị Liên bang Nga chiếm đóng để đổi lấy việc các phần lãnh thổ tự do của Ukraine được đặt dưới "chiếc ô NATO".
Lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20/1/2025 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh.
Người ta cho rằng ông Trump đang cân nhắc một kế hoạch kêu gọi các lực lượng châu Âu và Anh thiết lập một vùng đệm dài 800 dặm giữa quân đội Liên bang Nga và Ukraine như một phần của kế hoạch chấm dứt chiến tranh.
Phát biểu với The Telegraph trong tuần này, cựu Thủ tướng Boris Johnson cho rằng các binh sĩ Anh nên hỗ trợ bảo vệ biên giới Ukraine như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Ông Johnson nói rằng bất kỳ trách nhiệm nào trong việc bảo vệ một đường giới tuyến ngừng bắ.n tương lai giữa Ukraine và Liên bang Nga nên được giao cho một nhóm lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của châu Âu.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gửi quân chiến đấu để đối đầu với người Nga. Nhưng tôi nghĩ rằng như một phần của giải pháp, như một phần của trạng thái kết thúc, bạn sẽ muốn có các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của châu Âu giám sát biên giới (và) hỗ trợ người Ukraine", ông Johnson nói trong podcast Ukraine: The Latest của tờ The Telegraph.
"Tôi không thể hình dung rằng một hoạt động của châu Âu như vậy có thể xảy ra mà không có sự tham gia của người Anh", Thủ tướng Anh bổ sung
Ông Johnson cho rằng các quốc gia phương Tây nên làm rõ những đảm bảo an ninh nào sẽ được cung cấp cho Ukraine như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, để đảm bảo rằng Liên bang Nga không thể tái vũ trang và tấ.n côn.g một lần nữa sau vài năm.
Trong phần sau của cuộc phỏng vấn với Sky News, tờ The Telegraph cho biết ông Zelensky chuyển sang sử dụng tiếng Anh và ám chỉ rằng các quốc gia khác đã không chính thức đề xuất một thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Ukraine và Liên bang Nga.
Ông Zelensky cho biết: "Nhiều quốc gia khác nhau đã đề xuất một lệnh ngừng bắ.n," nhưng theo ông, "câu hỏi là, ngừng bắ.n ở đâu?" và nếu một lệnh ngừng bắ.n được đồng ý, Ukraine cần sự bảo vệ của NATO rất nhiều để đảm bảo rằng các lực lượng Liên bang Nga sẽ không quay lại.
Ông Trump có thể thúc đẩy lệnh ngừng bắ.n trước khi đàm phán về xung đột Ukraine Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ cố gắng mang lại lệnh ngừng bắ.n cho cuộc xung đột Ukraine, trước khi thúc đẩy Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN Theo kênh CNN, trong chiến dịch tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tuyên bố rằng...