Tổng thống Ukraine phác thảo mô hình đàm phán khả thi với Nga
Tổng thống Zelensky cho biết các bên trung gian có thể giúp đạt được thỏa thuận lâu dài giữa Ukraine và Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại thủ đô Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh RT (Nga), Kiev không loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Moskva, nhưng chúng chỉ có thể được tổ chức thông qua các bên trung gian, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với tờ Philadelphia Inquirer ngày 30/6. Ông Zelensky gợi ý rằng định dạng được sử dụng để làm trung gian cho thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen năm 2022 có thể hữu ích cho mục đích này.
Ukraine trước đó đã từ chối chấp nhận các điều khoản của Nga làm cơ sở đàm phán và cáo buộc Moskva không thiện chí thảo luận về cuộc xung đột. Cuối năm 2022, Tổng thống Zelensky thậm chí đã ban hành một sắc lệnh, tuyên bố “không thể” đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, Moskva vẫn khẳng định sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán nhưng chỉ khi “Kiev từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ mà Nga đã giành quyền kiểm soát trong cuộc xung đột”. Vào mùa thu năm 2022, Nga tuyên bố sáp nhập bốn vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine sau một loạt cuộc trưng cầu dân ý. Ukraine chưa bao giờ công nhận kết quả đó và tiếp tục đưa ra yêu sách đối với các khu vực này, cũng như Crimea, nơi đã gia nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý tương tự vào năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Philadelphia Inquirer, ông Zelensky cho biết Ukraine “có thể tìm ra một mô hình” cho một giải pháp tiềm năng với Nga. Ông chỉ ra thỏa thuận được Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian hai năm trước, cho phép thiết lập một hành lang cho xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine, có thể là cơ sở tham chiếu cho quá trình này.
Video đang HOT
Theo Tổng thống Zelensky, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đã ký các thỏa thuận riêng với Ukraine và Nga. “Nó đã thành công”, ông Zelensky nói và lưu ý thêm rằng hành lang ngũ cốc khi đó đã tồn tại “đủ lâu”.
Trong khi đó, hãng tin Reuters cho rằng, Moskva và Kiev đã gần đạt được một thỏa thuận ngũ cốc khác vào tháng 3 năm ngoái, nhưng các nhà đàm phán Ukraine đột ngột từ bỏ sau hai tháng đàm phán.
Các thỏa thuận về “toàn vẹn lãnh thổ, năng lượng và tự do hàng hải” có thể được ký kết giữa Nga và Ukraine theo cùng một định dạng như vậy, Tổng thống Zelensky tuyên bố. Ông đề xuất rằng các quốc gia khác có thể được mời làm trung gian: “Không ai được nói rằng quá trình này chỉ có châu Âu và Mỹ”, nhấn mạnh rằng các quốc gia từ châu Á, châu Phi và Nam Mỹ cũng nên tham gia và giúp chuẩn bị các tài liệu đề xuất hoà bình giữa Nga và Ukraine.
“Cho đến nay, chỉ có mô hình này”, ông Zelensky khẳng định, đồng thời lưu ý thêm rằng thỏa thuận cuối cùng phải “phù hợp” với Kiev và dựa trên các điều khoản của Ukraine.
Tổng thống Zelensky từ lâu đã tìm cách thúc đẩy “công thức hòa bình” 10 điểm của riêng mình, gần đây nhất là trong hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ vào ngày 15-16/6, sự kiện mà Nga không tham dự. Điện Kremlin đã bác bỏ các điều khoản của ông Zelensky, nhấn mạnh rằng “tình trạng của các vùng lãnh thổ mới sáp nhập vào Nga là không thể thương lượng”. Tổng thống Putin nói rằng Ukraine cũng phải từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO và trở thành quốc gia trung lập, cũng như giảm quy mô của quân đội.
Mặc dù bác bỏ các điều khoản của Nga, Kiev gần đây đã ra tín hiệu sẵn sàng chấm dứt giao tranh. Vào tháng 6, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Igor Zhovkva cho biết nước này muốn “hòa bình càng sớm càng tốt”. Tổng thống Zelensky cũng nói vào tuần trước rằng Kiev không muốn “kéo dài xung đột” hay khiến nó “kéo dài trong nhiều năm”.
Ông Medvedev cảnh báo hậu quả nếu Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Putin
Trong trường hợp Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, theo phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, tình hình sẽ trở nên "tồi tệ hơn".
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin phát biểu tại St. Petersburg ngày 7/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng tin Reuters cho biết phát biểu với các quan chức cấp cao ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga ngày 14/6, Tổng thống Putin đã đưa ra những điều kiện cho một kế hoạch hoà bình với Ukraine.
Theo đó, Liên bang Nga sẽ ngừng bắn và tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút lực lượng khỏi 4 khu vực của Ukraine mà Moskva đã tuyên bố chủ quyền.
Bốn khu vực này bao gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, các tỉnh Kherson và Zaporizhzhia, đã được sáp nhập vào Liên bang Nga năm 2022 sau khi kết quả trưng cầu dân ý ở những nơi này cho thấy đa số cử tri đồng ý sáp nhập.
Ngay trong ngày 14/6, trả lời kênh truyền hình Sky TG24 khi đang tới miền Nam Italy tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ đề xuất của ông Putin, cho rằng những điều kiện mà nhà lãnh đạo Liên bang Nga đưa ra là những lời tối hậu thư và "chúng không khác gì những tối hậu thư trước đó cả".
Về phần mình, tại Hội nghị hòa bình cho Ukraine diễn ra ở Thụy Sĩ hôm 16/6, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba thừa nhận Kiev muốn Moskva ngồi vào bàn đàm phán khi Ukraine ở vị thế thương lượng mạnh mẽ hơn.
Cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Trong khi đó, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev lại cho rằng Ukraine đang mắc sai lầm lớn khi từ chối xem xét đề nghị mở các cuộc đàm phán hòa bình của Moskva vì vị thế đàm phán của nước này sẽ chỉ xấu đi cùng với thời gian.
Đài RT cho biết khi phát biểu với các phóng viên hôm 18/6, theo giờ địa phương, ông Medvedev, hiện giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, nói rằng Ukraine đang "đưa cuộc thảo luận trở lại điểm xuất phát" bằng cách bác bỏ các sáng kiến hòa bình.
"Họ không nên làm điều đó. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn", cựu Tổng thống Liên bang Nga cảnh báo.
Tuy nhiên, ông Medvedev cho rằng Kiev vẫn còn thời gian để chấp nhận lời đề nghị nhưng cánh cửa cơ hội này sẽ không kéo dài.
Theo chính trị gia này, nếu Ukraine không đồng ý với các điều khoản mà Tổng thống Putin đưa ra thì điều này sẽ dẫn đến một kịch bản mà trong đó "các hành động tấn công của Liên bang Nga sẽ tiếp tục".
5 vấn đề quan trọng rút ra từ thoả thuận an ninh song phương Mỹ - Ukraine Thoả thuận này không yêu cầu phản ứng quân sự của Mỹ nếu Ukraine bị tấn công. Thỏa thuận cũng không vạch ra triển vọng mới cho việc Ukraine gia nhập NATO. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lễ ký thỏa thuận an ninh bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Savelletri, Italy, ngày 13/6/2024....