Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Nga cáo buộc Kiev tấ.n côn.g bằng tên lửa tầm xa ATACMS
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Liên bang Nga nói rằng họ đã đán.h chặn được các tên lửa tầm xa ATACMS ở khu vực biên giới của mình.
Theo hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã không xác nhận cũng như không phủ nhận vào ngày 19/11 rằng Kiev đã sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, trong bối cảnh Moskva tuyên bố rằng họ đã đán.h chặn được các tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa ở một trong những khu vực biên giới của mình.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga trước đó tuyên bố rằng họ đã đán.h chặn được sáu tên lửa trên khu vực Bryansk.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, các hệ thống phòng không S-400 và Pantsir của nước này đã bắ.n hạ 5 tên lửa và làm hư hại quả thứ sáu. Các mảnh đạn rơi xuống gây ra đám cháy tại cơ sở quân sự, song vụ hỏa hoạn nhanh chóng bị dập tắt.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết cuộc tấ.n côn.g không gây ra thương vong hay thiệt hại nào.
Báo The Kyiv Independent nói rằng thông báo của Bộ Quốc phòng Liên bang trùng khớp với các báo cáo từ một số cơ quan truyền thông Ukraine, dẫn nguồn từ các quan chức quân sự giấu tên, cho biết Ukraine đã tấ.n côn.g thành công một cơ sở quân sự của Liên bang Nga tại Karachev, thuộc vùng Bryansk.
Anadolu cho biết nếu điều này đúng, đây sẽ là cuộc tấ.n côn.g đầu tiên của Kiev sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa của Mỹ kể từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu vào 1.000 ngày trước.
Tuyên bố của Liên bang Nga đưa ra sau vài ngày khi truyền thông phương Tây bao gồm báo The New York Times, The Washington Post và Reuters đưa tin rằng Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để thực hiện “các cuộc tấ.n côn.g có giới hạn” trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Video đang HOT
Brian Nichols, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề khu vực Tây Bán cầu, đã xác nhận sự ủy quyền này vào đầu ngày 19/11 trong một cuộc phỏng vấn với báo O Globo của Brazil.
Sự kiện cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g vào sâu trong lãnh thổ Nga diễn ra khi chỉ còn 2 tháng nữa là Tổng thống Biden hết nhiệm kỳ, đán.h dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến tại Ukraine.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sau khi lên nắm quyền, ông Donald Trump, người tuyên bố sẽ chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine trong 24 giờ nhưng không nêu rõ cách thức, sẽ đảo ngược quyết định này.
Các đồng minh của ông Trump phản đối quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa.
Trả lời phỏng vấn với hãng Fox News ngày 18/11, ông Mike Waltz – người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: “Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu”.
Trong khi đó, Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia trong chính quyền Trump 1.0, ông Richard Grenell, người từng được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, nói rằng: “Không ai lường trước được việc ông Joe Biden sẽ leo thang chiến tranh ở Ukraine trong thời kỳ chuyển tiếp. Điều này như thể ông ấy đang phát động một cuộc chiến hoàn toàn mới”.
Tuy nhiên, theo ông Grenell, “bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Tất cả các tính toán trước đây đều vô giá trị. Và tất cả đều vì chính trị”.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Anadolu, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tại Kiev, ông Zelensky cũng nói rằng: “Ukraine có khả năng tầm xa, bao gồm cả thiết bị bay không người lái sản xuất trong nước, tên lửa hành trình Neptune, và giờ là ATACMS.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh Kiev “sẽ sử dụng tất cả những vũ khí này”, đồng thời cho rằng sau khi nghe những phát biểu gần đây về vũ khí hạt nhân, đã đến lúc Đức cần hỗ trợ khả năng tấ.n côn.g tầm xa của Ukraine.
Trong khi đó, vào ngày 18/11, người phát ngôn chính phủ Đức nói với hãng tin AFP rằng Thủ tướng nước này, ông Olaf Scholz không có kế hoạch cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine mặc dù Mỹ đã nới lỏng hạn chế đối với các cuộc tấ.n côn.g vào sâu vào bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Theo người phát ngôn chính phủ Đức, ông Wolfgang Buchner, Thủ tướng Scholz đã “làm rõ lập trường” của mình về vấn đề này và sẽ “không thay đổi quan điểm nữa.
Hồi tháng 9, Thủ tướng Đức đã cảnh báo việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine sẽ tương đương với việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột với Liên bang Nga.
Đài RT của Liên bang Nga cho biết khi đó ông Scholz nói: “Chỉ có thể cung cấp những vũ khí này nếu chúng ta tự xác định và định nghĩa các mục tiêu. Điều đó một lần nữa là không thể nếu không muốn trở thành một phần của cuộc xung đột này (xung đột ở Ukraine)”.
Tình báo Mỹ muốn duy trì áp lệnh hạn chế vũ khí tầm xa đối với Ukraine
Lầu Năm Góc và Ủy ban Tình báo Mỹ (IC) đều đã khuyên Washington không nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn lời một quan chức giấu tên, tờ Fox News đưa tin việc "bật đèn xanh" cho Kiev sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp sẽ không có tác động chiến lược, mà còn có nguy cơ gây leo thang hơn nữa căng thẳng giữa Washington và Moskva.
Điện Kremlin tuyên bố sẽ coi các cuộc tấ.n côn.g mày là một cuộc tấ.n côn.g chung của Mỹ và Ukraine vào Nga. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Kiev sẽ không thể tự thực hiện các cuộc tấ.n côn.g này vì họ sẽ phải dựa vào dữ liệu nhắm mục tiêu do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cung cấp.
Hôm 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Nga đã di chuyển máy bay của nước này đến các căn cứ ngoài phạm vi 300 km của ATACMS. Điều này có nghĩa dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng loại vũ khí này sẽ chỉ có tác động tối thiểu.
Quan chức Mỹ giấu tên nói với Fox News rằng việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của Mỹ để tấ.n côn.g tầm xa là liều lĩnh, xét đến lập trường của Nga.
"Sẽ là vô trách nhiệm nếu chúng ta không tính đến những gì Nga sẽ hành động", vị quan chức này nói. Ông đồng thời cho biết Nga là một cường quốc hạt nhân có khả năng gây ra những điều rất tồi tệ cho cả Ukraine và Mỹ.
Theo quan chức giấu tên, Ủy ban Tình báo Mỹ cũng cảnh báo Moskva có thể di chuyển các tài sản quân sự của nước này ra khỏi tầm bắ.n của ATACMS, nếu Ukraine được phép sử dụng loại vũ khí này. Ngoài ra, kho tên lửa của Ukraine đang cạn kiệt và kho dự trữ của Lầu Năm Góc không thể chuyển đi mà không làm tổn hại đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ, Fox News nhấn mạnh.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa việc dỡ bỏ các hạn chế của phương Tây đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa chống lại Nga là một trong những điểm hàng đầu trong "kế hoạch chiến thắng" mới được công bố của ông.
Đầu năm nay, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga. Theo đó, Moskva có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g bởi bất kỳ quốc gia nào, và mọi cuộc tấ.n côn.g thông thường vào Liên bang Nga - được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân - sẽ được coi là một cuộc tấ.n côn.g chung. Bất kỳ cuộc tấ.n côn.g nào như vậy đều được coi là căn cứ tiềm tàng để sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ukraine có lợi thế ra sao sau khi nhận được tên lửa ATACMS của Mỹ? Sau khi Ukraine nhận được ATACMS, ông Dan Rice, cựu sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ, nói với trang Business Insider: "Điều này sẽ khiến Nga phải thay đổi rất nhiều chiến lược và chiến thuật". Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Bình luận trên được đưa...