Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kiev
Ngay sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine, trong đó chú trọng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đạn dược phòng không và đạn pháo, Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky cho rằng nó rất quan trọng đối với Ukraine.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky ngày 25/4/2024 cho rằng gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine rất quan trọng đối với Ukraine. Ảnh cắt từ clip đăng tải trên tài khoản mạng xã hội X của ông Zelensky
Trong một phát biểu đăng tải trên mạng xã hội X vào rạng sáng 25/4, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã nhấn mạnh ngay từ đầu rằng gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine (vừa công bố) rất quan trọng.
Đồng thời với việc cảm ơn người Mỹ, người đứng đầu nhà nước Ukraine cho rằng điều quan trọng nữa là các thoả thuận đạt được giữa ông và Tổng thống Joe Biden phải được thực hiện đầy đủ.
Ông Zelensky cam kết sẽ đáp trả những gì mà phía Nga đã tận dụng cơ hội nửa năm “tranh luận và nghi ngờ” (về gói viện trợ mới cho Ukraine) để gây ra hậu quả đối với Ukraine, bao gồm việc tấn công vào hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Trước đó, vào ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cho phép viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine. Ngay sau sự kiện này, Lầu Năm Góc đã nhanh chóng công bố gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD dành cho Kiev, trong đó chú trọng tới nhu cầu cấp thiết về đạn dược phòng không và đạn pháo của Ukraine.
Phát biểu với báo giới sau khi ký ban hành luật, Tổng thống Biden khẳng định những chuyến hàng viện trợ sẽ “lập tức bắt đầu trong vài giờ tới”. Theo ông, luật mới sẽ cung cấp “sự hỗ trợ sống còn cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự vệ”.
Video đang HOT
Nguồn ngân sách mới đã cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine – bao gồm xe bọc thép, đạn dành cho các hệ thống phòng không Stinger, đạn bổ sung cho các hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 155mm, đạn dành cho các hệ thống chống tăng TOW và Javelin, cũng như các loại vũ khí khác có thể lập tức đưa vào sử dụng trên chiến trường.
Tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), với 80 phiếu thuận và 19 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Trước đó, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), với 80 phiếu thuận và 19 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD trên bao gồm 61 tỷ USD dành cho Ukraine, 13 tỷ USD cho Israel và hơn 9 tỷ USD dành cho viện trợ nhân đạo tới Gaza, Sudan và Haiti cùng một loạt các hạng mục an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, dự luật này còn bao gồm lệnh cấm tiềm tàng đối với mạng xã hội TikTok.
Trong gói hỗ trợ Ukraine, gần 14 tỷ USD sẽ được chi cho hoạt động đào tạo, trang bị phục vụ các nhu cầu của quân đội Ukraine. Kiev cũng sẽ nhận được 10 tỷ USD dưới dạng “các khoản vay có thể miễn hoặc hoãn trả” để hỗ trợ kinh tế và ngân sách Ukraine, trong đó có hỗ trợ cho ngành năng lượng và khôi phục cơ sở hạ tầng.
Gói viện trợ bổ sung này đã được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 20/4.
Sự kiện Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ bổ sung đã chấm dứt quá trình đàm phán, thương lượng chông gai kéo dài hơn 6 tháng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Tại sao gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine là 'tin xấu' với Nga
Các vũ khí và trang thiết bị Mỹ cung cấp tiếp theo có thể giúp Ukraine phòng thủ trước ưu thế pháo binh của Nga trong bối cảnh cơ sở hạ tầng quan trọng bị bắn phá trong những tuần gần đây.
Nga đã phản ứng mạnh sau khi gói viện trợ mới cho Ukraine được thông qua tại Hạ viện Mỹ. Ảnh: TASS
Bất chấp sự phản đối đáng kể từ một số người bảo thủ, Hạ viện Mỹ mới đây đã bỏ phiếu thông qua dự luật gửi 60,8 tỷ USD cho Ukraine với tỷ lệ 311/112. Hơn 23 tỷ USD trong số đó sẽ được sử dụng để bổ sung vũ khí và kho dự trữ do Mỹ cung cấp; 13,8 tỷ USD sẽ trang trải chi phí cho các hệ thống vũ khí tiên tiến. Dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện, nơi Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu vào ngày 22/4.
Phát biểu sau khi gói viện trợ được thông qua tại Hạ viện Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hàng chục tỷ USD viện trợ mới sẽ củng cố lực lượng vũ trang nước này và tạo "cơ hội chiến thắng" cho Kiev.
Bình luận của Tổng thống Zelensky được đưa ra sau khi ông cảnh báo vào tuần trước rằng việc không có thêm viện trợ từ Mỹ có nghĩa là Nga sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến vừa bước sang năm thứ ba.
Như vậy, khi khoản viện trợ đó được thông qua, các vũ khí và trang thiết bị Mỹ cung cấp tiếp theo có thể giúp Ukraine phòng thủ trước ưu thế pháo binh của Nga trong bối cảnh cơ sở hạ tầng quan trọng bị bắn phá trong những tuần gần đây.
Do đó, việc phân bổ gần 61 tỷ USD cho Ukraine là một vấn đề đã được giải quyết trên thực tế và không phải là "tin tốt" với Nga. Mỹ, với nguồn cung lớn của mình, sẽ nhanh chóng bù đắp một phần tình trạng thiếu thiết bị và đạn dược hiện có của lực lượng vũ trang Ukraine. Sau đó, tình trạng thiếu nhân sự trong quân đội Ukraine sẽ không còn trầm trọng như hiện nay.
Cùng với đó, Mỹ có thể tập trung vào việc cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí có độ chính xác cao, uy lực và tầm xa để họ có thể tấn công vào khu vực hậu cứ của quân đội Nga. Mỹ cũng có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa ATACMS có tầm bắn 300 km, vì Lầu Năm Góc có sẵn hàng nghìn loại vũ khí như vậy.
Nếu điều này xảy ra, toàn bộ bán đảo Crimea, bao gồm cả cây cầu nối Crimea với đất liền Nga, sẽ bị đe dọa tấn công. Ngoài ra, các cơ sở quan trọng ở những khu vực khác của Nga sẽ gặp nguy hiểm. Ví dụ, các sân bay Taganrog-Central, Yeisk và Baltimore (tỉnh Voronezh).
Ngoài ra, có khả năng Ukraine sẽ nhận được một lượng đạn đáng kể cho các hệ thống tên lửa phóng loạt M270 MLRS và M142 HIMARS, cũng như các loại tương tự, bao gồm bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) có tầm bắn 150 km. Cũng không thể loại trừ việc cung cấp hàng trăm xe tăng M1 Abrams, nhiều loại xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và các loại xe bánh xích và bánh lốp khác.
Hơn nữa, có khả năng Washington sẽ chuyển giao cho Kiev một số máy bay chiến đấu F-16. Vấn đề chuyển giao cho Ukraine một số tên lửa hành trình không đối đất, AGM-158A JASSM thế hệ cũ với tầm bắn lên tới 370 km và AGM-158B JASSM-ER hiện đại với tầm bắn lên tới 980 km, vẫn để ngỏ.
Chính vì những lý do trên, Nga đã cảnh báo sự hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine đang kéo Washington vào "thất bại". Theo Reuters, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết: "Việc Washington ngày càng lún sâu hơn vào cuộc chiến hỗn hợp chống Nga sẽ trở thành một thất bại đối với Mỹ như ở Afghanistan".
Tờ Politico dẫn lời Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy nhấn mạnh rằng gói viện trợ của Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc Kyiv "sẽ hoạt động lâu hơn một chút".
10 nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine Những bên ủng hộ chính của Ukraine đang cung cấp hàng tỷ USD vũ khí và đạn dược. Cho đến nay, Mỹ cam kết hỗ trợ quân sự nhiều nhất, tiếp theo là Đức. Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle của Đức ngày 20/4, hơn hai năm...