Tổng thống Ukraine làm nóng nghi vấn binh sĩ Triều Tiên đến Nga
Reuters hôm qua đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong một video được đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram ngày 1.11, kêu gọi các đồng minh ngừng ‘theo dõi’ mà hãy hành động để giải quyết sự hiện diện của binh sĩ CHDCND Triều Tiên tại Nga trước khi họ có thể bắt đầu tham chiến ở Ukraine.
Ông nói rằng Ukraine đã xác định chính xác mọi địa điểm binh sĩ Triều Tiên được triển khai tại Nga, nhưng các đồng minh phương Tây đã không cung cấp vũ khí tầm xa cần thiết cho Kyiv để tấ.n côn.g.
Tổng thống Zelensky có tuyên bố trên sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31.10 nói rằng khoảng 10.000 binh sĩ Triều Tiên đang ở Nga, trong đó có tới 8.000 quân ở tỉnh Kursk của Nga, nơi lực lượng Ukraine đã tiến hành cuộc tấ.n côn.g bất ngờ vào ngày 6.8.
Ukraine nêu tên 3 tướng Triều Tiên đến Nga, Mỹ nói 8.000 lính Triều Tiên ở Kursk
Ukraine nêu tên 3 tướng Triều Tiên đến Nga, Mỹ nói 8.000 lính Triều Tiên ở Kursk
Đến ngày 1.11, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine, theo AFP. Lầu Năm Góc cho hay gói viện trợ mới sẽ cung cấp cho Ukraine thêm năng lực để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của nước này, gồm tên lửa đán.h chặn, đạn dược cho hệ thống rốc két và pháo binh, xe bọc thép và vũ khí chống tăng.
Tổng thống Ukraine Zelensky. ẢNH: AFP
Trong tuyên bố được Hãng thông tấn KCNA đăng ngày 1.11, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Jong-gyu nhấn mạnh bộ này không trực tiếp tham gia vào các vấn đề do Bộ Quốc phòng xử lý và sẽ không bình luận trực tiếp về bất kỳ đợt triển khai nào. Tuy nhiên, ông Kim Jong-gyu nói thêm: “Nếu có điều gì đó mà giới truyền thông thế giới đang nói đến, tôi nghĩ đó sẽ là hành động tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế”.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Moscow cùng ngày, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son-hui lưu ý rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khẳng định sự ủng hộ dành cho quân đội và nhân dân Nga ngay từ năm 2022. Bà Choe nhấn mạnh Bình Nhưỡng tin chắc quân đội Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin sẽ giành chiến thắng và Triều Tiên “tái khẳng định cam kết sẽ luôn sát cánh cho đến khi thắng lợi” về tay Nga, theo Hãng tin TASS.
Mỹ nêu điều kiện cho Ukraine toàn quyền sử dụng vũ khí
Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế với Ukraine về việc sử dụng vũ khí viện trợ nếu Triều Tiên thực sự triển khai lực lượng quân sự đến hỗ trợ Nga, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters).
Reuters ngày 28/10 đưa tin, Lầu Năm Góc ước tính, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 quân nhân đến Nga để huấn luyện.
"Một phần trong số những người lính này đã tiến đến gần Ukraine hơn, chúng tôi ngày càng lo ngại Nga có ý định sử dụng những binh sĩ này trong tác chiến, hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine tại vùng Kursk gần với biên giới Ukraine", người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói.
Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, các đơn vị quân sự Triều Tiên đã được triển khai đến vùng Kursk của Nga.
Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine tuần trước cho biết, các đơn vị quân sự đầu tiên của Triều Tiên đã được triển khai đến Kursk. Kiev kêu gọi các đồng minh hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
"Điểm mấu chốt: hãy lắng nghe Ukraine. Giải pháp: dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấ.n côn.g tầm xa của chúng tôi chống lại Nga ngay bây giờ", Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha kêu gọi trên X.
Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, cho biết chỉ các biện pháp trừng phạt sẽ không đủ để đáp trả. Ông nói thêm rằng Kiev cần "vũ khí và một kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn kịch bản Triều Tiên hỗ trợ quân sự Nga".
Tuy vậy, Lầu Năm Góc chưa xác nhận thông tin Triều Tiên triển khai quân đến Kursk hay các khu vực chiến tuyến ở Ukraine. Người phát ngôn Lầu Năm Góc chỉ nói: "Có khả năng là họ đang di chuyển theo hướng Kursk".
Cả Nga và Triều Tiên đều bác bỏ thông tin triển khai lực lượng quân sự trên, song cũng nhấn mạnh nếu kịch bản như vậy xảy ra cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.
Kể từ khi 2 nhà lãnh đạo Nga, Triều Tiên gặp nhau ở vùng Viễn Đông năm ngoái, 2 bên đã nâng cấp quan hệ quân sự và ký hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bao gồm một hiệp ước phòng thủ chung.
Về việc Mỹ và các đồng minh có thể dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấ.n côn.g sâu vào đất Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cảnh báo Moscow sẽ có nhiều biện pháp đối phó.
"Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét cách ứng phó với các cuộc tấ.n côn.g tầm xa có thể xảy ra vào lãnh thổ Nga, họ sẽ đưa ra một loạt phản ứng", chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin cho biết hiện vẫn còn sớm để tiết lộ chính xác cách thức, thời gian và địa điểm Nga sẽ đáp trả, nhưng Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu các cuộc tấ.n côn.g tầm xa được tiến hành vào lãnh thổ Nga.
Theo ông, chỉ quân nhân từ các nước NATO mới có thể vận hành các thiết bị mà Ukraine muốn sử dụng vì Kiev không có đủ chuyên gia cần thiết.
Trước đó, nhà lãnh đạo Nga cũng nêu rõ, sự tham gia trực tiếp của các nước phương Tây sẽ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột và Moscow sẽ buộc phải đưa ra quyết định dựa trên những mối đ.e dọ.a có thể tạo ra đối với Nga.
Triều Tiên nói kịch bản đưa quân sang Nga là hợp pháp CHDCND Triều Tiên vừa chính thức đưa ra ý kiến về việc binh sĩ nước này được cho là đã đến Nga để hỗ trợ Moscow trong cuộc xung đột Ukraine. Liên quan thông tin Ukraine và đồng minh phương Tây khẳng định có bằng chứng CHDCND Triều Tiên đã triển khai binh sĩ đến Nga, Hãng KCNA ngày 25.10 dẫn lời Thứ...