Tổng thống Ukraine được mời dự hội nghị thượng đỉnh G20
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensk cho biết ông đã được Tổng thống Indonesia Joko Widodo mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay tại đảo Bali.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có thể tham dự sự kiện này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu qua video tại thủ đô Kiev ngày 12/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
“Tôi đã trao đổi với Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Cảm ơn sự ủng hộ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đặc biệt là một lập trường rõ ràng tại Liên hợp quốc. Chúng tôi cũng đã thảo luận về vấn đề an ninh lương thực. Tôi đánh giá cao việc ông Widodo mời tôi đến hội nghị thượng đỉnh G20″, tờ The Hill dẫn tuyên bố của Tổng thống Zelensky trên Twitter hôm 27/4.
Ông Zelensky không nói rõ liệu ông có nhận lời mời tham dự hội nghị dự kiến được tổ chức tại đảo Bali vào tháng 11 tới hay không. Trong khi đó, tháng trước Đại sứ Nga tại Indonesia – Lyudmila Vorobieva – cho biết Tổng thống Vladimir Putin có kế hoạch tham dự sự kiện này.
Video đang HOT
Indonesia hiện giữ ghế Chủ tịch luân phiên Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Mỹ và Nga là một trong những thành viên của G20. Song Ukraine không phải là thành viên của nhóm này.
Vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi loại Nga khỏi nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tổng thống cho biết ông đã thảo luận về vấn đề này trong cuộc họp với các thành viên NATO và các đồng minh châu Âu tại Brussels. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho rằng Ukraine có thể quan sát và tham dự các cuộc họp tại G20 vào cuối năm nay, nếu các quốc gia khác không đồng ý loại Nga khỏi nhóm.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bỏ qua nhiều cuộc họp của G20 vào đầu tháng này để phản đối xung đột Nga – Ukraine. Một số quan chức khác cho biết họ cũng đã rời khỏi một số của họp của diễn đàn kinh tế này.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã viết trên Twitter: “Trước đó, các đại diện của tôi, cùng với những người đồng cấp của Mỹ và Canada đã rời cuộc họp G20 ở Washington khi các đại biểu Nga phát biểu. Chúng tôi đoàn kết lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và sẽ thúc đẩy sự phối hợp quốc tế mạnh mẽ hơn nữa để trừng phạt Nga”.
Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland cũng cho biết: “Canada và một số đối tác của chúng tôi đã rời khỏi hội nghị G20 khi Nga tìm cách can thiệp”.
Xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra gần 2 tháng mà chưa có bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, các nước phương Tây đã gửi hàng loạt vũ khí hỗ trợ Ukraine, áp lệnh trừng phạt kinh tế nghiệt ngã đối với Moskva và trục xuất nhiều nhà ngoại giao của nước này.
Tổng thống Indonesia Widodo đã quyết định mời Nga đến Hội nghị thượng đỉnh G20 với mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai bên. Quyết định của Indonesia đã bị nhiều quốc gia phương Tây phản đối. Song Đại sứ Nga tại Indonesia Vorobieva khẳng định hội nghị G20 là diễn đàn thảo luận về các vấn đề kinh tế, không phải những cuộc khủng hoảng như ở Ukraine.
“Tất nhiên việc gạt Nga khỏi diễn đàn này sẽ không giúp giải quyết những vấn đề kinh tế. Nếu không có Nga, sẽ rất khó giải quyết những vấn đề đó”, đại sứ Vorobieva nhấn mạnh. “Chúng tôi thực sự hy vọng rằng chính phủ Indonesia sẽ không nhượng bộ trước áp lực khủng khiếp mà phương Tây đang đặt ra không chỉ đối với Indonesia mà còn rất nhiều quốc gia khác”, bà nói.
Song các chuyên gia nhận định nước chủ nhà có thể tận dụng cơ hội này để đóng vai “nhà hòa giải” xoa dịu xung đột Ukraine.
Canada công bố chuẩn hóa chứng nhận tiêm chủng cho hoạt động đi lại quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 21/10 cho biết, các chương trình hỗ trợ thu nhập được áp dụng trong đại dịch COVID-19 - dự kiến hết hạn theo lịch trình vào ngày 23/10 - sẽ được thay thế bằng giải pháp tiếp cận "có mục tiêu" hơn cho đến đầu tháng 5/2022, với chi phí 7,4 tỷ CAD (5,98 tỷ USD).
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Toronto, Canada. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN
Thời hạn 23/10 cũng áp dụng cho các chương trình cung cấp phúc lợi trực tiếp đến chủ sử dụng lao động để giúp bù đắp chi phí thuê nhân công và tiền thuê nhà. Đó là các chương trình Trợ cấp tiền thuê nhà khẩn cấp Canada (CERS) và Trợ cấp tiền lương khẩn cấp Canada (CEWS). Với chi phí ước tính hơn 111 tỷ CAD, CEWS cho đến nay là chương trình lớn nhất trong số các biện pháp hỗ trợ trực tiếp trị giá 289 tỷ CAD mà Ottawa công bố trong đại dịch.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Justin Trudeau, bà Freeland tuyên bố: "Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và thu nhập hiện hành sẽ kết thúc vào ngày 23/10 như đã thông báo trước đó. Chúng tôi đang chuyển từ sự hỗ trợ trên diện rộng (vốn phù hợp với lúc cao điểm của tình trạng đóng cửa nền kinh tế), sang các biện pháp có mục tiêu hơn, để đem sự trợ giúp đến những nơi cần thiết, đồng thời quản lý tài chính của chính phủ một cách thận trọng".
Cùng ngày, Chính phủ Canada cũng thông báo triển khai 2 chương trình mới, bao gồm hỗ trợ tiền lương và tiền thuê nhà dành cho ngành du lịch được gọi là Chương trình phục hồi ngành du lịch - dịch vụ - khách sạn - nhà hàng; và Chương trình phục hồi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mục tiêu hỗ trợ của Chương trình phục hồi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các chủ sử dụng lao động đang phải đối mặt với "những tổn thất sâu sắc và lâu dài" do COVID-19. Chương trình sẽ hỗ trợ tiền lương và tiền thuê nhà, với mức trợ cấp tối đa 50%, dành cho các doanh nghiệp bị sụt giảm 75% doanh thu. Hai chương trình này sẽ có hiệu lực đến ngày 7/5, với mức hỗ trợ giảm dần sau ngày 13/3.
Ottawa cũng công bố một chương trình gọi là Trợ cấp cho người lao động trong thời gian đóng cửa, cung cấp mức hỗ trợ thu nhập 300 CAD/tuần dành cho những lao động không thể làm việc do tình trạng phong tỏa tại địa phương.
Mark Agnew, Phó chủ tịch phụ trách mảng chính sách và quan hệ chính phủ tại Phòng Thương mại Canada nhận định, việc chính phủ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vẫn còn gặp hạn chế về năng lực, là phù hợp; và Ottawa đã đúng khi bắt đầu cắt giảm các chương trình vì chi phí leo thang.
Canada sắp cấm người nước ngoài mua nhà trong hai năm Canada sẽ cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà trong hai năm, đồng thời chi hàng tỷ USD để thúc đẩy hoạt động xây dựng trong nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản đang "nóng từng ngày" tại quốc gia này. Các tòa nhà chung cư bên cảng Coal ở Vancouver. Ảnh: Bloomberg Dẫn một nguồn tin nắm rõ vấn...