Tổng thống Tunisia nêu lý do sa thải hàng chục quan chức cấp cao
Tổng thống Tunisia Kais Saied cho biết quyết định cải tổ Nội các toàn diện trước cuộc bầu cử ngày 6/10 năm nay xuất phát từ những quan ngại về “ an ninh quốc gia”.
Tổng thống Tunisia Kais Saied phát biểu với báo giới tại ngoại ô thủ đô Tunis ngày 24/12/2023. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Phát biểu tại thủ đô Tunis tối 25/8, Tổng thống Saied nhấn mạnh, chính phủ hiện tại “thiếu sự gắn kết” và một số bộ trưởng không làm tròn chức trách. Cuộc cải tổ mạnh mẽ lần này ưu tiên an ninh quốc gia.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Saied đã thay thế gần như toàn bộ chính phủ khi bổ nhiệm mới 19 thành viên Nội các, trong đó có cả Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng; và 3 quốc vụ khanh. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông cách chức Thủ tướng Ahmed Hachani.
Theo danh sách sơ bộ các ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử Tổng thống do Cơ quan Bầu cử Độc lập Cấp cao Tunisia (ISIE) công bố ngày 10/8, ngoài Tổng thống đương nhiệm Saied 66 tuổi đang nỗ lực tìm cách tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai còn có Tổng thư ký Phong trào Azimou Ayachi Zammel và Tổng thư ký Phong trào Nhân dân, cựu nghị sĩ Zouhair Maghzaoui.
Cuộc bầu cử Tổng thống Tunisia sắp tới diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vào khoảng 16%. Quốc gia Bắc Phi cũng đang khan hiếm nước nghiêm trọng khi năm thứ 6 liên tiếp hứng chịu hạn hán. Khó khăn tài chính ngày càng gia tăng khi nền kinh tế trì trệ, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ đạt 0,4%.
Vấn đề người di cư: Tunisia, EU bất đồng về khoản hỗ trợ tài chính
Ngày 2/10, Tổng thống Tunisia Kais Saied đã từ chối khoản hỗ trợ tài chính mà Liên minh châu Âu (EU) công bố cuối tháng trước, cho rằng số tiền viện trợ này không tương xứng với thỏa thuận hỗ trợ hai bên đã ký kết cách đây 3 tháng.
Người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Sfax của Tunisia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 22/9, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ giải ngân 127 triệu euro (tương đương 133 triệu USD) cho Tunisia theo thỏa thuận đã ký về việc ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp từ châu Phi sang châu Âu. Theo EC, trong số tiền viện trợ trên, 60 triệu euro sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngân sách cho Tunisia và 67 triệu euro nhằm giúp quốc gia Bắc Phi nâng cao năng lực kiểm soát biên giới và chống nạn buôn người. Số tiền này sẽ giúp Hải quân và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Tunisia củng cố đội tàu tìm kiếm, cứu nạn trên biển và các trang thiết bị khác.
Tuy nhiên, Tổng thống Saied nêu rõ: "Tunisia bác bỏ những gì EU vừa công bố, không phải vì số tiền ít, mà vì đề xuất này mâu thuẫn với Bản ghi nhớ mà hai bên ký kết hồi tháng 7".
Giới quan sát nhận định động thái trên của Tổng thống Saied có thể làm suy yếu "mối quan hệ đối tác chiến lược" mà Tunisia và EU đã nhất trí hồi tháng 7 vừa qua. Trong thỏa thuận, EC cam kết viện trợ 1 tỷ euro cho Tunisia để giúp đỡ nước này vực dậy nền kinh tế và giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư bất hợp pháp. Việc EC mới đây công bố số tiền ít hơn, khiến chính quyền Tunisia thất vọng trong bối cảnh nước này đang chật vật cải thiện tài chính công và đối mặt nguy cơ không trả được nợ nước ngoài trong những tháng tới.
Nằm ở trung tâm Địa Trung Hải, Tunisia là một trong những điểm trung chuyển phổ biến nhất đối với những người di cư bất hợp pháp tìm cách đến châu Âu. Mặc dù chính quyền nước này đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để giải quyết vấn đề này, song số người di cư trái phép đến châu Âu vẫn không ngừng tăng.
Tổng thống Tunisia bổ nhiệm Ngoại trưởng mới Tổng thống Tunisia Kais Saied ngày 7/2 đã cách chức Ngoại trưởng Othman Jerandi, đồng thời bổ nhiệm cựu Đại sứ nước này tại Liên minh châu Âu (EU) Nabil Ammar lên thay thế. Tổng thống Tunisia Kais Saied công bố Chính phủ mới, tại Tunis ngày 11/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tunisia đang nỗ...