Tổng thống tự xưng nói không thể tin tưởng Taliban
Phó Tổng thống Afghanistan cho rằng không nên tin tưởng Taliban vì lực lượng này đã vi phạm thỏa thuận hòa bình ký với Mỹ.
Các tay súng Taliban ở thủ đô Kabul (Ảnh: AP).
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 22/8, Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa các nhóm al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Taliban. Ông Saleh cho rằng có rất ít hoặc không có sự khác biệt giữa các nhóm này.
Ông Saleh, một trong những thành viên cuối cùng của chính phủ Afghanistan vẫn tiếp tục chiến đấu với Taliban, đã so sánh các nhóm trên với 2 loại nước ngọt.
“Về mặt tư tưởng, sự khác biệt giữa IS, al-Qaida và Taliban là sự khác biệt giữa mùi vị của Cocacola và Pepsi. Nếu bạn bỏ nhãn mác đi, bạn có thể phân biệt được 2 loại đó không?”, ông Saleh nhận xét.
Ông Saleh nhấn mạnh rằng không thể tin tưởng Taliban. Chính trị gia Afghanistan dường như đề cập đến một thỏa thuận hòa bình được ký vào năm 2020 giữa Mỹ và Taliban, trong đó Taliban đã đồng ý ngăn al-Qaeda đặt chân tới các vùng lãnh thổ do Taliban kiểm soát. Theo Phó tổng thống Afghanistan, Taliban chỉ tin rằng “hệ tư tưởng thánh chiến của họ sẽ chiếm ưu thế”.
Taliban tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát Afghanistan từ ngày 15/8, bao gồm các thành phố lớn và các trạm kiểm soát ở biên giới. Cùng ngày, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bỏ trốn khỏi đất nước, trước khi Taliban chiếm dinh tổng thống.
Video đang HOT
Kể từ đó, Taliban đã nỗ lực để thuyết phục cộng đồng quốc tế và người dân trong nước rằng họ đang thực hiện các bước để kiến tạo hòa bình, đồng thời tiết lộ rằng họ sẽ soạn thảo một hiến pháp mới.
Ông Saleh ngày 17/8 tuyên bố là tổng thống lâm thời hợp pháp của Afghanistan sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời đi. Tổng thống “tự xưng” của Afghanistan nói rằng ông đang liên lạc với các nhà lãnh đạo để tìm kiếm sự ủng hộ và đồng thuận của họ trong cuộc “kháng chiến” chống lại Taliban.
Giới chức cấp cao của chính quyền Afghanistan vừa sụp đổ được cho là đã tập hợp ở Thung lũng Panjshir những ngày gần đây để lập một mặt trận chống Taliban, trong đó có ông Saleh.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov ngày 23/8 nói rằng mặc dù Taliban đang kiểm soát Afghanistan, nhưng Nga sẽ không loại bỏ nhóm này khỏi danh sách các tổ chức khủng bố. Tuần trước, đặc phái viên của tổng thống Nga về Afghanistan cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Đặc phái viên Zamir Kabulov cho biết để Nga loại Taliban khỏi danh sách khủng bố, “Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần ra nghị quyết mới”.
“Nga, hơn ai hết, luôn là một quốc gia tin tưởng tuyệt đối vào việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Chúng tôi sẽ không vi phạm các quy tắc và trật tự đã thiết lập”, ông Kabulov nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/8 nói rằng thế giới nên chấp nhận tình hình thực tế ở Afghanistan. Ông Putin cho biết trọng tâm của Moscow hiện nay là ngăn chặn những kẻ khủng bố từ Afghanistan xâm nhập vào các nước láng giềng dưới vỏ bọc của những người tị nạn.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov ngày 23/8 cũng nói rằng Nga không có ý định đưa quân tới Afghanistan.
“Một bước đi như vậy sẽ không đáp ứng được lợi ích của chúng tôi. Hơn nữa, chính quyền mới ở Afghanistan đã khôi phục lại một số trật tự trong nước và họ không cần bất kỳ hỗ trợ quân sự nào”, ông Syromolotov nói với hãng tin RIA Novosti .
Afghanistan phản công, giành lại quyền kiểm soát một số khu vực từ Taliban
Lực lượng kháng chiến do các nhân vật cấp cao trong chính quyền cũ của Afghanistan đã có những thành quả đầu tiên trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát đất nước từ Taliban.
Lực lượng kháng chiến Afghanistan treo cờ, ăn mừng chiến thắng sau khi giành lại quyền kiểm soát một số khu vực ở tỉnh Baghlan (Ảnh: Facebook).
Sputnik dẫn nguồn thạo tin ngày 20/8 cho biết, lực lượng kháng chiến ở Afghanistan đã tiêu diệt và gây thương tích cho hàng chục thành viên Taliban trong các cuộc giao tranh giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực ở tỉnh Baghlan, đông bắc Afghanistan.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền cũ của Afghanistan, ông Bismillah Mohammadi, thông báo trên Twitter rằng lực lượng kháng chiến Afghanistan đã giành lại quyền kiểm soát 3 huyện ở Baghlan gồm Pul-e-Hesar, Deh Salah và Banu. Báo Herat Times đã đăng tải một bức ảnh cho thấy lực lượng kháng chiến Afghanistan vẫy cờ chiến thắng sau khi giành lại quyền kiểm soát Deh-Solah. Ngoài ra, lực lượng kháng chiến Afghanistan cũng đang giành ưu thế ở một số khu vực khác.
Taliban hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Thông tin nếu được xác nhận được cho sẽ trở thành một động lực đối với phong trào chống Taliban ở Afghanistan.
Lực lượng kháng chiến được tập hợp tại Panjshir dưới sự dẫn dắt của một số quan chức cấp cao của chính quyền Afghanistan (Ảnh: Facebook).
Ông Bismillah Mohammad là một trong những nhân vật quan trọng đang cùng với Phó Tổng thống Amrullah Saleh tập hợp lực lượng chống lại Taliban sau khi chính quyền sụp đổ, Tổng thống Ashraf Ghani bỏ ra nước ngoài.
Ông Saleh đầu tuần này đã tự xưng là tổng thống lâm thời của Afghanistan. Không giống như nhiều quan chức cấp cao khác trong chính quyền cũ của Afghanistan, ông Saleh và Mohammad tuyên bố ở lại và chiến đấu đến cùng với Taliban. Khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, họ đã đến Thung lũng Panjshir, nơi được xem là thành trì cuối cùng không nằm trong tay Taliban, để tập hợp lực lượng dưới lá cờ của "Liên minh phương Bắc" hay "Mặt trận Hồi giáo thống nhất cứu quốc", một phong trào chống Taliban có nguồn gốc từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Nhiều binh sĩ Afghanistan cũng đang tập hợp tại Panjshir để bảo vệ các lãnh đạo chính trị. Các lãnh đạo phong trào kháng chiến này đang kêu gọi phương Tây hỗ trợ và cung cấp vũ khí để đối phó Taliban.
Taliban giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ Afghanistan, trong đó có thủ đô Kabul, hôm 15/8. Bốn ngày sau đó, lực lượng này tuyên bố lập ra Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Kể từ khi nắm quyền, Taliban liên tục đưa ra thông điệp ôn hòa với những cam kết như phụ nữ Afghanistan sẽ không chịu sự phân biệt đối xử và có cơ hội học tập, làm việc "trong khuôn khổ" luật Hồi giáo, phụ nữ tại Afghanistan sẽ được hưởng quyền lợi và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid cho biết, thủ lĩnh tối cao Taliban đã tuyên bố lệnh ân xá chung, cam kết đảm bảo an toàn cho các nhà thầu, phiên dịch viên từng làm việc cho lực lượng của Mỹ và đồng minh, cũng như các thành viên trong lực lượng an ninh của chính phủ Afghanistan và gia đình họ.
Tuy vậy, các nguồn thạo tin cho biết, Taliban đang hành động ngược lại những cam kết đó. Các tay súng Taliban được cho là đang truy lùng các quan chức của chính quyền cũ cũng như những người từng làm việc cho Mỹ và các đồng minh.
Lo ngại làn sóng bạo lực khi Taliban kiểm soát đất nước, hàng nghìn người Afghanistan đã tìm cách di tản trên các chuyến bay quân sự nước ngoài. Trong khi nhiều người đã may mắn được lên máy bay, hàng nghìn người khác vẫn tìm kiếm cơ hội di tản trong tuyệt vọng.
Loạt thách thức với quyền lực Taliban Các cuộc biểu tình và lời kêu gọi kháng chiến xuất hiện ngay sau khi Taliban tiếp quản một quốc gia đang vật lộn vì Covid-19, hạn hán và nghèo đói. "Tôi sẽ không làm hàng triệu người lắng nghe mình phải thất vọng. Tôi sẽ không đội trời chung với Taliban. Hãy tham gia lực lượng kháng chiến", Amrullah Saleh, cựu phó...