Tổng thống “tự xưng” của Afghanistan kêu gọi kháng chiến chống Taliban
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh ủng hộ người dân biểu tình phản đối Taliban, bất chấp sự chiếm đóng của lực lượng này.
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh (Ảnh: AP).
“Tôi bày tỏ sự tôn trọng, ủng hộ và đánh giá cao phong trào dũng cảm và yêu nước của những người dân đáng trân trọng ở những khu vực khác nhau trên đất nước tôi vì đã giương cao quốc kỳ chống lại nhóm Taliban”, Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh viết trên Twitter ngày 19/8.
Bình luận của ông Saleh được đưa ra sau khi các tay súng Taliban ngày 18/8 đã đàn áp một cuộc biểu tình ở thành phố Jalalabad, cách thủ đô Kabul khoảng 130 km. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong cuộc đối đầu giữa lực lượng Taliban và đám đông biểu tình.
Những người biểu tình phản đối sự chiếm đóng của Taliban, xé cờ của lực lượng này và giương cờ của Afghanistan. Một số người biểu tình hạ cờ của Taliban ở trung tâm thành phố và vẫy quốc kỳ của Afghanistan khi đi qua các tuyến đường.
Phó Tổng thống Saleh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những người Afghanistan biểu tình chống lại Taliban. Ông gọi họ là những người bảo vệ “giá trị của dân tộc và đất nước”.
Ông Saleh ngày 17/8 tuyên bố là tổng thống lâm thời hợp pháp của Afghanistan sau khi Tổng thống Ashraf Ghani chạy khỏi đất nước. Ông Ghani rời đi ngay trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul và chiếm dinh tổng thống, tuyên bố chiến tranh kết thúc.
Video đang HOT
“Theo hiến pháp của Afghanistan, trong trường hợp tổng thống vắng mặt, bỏ trốn, từ chức hoặc qua đời, phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống lâm thời. Tôi đang ở trong nước và là tổng thống lâm thời hợp pháp”, ông Saleh tuyên bố.
Trong một tuyên bố trên Twitter ngày 17/8, Phó Tổng thống Saleh cho biết ông sẽ “không làm hàng triệu người lắng nghe mình phải thất vọng” và “không đội trời chung với Taliban”. Ông kêu gọi người dân Afghanistan tham gia “lực lượng kháng chiến”.
Tổng thống “tự xưng” của Afghanistan nói rằng ông đang liên lạc với các lãnh đạo để tìm kiếm sự ủng hộ và đồng thuận của họ trong cuộc “kháng chiến” chống lại Taliban.
Đại sứ Afghanistan tại Tajikistan Zahir Aghbar ngày 18/8 đã lên tiếng phản đối việc Taliban nắm quyền lãnh đạo Afghanistan. Ông Aghbar cho biết tỉnh Panjshir ở phía bắc Kabul sẽ là thành trì cho cuộc kháng chiến chống Taliban do Tổng thống “tự xưng” Amrullah Saleh lãnh đạo.
“Tôi không thể nói rằng Taliban đã giành chiến thắng trong cuộc chiến. Không, chỉ có (Tổng thống) Ashraf Ghani đã từ bỏ quyền lực sau các cuộc đàm phán không suôn sẻ với Taliban. Và chỉ có Panjshir kháng chiến, do Phó Tổng thống Amrullah Saleh dẫn đầu. Panjshir đứng dậy chống lại bất cứ ai muốn nô lệ hóa người dân”, Đại sứ Aghbar kêu gọi.
Nổi tiếng với địa hình hiểm trở cộng với phong trào chống Taliban mạnh mẽ, Panjshir một lần nữa được coi là pháo đài, thành trì cuối cùng của chính quyền Afghanistan trước đà tấn công của Taliban trong những ngày qua.
Mặc dù rất gần Kabul, nhưng không thế lực nào cả trong nước và nước ngoài có thể kiểm soát Panjshir bằng vũ lực. Các nguồn thạo tin cho biết, trong đợt tiến công vừa qua, Taliban đã không động chạm đến Panjshir và giới chức ở đây cũng không hề tỏ ra lo ngại nguy cơ bị Taliban kiểm soát.
Giới chức cấp cao của chính quyền Afghanistan vừa sụp đổ được cho là đã tập hợp ở Panjshir những ngày gần đây để lập một mặt trận chống Taliban, trong đó có Tổng thống “tự xưng” Amrullah Saleh.
Chân dung cựu trùm tình báo tự xưng là tổng thống lâm thời Afghanistan
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh, một cựu quan chức tình báo, tự xưng là tổng thống lâm thời, quyết ở lại đất nước, tập hợp lực lượng chống Taliban sau khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn.
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh (Ảnh: AFP).
Hôm 17/8, Phó Tổng thống thứ nhất của Afghanistan Amrullah Saleh tự tuyên bố là tổng thống lâm thời hợp pháp của nước này sau khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Saleh cũng cho biết, ông sẽ không bao giờ cúi đầu trước Taliban. "Tôi sẽ không khiến cho hàng triệu người lắng nghe tôi thất vọng. Tôi sẽ không bao giờ đứng về phía Taliban. Không bao giờ", ông Saleh viết trên Twitter.
Ông Saleh, 48 tuổi, là một cựu điệp viên, quyết định không rời đất nước giống như nhiều quan chức cấp cao khác của chính quyền Afghanistan. Thay vào đó, khi Taliban bao vây và giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, ông đã đến Thung lũng Panjshir, nơi cách Kabul chỉ khoảng 65 km được xem là thành trì cuối cùng mà Taliban chưa thể động đến.
Tại đây, ông Saleh được cho là đang ra sức tập hợp lực lượng để chống lại Taliban. Bộ trưởng Quốc phòng Bismillah Mohammadi và một số nhân vật khác trong lực lượng đặc nhiệm của Afghanistan cũng thề sát cánh cùng ông Saleh. Một ngày sau khi ông tuyên bố không khuất phục Taliban, lá cờ "Liên minh phương Bắc" hay "Mặt trận Hồi giáo thống nhất cứu quốc" đã tung bay ở Panjshir lần đầu tiên kể từ năm 2001.
Chính trị gia xuất thân là điệp viên
Ông Saleh sinh năm 1972, là người con của vùng đất Panjshir. Sau khi al-Qaeda thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 nhằm vào Mỹ, ông SAleh đã hợp tác và trở thành một nhân vật có ý nghĩa quan trọng với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). Năm 2004, ông trở thành người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia Afghanistan trong chính quyền được lập ra sau khi Taliban bị lật đổ. Những tin tức tình báo mà ông Saleh thu thập được là những thông tin mà ông cho rằng là bằng chứng cho thấy quân đội Pakistan tiếp tục chống lưng cho Taliban. Tuy vậy, ông bất ngờ bị sa thải vào năm 2010.
Đến năm 2018, ông trở thành Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan trong chính quyền của Tổng thống Ghani. Sau khi ông Ghani tái đắc cử, ông Saleh được bổ nhiệm làm Phó Tổng thống thứ nhất vào tháng 1/2019.
Từng nhiều lần thoát âm mưu ám sát
Ông Saleh từng nhiều lần thoát âm mưu ám sát. Hôm 28/7/20019, ba phần tử vũ trang đã xông vào văn phòng của ông ở Kabul và thực hiện một vụ đánh bom liều chết. Ông Salah đã may mắn sống sót trong vụ tấn công khiến 20 người thiệt mạng này, trong đó có nhiều đồng nghiệp và hai người cháu.
Hôm 9/9/2020, ông chỉ bị thương trong một vụ tấn công bằng bom ở thủ đô Kabul khiến 10 người thiệt mạng.
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào năm 2009, ông từng nói: "Nếu kẻ nào đó tìm cách ám sát tôi, tôi sẽ bảo gia đình và bạn bè đừng phàn nàn gì hết. Tôi trở thành một mục tiêu ám sát là hoàn toàn bình thường bởi vì tôi đã đứng ra chống lại những kẻ đó, khao khát chống lại chúng đã ăn sâu vào máu tôi".
Trước khi trở thành một quan chức tình báo, một chính trị gia, ông Saleh từng là thành viên của Liên minh Phương Bắc của cố chỉ huy du kích Ahmad Shah Massoud - một phong trào chống lại Taliban. Chị gái của ông từng bị các tay súng Taliban tra tấn đến chết vào năm 1996. "Quan điểm của tôi về Taliban đã thay đổi mãi mãi từ những gì đã xảy ra năm 1996", ông Saleh từng chia sẻ với tạp chí Time hồi năm ngoái.
Ông Ahmad Shah Massoud là chỉ huy hàng đầu của phong trào chống Taliban trước khi bị al-Qaeda ám sát hai ngày trước vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Hiện nay, con trai của ông, Ahmad Massoud, 32 tuổi, đang phối hợp với ông Saleh để tập hợp lực lượng kháng chiến đối phó Taliban.
Taliban thay đổi thế nào sau 25 năm? Taliban một lần nữa cầm quyền và có thể sớm tuyên bố Afghanistan là một tiểu vương quốc Hồi giáo sau lần nắm quyền đầu tiên 25 năm trước. Taliban treo cổ cựu tổng thống Afghanistan Mohammad Najibullah và giành quyền lực sau khi tiến vào thủ đô Kabul năm 1996. 25 năm sau, Taliban đánh bại lực lượng chính phủ Afghanistan do...