Tổng thống Trump: Vũ khí của Mỹ sẽ giúp Nhật bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, sau khi hoàn tất thương vụ mua thiết bị quân sự từ Mỹ, Nhật Bản có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ của nước này, theo Straits Times.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: EPA)
Straits Times cho biết, tại cuộc họp báo hôm nay 6/11 với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Nhật Bản “sắp mua một lượng lớn trang thiết bị quân sự” từ Mỹ. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh, Nhật Bản có thể “bắn hạ tên lửa Triều Tiên trên không trung” sau khi hoàn tất thương vụ này.
Tổng thống Trump cho rằng, thương vụ trên vừa giúp tạo việc làm cho người Mỹ vừa mang lại “an toàn cho Nhật Bản”.
Về phần mình, Thủ tướng Abe cho biết, ông đang cân nhắc thương vụ như vậy và rằng Nhật Bản phải tăng cường năng lực quốc phòng cả về lượng và chất trong bối cảnh mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng tăng.
Video đang HOT
“Phòng thủ tên lửa là vấn đề dựa trên sự hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ. Nếu cần thiết phải bắn hạ tên lửa, tất nhiên chúng tôi sẽ bắn hạ”, Thủ tướng Abe nói.
Hiện chưa rõ trong chuyến thăm của Tổng thống Trump, Mỹ và Nhật Bản có ký kết thương vụ mua bán vũ khí hay không. Hồi tháng 9, Tổng thống Trump từng bình luận trên Twitter rằng, ông sẵn sàng ủng hộ bán trang thiết bị quân sự tối tân cho Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tổng thống Trump đang có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản. Tại đây, ông và Thủ tướng Abe đã nhất trí gây sức ép tối đa nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa gây tranh cãi.
Hồi cuối tháng 8 và giữa tháng 9, Triều Tiên hai lần phóng tên lửa qua vùng biển quanh đảo Hokkaido của Nhật Bản. Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản quyết định không bắn hạ tên lửa này vì cho rằng tên lửa không gây ra mối đe dọa. Tuy nhiên, sự việc cũng làm dấy lên những hoài nghi về khả năng đánh chặn tên lửa của Nhật Bản.
Minh Phương
Theo Straits Times
Tiết lộ cách Mỹ có thể bắn hạ tên lửa liên lục địa của Triều Tiên
Mặc dù sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa được đánh giá là tốt nhất thế giới, song Mỹ và các đồng minh có thể đối mặt rủi ro lớn khi tìm cách bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Tàu chiến Mỹ bắn thử tên lửa đánh chặn SM-3. (Ảnh: AFP)
Triều Tiên hồi đầu tháng 8 cảnh báo cân nhắc bắn 4 tên lửa nhằm vào vùng biển gần đảo Guam, nơi đồn trú các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.
Mặc dù nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau đó đã chỉ thị hoãn kế hoạch phóng tên lửa này, song giới quan sát cho rằng Bình Nhưỡng vẫn đang từng bước thực hiện, có thể thấy rõ nhất qua vụ phóng tên lửa qua vùng đảo Hokkaido của Nhật Bản hôm 29/8. Tên lửa đã bay cao 550km và bay xa 2.700km trước khi rơi xuống phía bắc Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh này, Mỹ và các đồng minh dường như sẽ phải cân nhắc nghiêm túc phương án bắn hạ tên lửa Triều Tiên trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, Business Insider dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, ngay cả khi sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa được đánh giá là tốt nhất thế giới, song Mỹ và các đồng minh có thể đối mặt rủi ro lớn khi tìm cách bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Nếu bắn hạ thành công, Triều Tiên có thể sẽ cảm thấy bị bẽ mặt và khiến tình hình leo thang hơn nữa. Ngược lại, nếu bắn hạ không thành, mức độ tin cậy của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ bị hoài nghi và Triều Tiên có thể tiến hành thêm các hành động liều lĩnh hơn.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đầu tháng này đã công bố một đoạn video mô phỏng những cách thức Mỹ có thể bắn hạ một tên lửa liên lục địa của Triều Tiên.
Theo CSIS, Mỹ sẽ dùng các vệ tinh hay hệ thống tia hồng ngoại đặt trên quỹ đạo, dò tìm các tín hiệu dựa trên nhiệt độ của tên lửa. Các vệ tinh sau đó gửi dữ liệu cho hệ thống radar trên mặt đất như TPY-2 X-band tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cho phép theo dõi tên lửa với mức độ chính xác hơn. Quá trình này diễn ra trong khoảng 5-6 phút.
Các tàu chiến được trang bị hệ thống tác chiến Aegis cũng có thể tham gia vào quá trình xác định đường bay của tên lửa.
Nếu xác định tên lửa đó là mối đe dọa với đảo Guam, Mỹ có thể quyết định bắn hạ nó bằng hệ thống đánh chặn từ tàu khu trục lớp Arleigh Burke, hoặc hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đặt ở Guam, hoặc cả hai. Cả hai hệ thống này đều đã trải qua các đợt thử nghiệm thành công, song chưa từng triển khai trong tình huống thực tế.
Trong khi Triều Tiên tuyên bố, tên lửa của họ bắn tới Guam sẽ mất khoảng 17 phút, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian thậm chí ngắn hơn, chỉ khoảng 14 phút. Với khoảng thời gian ngắn như vậy, giới quân sự Mỹ buộc phải xác định chính xác đường bay của tên lửa và quyết định chọn phương án đối phó phù hợp.
Minh Phương
Theo BI
Chuyên gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc "vũ khí hóa" Triều Tiên Một chuyên gia Mỹ nhận định Trung Quốc đã và đang cung cấp thiết bị và công nghệ quân sự quan trọng nhằm giúp Bình Nhưỡng phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và "vũ khí hóa" quốc gia này, Yonhap đưa tin. Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên năm 2006 (Ảnh: KCNA) Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business ngày...