Tổng thống Trump trở lại có tác động gì đến chuỗi cung ứng toàn cầu?
Từ khi cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung bắt đầu năm 2018, nhiều nhà sản xuất toàn cầu đã bắt đầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tìm kiếm các nguồn thay thế ngoài Trung Quốc.
Cảng hàng hóa tại Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, quá trình này gặp nhiều thách thức do phụ thuộc vào một số quốc gia về năng lực sản xuất và tài nguyên quan trọng, dẫn đến xu hướng chuyển chuỗi cung ứng sang các nước thân thiện và chính sách công nghiệp, điều có thể làm leo thang căng thẳng địa chính trị.
Khi xung đột thương mại Mỹ – Trung bùng phát, các nhà sản xuất ban đầu tìm cách đối phó tạm thời như thay đổi nhà cung cấp hoặc chuyển hướng hàng hóa để tránh thuế. Tuy nhiên, xung đột kéo dài đã buộc họ phải thay đổi hoàn toàn chiến lược chuỗi cung ứng.
Theo khảo sát của Economist Impact, năm 2022 và 2023, đa dạng hóa là chiến lược chuỗi cung ứng hàng đầu của các lãnh đạo toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương áp dụng chiến lược “China 1″, tức mở rộng hoạt động ra ngoài Trung Quốc. Dù chiến lược này không hoàn toàn bắt nguồn từ xung đột thương mại, căng thẳng Mỹ – Trung vẫn là mối quan tâm lớn nhất trong tương lai.
Những khó khăn trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Quá trình đa dạng hóa không dễ dàng. Các yếu tố như pháp quyền, sự ổn định chính trị và giải quyết tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong quyết định di dời doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ví dụ, gần một nửa các lãnh đạo doanh nghiệp Đức vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập khẩu hàng hóa trung gian. Đối với Newell Brands, một công ty hàng tiêu dùng Mỹ, việc đưa chuỗi cung ứng về Bắc Mỹ gặp khó khăn vì khu vực này thiếu quy mô sản xuất như Trung Quốc. Mặc dù lượng nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc giảm từ năm 2017, ảnh hưởng của hàng hóa Trung Quốc tới sản xuất tại Mỹ vẫn còn lớn.
Để quản lý rủi ro, nhiều doanh nghiệp chuyển sang các nước thân thiện bằng cách tập trung chuỗi cung ứng vào mạng lưới các nhà cung cấp đáng tin cậy. Tỷ lệ các công ty áp dụng chiến lược này đã tăng từ 10% lên 26% trong giai đoạn 2022-2023.
Các khối thương mại khu vực như ASEAN đang hưởng lợi từ sự thay đổi này. GDP của ASEAN tăng trưởng mạnh, cao hơn trung bình toàn cầu 1,5 điểm phần trăm vào năm 2024. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang thúc đẩy chuỗi cung ứng tích hợp, giảm dần rào cản thuế quan đến năm 2045.
Các yếu tố địa chính trị và chính sách bảo hộp
Hàng hóa Trung Quốc được xếp tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mexico cũng hưởng lợi từ chiến lược này nhờ quan hệ thương mại tốt với cả Mỹ và Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng hiệp định Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) để đặt nhà máy tại Mexico, né rào cản thương mại và tiếp cận thị trường Mỹ. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mexico đã tăng 300% giai đoạn 2018-2019 và 2022-2023.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi chuỗi cung ứng này có thể làm gia tăng căng thẳng địa chính trị. Các biện pháp bảo hộ như việc Mỹ thành lập mạng lưới tài chính Đối tác an ninh khoáng sản, loại bỏ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, hay lệnh cấm xuất khẩu chất bán dẫn từ Đài Loan, cho thấy “vũ khí hóa” chuỗi cung ứng đang trở thành một chiến lược phổ biến.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa trở nên mong manh, chính sách bảo hộ tiếp tục nổi lên. Các lệnh thuế cao mà chính quyền ông Trump từng áp đặt đối với Trung Quốc, Canada và Mexico có nguy cơ làm leo thang các cuộc chiến thương mại, đẩy giá tiêu dùng tăng cao và gây bất ổn kinh tế.
Những thay đổi chính trị toàn cầu, từ chính phủ Lao động mới tại Anh, đến chính sách bảo hộ tại Ấn Độ và Indonesia, đều ảnh hưởng đến chiến lược chuỗi cung ứng. Sự trở lại của chính quyền Tổng thống Trump cũng có thể định hình đáng kể hướng đi của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong một thế giới đầy biến động, việc điều hướng chuỗi cung ứng không chỉ đòi hỏi chiến lược dài hạn mà còn cần khả năng thích ứng linh hoạt trước các thách thức địa chính trị và kinh tế.
EU đưa ra thông điệp với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, kêu gọi đối thoại sớm với Mỹ nhằm đàm phán các ưu tiên chung nhưng vẫn giữ vững các nguyên tắc và giá trị cốt lõi của Liên minh châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 9/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Liên minh châu Âu (EU) sẽ duy trì lập trường thực dụng đối với chính quyền của Tổng thống Donald Trump, đồng thời ưu tiên bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình.
Ngày 21/1, bà Ursula von der Leyen đã nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ. Bà kêu gọi đối thoại sớm với Washington nhằm đàm phán các ưu tiên chung nhưng vẫn giữ vững các nguyên tắc và giá trị cốt lõi của EU.
Bà Ursula von der Leyen cho biết, Mỹ và EU có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, trải dài từ đầu tư, việc làm đến dịch vụ số. Bà gọi Mỹ là một trong những đối tác gần gũi nhất của EU và kêu gọi hợp tác thay vì đối đầu. Tuy nhiên, bà tái khẳng định EU sẵn sàng đối phó với bất kỳ biện pháp phi lý nào, đồng thời nhấn mạnh các công cụ thương mại mà EU có thể sử dụng để đáp trả thuế quan hoặc hạn ngạch.
Trả lời câu hỏi về khả năng hỗ trợ Ukraine mà không phụ thuộc vào chính sách của Mỹ, bà Ursula von der Leyen khẳng định EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bất chấp những thay đổi trong chính sách của Washington. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền và quyền tự quyết lãnh thổ của Ukraine.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen chỉ ra các thách thức toàn cầu như đứt gãy chuỗi cung ứng, cạnh tranh địa chính trị về tài nguyên và công nghệ, cũng như gia tăng các biện pháp thuế quan và kiểm soát xuất khẩu. Bà cảnh báo rằng những biện pháp này có thể làm suy yếu sự thịnh vượng toàn cầu, tạo ra "cuộc đua xuống đáy".
EU hiện đối mặt với các khó khăn kinh tế, bao gồm trì trệ, thay đổi nhân khẩu học và suy giảm năng lực cạnh tranh. Bà Ursula von der Leyen cam kết ưu tiên giảm chi phí năng lượng, đầu tư vào thị trường chung và giảm gánh nặng pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ.
Về thương mại, bà nhấn mạnh kế hoạch tăng cường quan hệ đối tác sau khi ký kết các thỏa thuận với Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Mexico, đồng thời tăng cường hợp tác với Ấn Độ. Bà cho rằng châu Âu cần chuyển hướng khỏi năng lượng giá rẻ từ Nga và giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp an ninh từ bên ngoài.
Bà Ursula von der Leyen cũng không quên chỉ trích Trung Quốc về tình trạng sản xuất dư thừa theo định hướng nhà nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường toàn cầu. EU đã áp dụng lập trường cứng rắn hơn, như áp đặt hạn chế thương mại đối với ngành xe điện. Tuy nhiên, bà vẫn bày tỏ mong muốn hợp tác mang tính xây dựng để mở rộng cơ hội kinh tế.
Bà cũng nhắc lại cam kết của EU đối với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này. EU sẽ hợp tác với các quốc gia sẵn sàng bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Bài phát biểu tại Davos đánh dấu sự trở lại của bà Ursula von der Leyen sau một thời gian vắng mặt vì bệnh nặng vào đầu tháng 1. Bà khẳng định EU đã sẵn sàng thích nghi với bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, bảo vệ các giá trị cốt lõi và tận dụng các cơ hội mới.
Kết thúc bài phát biểu, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng châu Âu cần vượt qua các thách thức và chấp nhận thực tế mới, từ đó định vị EU như một lực lượng sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn phía trước.
Mỹ tạm dừng mọi dự án viện trợ nhân đạo tại Ukraine Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã dừng tất cả các dự án dân sự tại Ukraine. Người dân Ukraine sơ tán khỏi vùng chiến sự. Ảnh: AFP/TTXVN Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh đóng băng viện trợ nước ngoài trong 90 ngày. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky cho biết viện trợ quân...