Tổng thống Trump tiết lộ Mỹ và Trung Quốc đạt được thoả thuận một phần, Dow Jones có lúc bật tăng 500 điểm
Kết thúc phiên 11/10, chứng khoán Mỹ đồng loạt khởi sắc sau khi Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc và Mỹ đã đạt được tiến triển ban đầu của một thoả thuận thương mại, do đó thuế quan có hiệu lực vào tuần tới sẽ được tạm ngừng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 319,92 điểm, tương đương 1,2%, đóng cửa ở mức 26.816,59 điểm, dẫn đầu là Apple – chạm mức cao nhất mọi thời đại. S&P 500 tăng 1,1% lên 2.970,27 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 1,3% lên 8.057,04 điểm.
Đà tăng ở phiên này đã giúp Dow Jones và S&P 500 bù đắp được đà giảm 3 tuần liên tiếp. Chỉ số Dow và S&P 500 tăng lần lượt 0,9% và 0,6% trong tuần. Nasdaq kết thúc tuần tăng 0,9%.
Đêm qua, ông Trump tiết lộ với các phóng viên tại Văn phòng Bầu dục rằng giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại sẽ được hoàn thành trong ba tuần tới. Sau đó, các chỉ số chính đạt mức cao trong phiên, Dow Jones bứt phá 500 điểm. Ông Trump đã đưa ra bình luận này sau sau cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.
Theo một phần của giai đoạn này, Trung Quốc sẽ mua từ 40 tỷ đến 50 tỷ USD hàng nông sản của Mỹ. Ông Trump cũng cho biết thỏa thuận này bao gồm cả các thỏa thuận về các vấn đề ngoại hối với Trung Quốc. Theo đó, Mỹ đã đồng ý hoãn gói thuế quan có hiệu lực vào tuần tới.
Video đang HOT
Dow Jones trong 5 lần đàm phán.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết cả hai bên đã đạt được một thỏa thuận gần như hoàn chỉnh về vấn đề tiền tệ và dịch vụ tài chính. Tổng thống Trump tiết lộ, giai đoạn 2 của thỏa thuận sẽ được bắt đầu gần như ngay lập tức, sau khi thỏa thuận đầu tiên được ký kết.
Cổ phiếu nhóm công nghệ như Facebook, Amazon và habet đều tăng ít nhất 0,5%.Cổ phiếu ngành ngân hàng cũng giao dịch tích cực, Bank of America và J.P. Morgan Chase tăng hơn 1,6%. Apple đã tăng 3% và chạm mức cao nhất mọi thời đại
Cổ phiêu của các nhà sản xuất chip tăng điểm mạnh. Micron Technolofy tăng hơn 4%, trong khi Xilinx tăng 3,7%.
Dù nhà đầu tư rất hồi hộp chờ đợi về những thông tin tích cực từ đàm phán thương mại, nhưng Michael Geraghty, chiến lược gia về vốn cổ phần tại Cornerstone Capital, vẫn giữ quan điểm thận trọng. Ông nói: “Chúng ta đã chứng kiến tình huống tương tự, với một số thoả thuận gần như đã đạt được, nhưng sau đó các cuộc đàm phán lại sụp đổ. Điều này cho thấy ngài tổng thống của chúng ta rất khó lường.”
Hương Giang
Theo Trí thức trẻ/CNBC
Lạc quan tan biến sau thái độ của Tổng thống Trump
Với việc chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, giới đầu tư kỳ vọng rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sử dụng bài phát biểu trước Liên hợp quốc một cách đúng mực. Nhưng không, thay vào đó, ông Trump biến đây thành cơ hội để chỉ trích hành động của chính quyền Trung Quốc, cáo buộc quốc gia này thao túng tiền tệ, ăn trộm công nghệ, sản phẩm trí tuệ... với giọng điệu thẳng thừng, gay gắt.
Trước hành động này, tất cả các thị trường tài chính đều diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, nhất là thị trường chứng khoán khi chỉ số S&P 500 giảm mạnh nhất trong 1 tháng trong phiên thứ Ba (24/9).
Báo cáo mới nhất của Bank of America Merrill Lynch cho thấy, chiến tranh thương mại đã trở thành mối lo lắng lớn nhất của giới đầu tư, với 40% người tham gia khảo sát. nhận định, đây là rủi ro hàng đầu thị trường phải đối mặt.
"à tăng của thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch gần đây thể hiện sự lạc quan nhất định về cuộc gặp gỡ Mỹ - Trung trong tháng 10 tới", Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư tại Independent Advisor Alliance nói và cho biết, tình hình đã đảo ngược sau bài phát biểu của ông Trump. Theo đó, mọi suy nghĩ lạc quan đều tan biến.
Trong bối cảnh hiện tại, các tài sản an toàn như trái phiếu thường được giới đầu tư ưu ái, khiến lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm về 1,64%/năm, so với mức 1,9%/năm vào ngày 13/9.
Bên cạnh mối lo lắng về xung đột thương mại, các cuộc điều trần và rủi ro địa chính trị, thị trường trái phiếu nhận được trợ lực từ việc sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu sa sút.
Chỉ số đo lường tâm lý tiêu dùng trong tháng 9 giảm mạnh hơn dự báo, xuống mức thấp nhất 3 tháng sau khi đi lên trong tháng 8.
Chỉ số này giảm cho thấy, kỳ vọng của thị trường đối với nền kinh tế nói chung và thị trường việc làm nói riêng theo hướng tiêu cực, khiến người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu, theo chiến lược gia William Edwards tại Bloomberg News.
Bên cạnh đó, báo cáo hàng tuần của JP Morgan Chase & Co thể hiện tâm lý ưa chuộng trái phiếu của giới đầu tư tăng lên mức cao nhất trong 5 năm qua. Sự lo lắng của các thành viên thị trường là dễ hiểu, bởi có nhiều yếu tố khó đoán định trong giai đoạn hiện nay và lợi suất trái phiếu sẽ còn đi xuống.
Một diễn biến đáng chú ý khác là việc USD bất ngờ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (25/9).
Theo đó, chỉ số Bloomberg Dollar Spot giảm khoảng 0,72%, mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ phiên 4/9. Diễn biến này cho thấy, giới đầu tư đang chú ý nhiều hơn tới động thái bơm tiền vào hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian qua, cũng như dự định tiến hành gói nới lỏng tiền tệ mới.
Chiến lược gia thị trường tiền tệ tại Morgan Stanley nhận định, Fed sẽ tiến hành mua vào trái phiếu để bơm thêm USD vào hệ thống tài chính, với dự định mua khoảng 250 tỷ USD trái phiếu. Nếu động thái này được thực hiện, giá trị USD sẽ còn đi xuống.
Với thái độ hiện tại của ông Trump, khó có thể kỳ vọng thương chiến Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc. ây là một tín hiệu xấu với tăng trưởng và không hỗ trợ đà tăng của giá dầu.
Thực tế, giá dầu đã giảm 2% ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ trước Liên hợp quốc, dù trước đó đã tăng khá mạnh bởi một số cơ sở sản xuất dầu mỏ của Ả Rập Xê-út bị tấn công.
Lam Phong (Theo báo chí nước ngoài)
Hai thương hiệu vàng nội địa giảm 50.000 - 60.000 đồng/lượng Ngày 15/5, thị trường vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt trong bối cảnh các nhà đầu tư chứng khoán và USD hào hứng trước những thông tin tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, vốn đang có nguy cơ đổ bể. Sau khi Mỹ và Trung Quốc liên tục công bố áp thuế mới lên lượng...