Tổng thống Trump sẽ thực thi đạo luật đã bị trì hoãn hơn 20 năm với Cuba
Một quan chức ngày 16/4 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mở đường cho các vụ kiện tại tòa án Mỹ về tài sản bị Cuba tịch thu, thực thi một đạo luật gây tranh cãi bị trì hoãn hơn 2 thập kỷ.
Bằng cách cho phép một mục quan trọng trong Đạo luật Helms-Burton năm 1996 có hiệu lực, Tổng thống Trump sẽ thực hiện một điều khoản mà đã bị các tổng thống tiền nhiệm trì hoãn do lo ngại về những hệ quả quốc tế.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton sẽ chính thức tiết lộ sự thay đổi này vào ngày 17/4 khi ông tới Miami để nói chuyện với những người Cuba, Venezuela và Nicaragua sống lưu vong tại Mỹ.
Cũng theo quan chức Mỹ, ông Bolton sẽ thông báo các biện pháp trừng phạt mới đối với Cuba, Venezuela và Nicaragua trong ngày 17/4.
Tổng thống Trump sẽ thực thi đạo luật đã bị trì hoãn hơn 20 năm với Cuba. (Nguồn: Reuters)
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Mỹ rằng bất kỳ động thái nào cho phép công dân Mỹ kiện các công ty nước ngoài kinh doanh tại Cuba có thể tạo ra thách thức đối với Tổ chức thương mại Thế giới và kéo theo các hành động phản tố trước tòa án châu Âu.
EU bày tỏ vô cùng lo ngại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định chấm dứt hành động được lặp lại mỗi 6 tháng, đó là việc đình chỉ một phần Đạo luật Helms-Burton năm 1996 cho phép thực hiện các vụ kiện như vậy, trong đó chủ yếu là theo yêu cầu của những người Mỹ gốc Cuba.
Các bình luận trên được nêu trong một bức thư của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini và Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom gửi cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ngày 10/4.
Video đang HOT
Hai quan chức EU đã kêu gọi Washington tuân thủ thỏa thuận năm 1998 về từ bỏ miễn trừ nhất quán cho các công ty và công dân EU đổi lại việc Khối đình chỉ vụ kiện trước WTO đối với vấn đề trên.
Bức thư có đoạn cho biết, nếu không thực hiện được việc này, EU sẽ buộc phải sử dụng mọi biện pháp có thể, kể cả hợp tác với các đối tác quốc tế khác, để bảo vệ lợi ích của mình.
Bức thư cũng chỉ rõ các tòa án của EU đã trao quyền cho phép các công ty EU thu hồi những thiệt hại do các vụ kiện chống lại Cuba.
Ngày 4/3, Chính quyền Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẽ cho phép các công dân Mỹ khởi kiện hàng chục công ty Cuba nằm trong danh sách đen của Washington. Động thái này của chính quyền Trump đánh dấu sự tăng cường áp lực của Mỹ lên Cuba và dường như cũng nhằm để trừng phạt chế độ Havana vì đã ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Theo Thegioi&VietNam
Mỹ, Nga và 'lằn ranh đỏ' ở Venezuela
Ông Trump từng chỉ trích người tiền nhiệm Obama không thực thi "lằn ranh đỏ" ở Syria. Đến giờ ông đang phải đối mặt với thế khó tương tự ở Venezuela.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Donald Trump không ít lần phàn nàn về chuyện Tổng thống Barack Obama thiết lập "lằn ranh đỏ" ở Syria nhưng không thực thi. Theo ông Trump, việc Mỹ giảm bớt ảnh hưởng đã mở đường cho Nga tiến vào Syria mà không bị thách thức - điều sẽ không xảy ra nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin nể mặt ông Obama. Và giờ ông Trump lại đang đối mặt với quyết định có hay không chuyện thiết lập "lằn ranh đỏ" ở Venezuela cũng như với ông Putin về vấn đề Venezuela, theo báo New York Times.
Venezuela: Điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Nga
Cuối tháng trước có thông tin Nga đưa hai máy bay chở gần 100 quân nhân sang Venezuela. Bản thân ông Trump và nhiều quan chức Mỹ cảnh cáo Nga không được giúp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, yêu cầu Nga rút quân về.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói việc Nga đưa quân đến Venezuela là "một đe dọa trực tiếp đến hòa bình thế giới và an ninh khu vực". Ông Bolton viện tới học thuyết Monroe và cảnh cáo không nước nào được phép đưa quân vào Tây bán cầu "với ý định thiết lập hoặc mở rộng các chiến dịch quân sự". Học thuyết Monroe do Mỹ ban hành năm 1823, cảnh cáo các nước bên ngoài không can thiệp vào Tây bán cầu.
Trong khi đó, Đô đốc bốn sao Craig S. Faller, người lãnh đạo Bộ Tư lệnh miền Nam của Mỹ, cho biết quân đội "đang trong vị thế tốt nhất để hành động" và đang chờ chỉ thị từ chính quyền Trump về việc can thiệp quân sự vào Venezuela. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Foreign Policy, Đô đốc Faller cho biết quân đội Mỹ "đang xem xét một loạt lựa chọn" và "sẽ sẵn sàng" thực thi bất cứ điều gì mà ông Trump quyết định tại Venezuela.
Các tuyên bố này dường như đưa ra một thử nghiệm: Liệu cuối cùng ông Trump - vốn nhiều lần tỏ thái độ hòa hoãn với ông Putin - sẽ thiết lập "lằn ranh đỏ" ở Venezuela và với ông Putin? Và nếu có thì liệu ông Trump có kế hoạch để thực thi "lằn ranh đỏ" này?
Đầu tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói Nga không hề có ý muốn biến Venezuela thành một Syria thứ hai. Tuy nhiên, theo New York Times, ông Putin có thể sẽ không bỏ qua cơ hội áp dụng mô hình Syria ở Venezuela, ủng hộ ông Maduro như đã làm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, ngăn cản các mục tiêu của Mỹ ở khu vực. Một ưu tiên của Nga lúc này là lấy lại cho được nhiều tỉ USD mà chính phủ ông Maduro đang nợ. Để làm điều đó, Nga cần có thời gian vì khoản tiền này sẽ được Venezuela trả dần từ từ bằng dầu chứ khó trả một lần.
Lính không quân Nga tại sân bay quốc tế Maiquetia gần thủ đô Caracas (Venezuela) ngày 10-12-2018. Ảnh: AFP
Tới thời điểm này, Tổng thống Maduro vẫn vững vàng ở quyền lực bất kể áp lực về kinh tế (Mỹ gia tăng trừng phạt) và chính trị (khi Mỹ và hơn 50 nước công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời).
Trong khi đó, tới lúc này Mỹ vẫn rất thận trọng trong chuyện đe dọa hành động quân sự với Venezuela. Dù nhiều lần nhắc đi nhắc lại là "mọi phương án đều được cân nhắc" nhưng Mỹ chưa hề đưa ra dấu hiệu nào sẽ can thiệp quân sự. Thay vào đó, Mỹ bắt đầu nói về một cuộc chiến lâu dài làm tiêu hao sinh lực chính phủ ông Maduro.
Phần mình, Venezuela cũng tỏ ra quyết tâm. Chính phủ ông Maduro tuyên bố ông Guaido không được giữ vị trí công quyền trong 15 năm. Chính quyền ông Maduro đã nhiều lần chỉ trích Washington đã can dự vào các hoạt động chính trị nội bộ của nước này.
"Khoảng cách rất quan trọng. Nga không bảo vệ được sức mạnh mình theo cách họ đã thể hiện ở Syria" - cựu thứ trưởng ngoại giao William J. Burns so sánh khả năng của Nga ở Syria với ở Venezuela, cho rằng khoảng cách địa lý giữa Nga và Venezuela sẽ hạn chế năng lực tạo ảnh hưởng của ông Putin với Venezuela.
Mỹ đủ sức lập giới hạn?
New York Times dẫn nhận định của một số trợ lý của ông Trump gần đây nói rằng có thể tổng thống Mỹ không muốn đi lại bước ông Obama đã từng đi với Syria.
Tháng 8-2011, ông Obama từng tuyên bố "vì quyền lợi của người dân Syria, đã đến lúc Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực". Ông Obama cũng cảnh cáo "việc sử dụng vũ khí hóa học là một yếu tố làm thay đổi cục diện". Tuy nhiên, sau đó ông Obama đã kiềm chế không đi bước hành động quân sự dù xảy ra tấn công vũ khí hóa học ở Syria. Một năm trước, trên Twitter,ông Trump còn chỉ trích quyết định này và cho rằng "nếu Tổng thống Obama bước qua lằn ranh đỏ chính ông đưa ra thì thảm họa Syria đã chấm dứt từ lâu".
Ông Trump không phải là cá nhân duy nhất chỉ trích cách chính phủ Obama xử lý vấn đề Syria. Một trong những cá nhân cùng quan điểm với ông Trump là thứ trưởng ngoại giao William J. Burns làm việc dưới thời ông Obama. Trong cuốn sách mới xuất bản về ngoại giao Mỹ của mình - The Back Channel - ông Burns có rất nhiều cảnh báo có thể áp dụng cả trong trường hợp Venezuela hiện tại.
Ông Burns đồng tình với cái mà ông gọi là "cách tính toán trò chơi dài hạn" của ông Obama, bao gồm có quy tắc tránh bị sa lầy vào một vướng mắc quân sự nữa ở Trung Đông. Tuy nhiên, ông Burns thừa nhận "trò chơi ngắn hạn" của ông Obama không đủ mạnh. Bởi lẽ một mặt Mỹ đã hứa hẹn quá nhiều khi tuyên bố "Assad phải ra đi" và thiết lập "lằn ranh đỏ", trong khi mặt còn lại thì quá miễn cưỡng trong hành động.
Trao đổi với New York Times từ London (Anh) cuối tuần trước, ông Burns dù đồng tình với việc chính phủ Trump tránh vướng mắc quân sự tại Venezuela nhưng cũng lo ngại chính phủ này sẽ lặp lại các sai lầm của chính phủ tiền nhiệm Obama ở Syria. Trong khi đó, ông Maduro có thể sẽ rút một số kinh nghiệm từ ông Assad để đối trọng lại Mỹ tốt hơn.
Nhiều nhà quan sát nghiêng về khả năng ông Trump sẽ xây dựng một liên minh bán cầu để giữ ưu thế của mình trong vấn đề Venezuela. Tuy nhiên, theo ông William J. Burns, Thứ trưởng Ngoại giao làm việc dưới thời ông Obama, điều này khả năng lớn sẽ không thành công vì căng thẳng hiện tại giữa Mỹ với các nước châu Mỹ. Đặc biệt khi gần đây ông Trump liên tục đe dọa đóng cửa biên giới với Mexico và chấm dứt hỗ trợ các nước El Salvador, Guatemala, Honduras.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Mỹ nói quyết tâm bảo vệ Đài Loan, Trung Quốc phản ứng gay gắt Trung Quốc nói Mỹ đang đơn phương thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc của quan hệ quốc tế và thông cáo chung của hai nước, do vậy Trung Quốc cực lực phản đối điều này. Đài Loan vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Trước...