Tổng thống Trump sắp có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Mỹ sau khi nhậm chức?
Vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã chính thức gửi thư mời Tổng thống Donald Trump đến phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội vào tháng 3 và đây sẽ là bài phát biểu đầu tiên của ông Trump trước Quốc hội trong nhiệm kỳ thứ hai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa, phía trước) đọc Thông điệp liên bang lần thứ 3 ngày 4/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thư, Chủ tịch Hạ viện Johnson đã đề nghị ông Trump phát biểu trước lưỡng viện của Quốc hội Mỹ vào ngày 4/3 để chia sẻ tầm nhìn nước Mỹ trên hết của ông cho tương lai lập pháp của đất nước.
“Thời đại hoàng kim của nước Mỹ đã bắt đầu. Nhờ sự lãnh đạo mạnh mẽ và hành động táo bạo của ngài trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, nước Mỹ đã và đang chứng kiến sự hồi sinh của lòng yêu nước, sự đoàn kết và hy vọng cho tương lai”, ông Johnson đã viết trong thư.
Video đang HOT
Trong nội dung bức thư, ông Johnson cũng bày tỏ mong đợi nhận được sự phản hồi của Tổng thống Trump về lời mời tham dự.
Các phiên họp chung của lưỡng viên Quốc hội Mỹ thường được thiết kế để dành riêng cho tổng thống Mỹ hoặc nguyên thủ, lãnh đạo của các quốc gia khác đến để trình bày về các ưu tiên trong chính sách của mình. Các phiên họp chung này thường diễn ra một vài lần mỗi năm. Năm 2024, Quốc hội Mỹ đã tổ chức 3 phiên họp chung. Và Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản khí đó là ông Fumio Kishida và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có các bài phát biểu trước Quốc hội nước này.
Thông thường, các vị tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu thông điệp liên bang trong khoảng thời gian vào tháng 2 hoặc tháng 3 trước lưỡng viện Quốc hội. Tuy vậy, lá thư của Chủ tịch Hạ viện Johnson lại không đề cập đến nội dung này. Đến nay, Nhà Trắng vẫn chưa có trả lời bình luận liên quan đến thông tin trên.
Theo thông tin được lưu giữ tại Thượng viện, ông Trump đã có 4 lần phát biểu tại các phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, trong đó 3 bài phát biểu sau là về thông điệp liên bang thường niên. Bài phát biểu đầu tiên của ông trước lưỡng viện Quốc hội là vào cuối tháng 2/2017 – chỉ sau hơn 1 tháng thời điểm ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khi đó Tổng thống Trump đã có bài phát biểu gần 1 giờ 30 phút tập trung vào nhiều vấn đề nóng bỏng như nhập cư, an ninh – quốc phòng, y tế, giáo dục.
Bài phát biểu gần đây nhất của ông Trump là tại phiên họp chung vào tháng 2/2020 – khoảng một tháng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng tại Mỹ khiến phần lớn đất nước phải ngừng lại nhiều hoạt động và số người t.ử von.g bắt đầu tăng nhanh.
Trong bài phát biểu đó, ông Trump đã ch.ỉ tríc.h những người phản đối mình và trao tặng Huân chương Tự do cho người dẫn chương trình Rush Limbaugh, huân chương dân sự cao quý nhất mà một Tổng thống có thể trao cho người dân – một động thái đi ngược lại với tính truyền thống của một bài phát biểu thông điệp liên bang thường niên. Chủ tịch Hạ viện lúc bấy giờ là ông Nancy Pelosi đã xé một bản sao bài phát biểu của ông Trump ngay sau khi vị tổng thống này kết thúc bài phát biểu của mình.
Ông Trump ra điều kiện để đổi ý, ủng hộ viện trợ Ukraine
Cựu tổng thống Mỹ muốn cung cấp gói viện trợ cho Ukraine dưới dạng khoản nợ chứ không phải là quà tặng và cho rằng các đồng minh châu Âu cũng cần phải hỗ trợ Ukraine tương đương Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York ngày 25/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, phát biểu trước các phóng viên ngày 12/4 cùng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, ông Trump tuyên bố ông sẽ không phản đối Quốc hội Mỹ phê chuẩn thêm viện trợ cho Ukraine miễn là những khoản hỗ trợ đó được đưa ra dưới hình thức cho vay chứ không phải quà cho không. Ông cũng nhấn mạnh các đồng minh châu Âu phải có mức hỗ trợ tương tự như Washington dành cho Kiev.
Ông Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa sau loạt chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ và dự kiến đối đầu trực tiếp với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Lần đầu tiên ông đưa ra ý kiến chuyển viện trợ của Ukraine thành các khoản vay là vào hồi tháng 2. Từ đó đến nay, ông đã nhiều lần tuyên bố mình có thể chấm dứt xung đột giữa Kiev và Moskva trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử bằng cách buộc cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD cho Ukraine vẫn còn mắc kẹt tại Quốc hội Mỹ khi phần lớn các nhà lập pháp đảng Cộng hoà phản đối việc phê duyệt viện trợ. Hiện Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang đứng trước sức ép và sẵn sàng để đưa dự luật viện trợ ra bỏ phiếu tại Hạ viện. Trong bối cảnh hạ nghị sĩ Taylor Greene cảnh báo triển khai một cuộc bỏ phiếu lật đổ Chủ tịch Hạ viện, ông Johnson đã tới gặp ông Trump trong ngày 12/4.
"Đây không phải là một tình huống dễ dàng đối với bất kỳ Chủ tịch Hạ viện nào. Tôi nghĩ ông ấy đang làm rất tốt", cựu Tổng thống Trump nói về đồng minh thân thiết của mình.
Ông Trump nói thêm rằng trong trường hợp viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine được thông qua, châu Âu cũng phải tăng cường và cân bằng các khoản viện trợ.
Đề cập đến các căng thẳng địa chính trị trên thế giới, cựu Tổng thống Trump cảnh báo xung đột ở Ukraine và Israel có thể leo thang đáng kể ngay trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11.
Tổng thống Mỹ dự kiến đọc Thông điệp Liên bang muộn hơn thường lệ Ngày 6/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson thông báo Tổng thống Joe Biden đã được mời đọc Thông điệp Liên bang hàng năm trước Quốc hội vào ngày 7/3. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố, ông Mike Johnson nêu rõ: "Trong thời điểm thử thách lớn này đối với đất nước chúng ta, nghĩa vụ trang trọng...