Tổng thống Trump: Ông Kim có rủi ro ‘mất tất cả’
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có rủi ro “mất tất cả” nếu khôi phục hành động thù địch.
Ngày 8-12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có rủi ro “mất tất cả” nếu khôi phục hành động thù địch, và để tránh điều này thì Triều Tiên phải giải trừ hạt nhân.
“Ông Kim Jong-un rất thông minh và có nhiều thứ để mất, nói thật là mọi thứ, nếu ông ấy hành động theo cách thù địch. Ông ấy đã ký một Thỏa thuận Giải trừ hạt nhân rất có sức mạnh với tôi ở Singapore”, ông Trump viết trên Twitter, ý muốn nói đến cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ông với ông Kim tại Singapore tháng 6-2018.
“Ông ấy không muốn làm mất giá trị quan hệ đặc biệt với tổng thống Mỹ hay can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 (năm 2020-PV)”, theo ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị NATO ở Anh ngày 4-12. Ảnh: REUTERS
Cùng ngày, khi được đài CBS hỏi liệu có khả năng Triều Tiên khôi phục thử hạt nhân hay không, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói khả năng đó nếu xảy ra thì “sẽ là một sai lầm về phần Triều Tiên”. Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và cuối cùng của Triều Tiên diễn ra vào tháng 9-2017.
Video đang HOT
“Mọi chuyện sẽ không kết thúc tốt đẹp cho họ nếu họ làm vậy…Nếu Triều Tiên đi một con đường khác so với con đường đã hứa… chúng tôi có nhiều công cụ để đáp lại”, ông O’Brien nói.
Ông Trump và cố vấn O’Brien lên tiếng một ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố mình vừa thực hiện thành công một “vụ thử nghiệm có ý nghĩa lớn”, và hai ngày sau khi Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc nói nước này từ bỏ đàm phán hạt nhân với Mỹ.
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, vụ phóng thử nghiệm được thực hiện chiều 7-12 (giờ địa phương), từ cơ sở phóng vệ tinh Sohae ở Tongch’ang-ri thuộc huyện Cholsan, tỉnh bắc Pyongan (Triều Tiên). Địa điểm này nằm gần biên giới phía bắc của Triều Tiên với Trung Quốc.
Cơ sở phóng vệ tinh Sohae là điểm thử tên lửa mà phía Mỹ từng nói Triều Tiên có hứa sẽ đóng cửa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) gặp nhau tại làng Bàn Môn Điếm ngày 30-6. Ảnh: REUTERS
Theo nhiều chuyên gia tên lửa, có vẻ Triều Tiên đã thử nghiệm một động cơ tên lửa, chứ không phải phóng tên lửa.
Trước đó, họp báo tại New York (Mỹ) ngày 7-12, ông Kim Song tuyên bố Triều Tiên chấm dứt đàm phán giải trừ hạt nhân với Mỹ và quá trình đàm phán dai dẳng với Mỹ không còn cần thiết nữa.
Ông Kim Song cáo buộc “cuộc đối thoại thực chất và kéo dài” mà phía Mỹ tìm kiếm thực chất là một “trò câu giờ” của Mỹ để phục vụ cho các mục đích chính trị nội địa của mình.
Theo plo.vn
Phát hiện động thái mới tại bãi thử tên lửa của Triều Tiên
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một container hàng hóa cỡ lớn chưa từng xuất hiện ở bãi thử tên lửa ở Dongchang, huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ở bãi thử tên lửa Dongchang, tháng 12/2012. (Nguồn: KCNA)
Theo Đài Phát thanh và Truyền hình KBS của Hàn Quốc, công ty cung cấp dịch vụ hình ảnh vệ tinh Planet Labs ngày 5/12 đã chụp được những hình ảnh Triều Tiên chuẩn bị tái khởi động việc thử nghiệm động cơ tên lửa ở Dongchang, huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan.
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn nguồn tin trên cho biết hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một container hàng hóa cỡ lớn chưa từng xuất hiện ở bãi thử tên lửa trên.
Bãi thử này là nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng cam kết sẽ đóng cửa vĩnh viễn, một trong những thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba ở Bình Nhưỡng hồi tháng 9 năm ngoái.
Ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California (Mỹ), nhận định những động thái trên cho thấy Triều Tiên đang tiến hành các khâu chuẩn bị nhằm tái khởi động việc thử nghiệm động cơ cung cấp lực đẩy cho vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan hình ảnh chụp từ vệ tinh nói trên của công ty Planet Labs.
Trong khi đó, đài CNN nhận định dường như đây là thông điệp Triều Tiên muốn gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump như lời cảnh cáo trước đó liên quan tới thời hạn cuối năm Bình Nhưỡng đặt ra cho Washington.
Nhiều cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa Triều Tiên đã diễn ra trong năm 2018 và 2019, cùng với đó là việc Triều Tiên ngừng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, có rất ít tiến triển trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai hồi tháng 2 tại Hà Nội.
Hai bên đã tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên mới nhất tại Stockholm (Thụy Điển) hồi tháng 10 nhưng đã đổ bể, với việc Bình Nhưỡng cáo buộc Washington đã không đưa ra bất cứ đề xuất mới nào./.
Theo Mạnh Hùng (TTXVN/vietnamplus.vn)
Triều Tiên khan hiếm lương thực, 10 triệu người bị ảnh hưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lại đưa Triều Tiên vào danh sách các nước thiếu lương thực, cần cứu trợ từ nước ngoài. Cơ quan này cũng có dự báo không lạc quan về an ninh lương thực ở Triều Tiên. Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 4/12, FAO đưa Triều Tiên vào danh sách...