Tổng thống Trump đang che giấu điều gì?
Tổng thống Donald Trump đang cố gắng ngăn chặn Hạ viện luận tội ông bắt nguồn từ những bê bối liên quan đến Ukraine. Và câu hỏi đặt ra là liệu ông chủ Nhà Trắng đang muốn che giấu điều gì?
Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông công kích cuộc điều tra luận tội là có động cơ chính trị.
Các phiên điều trần luận tội công khai trong tuần qua nhằm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ, với hy vọng nó sẽ cho thấy những mảng tối bên trong Nhà Trắng. Trong phiên điều trần, Hạ viện tập trung rất nhiều vào các thỏa thuận của Tổng thống Trump với Ukraine và kế hoạch bí mật của ông để khiến Kiev công bố cuộc điều tra công khai về nhân vật mà ông coi là đối thủ chính trị của mình, cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Nhưng hãy nghĩ về những gì Tổng thống Trump đang cố gắng che giấu trong các phiên điều trần.
Vì sao ông Trump cấm các quan chức ra làm chứng?
Ông đã ngăn chặn các quan chức chính phủ làm chứng trước Quốc hội, viện dẫn những tuyên bố đặc quyền hiến pháp. Và trong khi các cáo buộc của Ukraine đã thu hút sự chú ý của Quốc hội và hầu hết người dân, thì ông Trump, nỗ lực cản trở cuộc điều tra của Hạ viện nhằm vào mình.
Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông công kích cuộc điều tra luận tội là có động cơ chính trị. Ông Trump khẳng định rằng cuộc điện đàm của ông với người đồng cấp Ukraine Zelensky là “hoàn hảo”, trong khi đảng Cộng hòa chỉ trích tiến trình luận tội của Hạ viện là không công bằng. Vì vậy, ông Trump đã từ chối hợp tác với cuộc điều tra luận tội. Ông đã từ chối lật lại các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra và chỉ thị cho tất cả các nhân viên trong chính quyền không được làm chứng trước Quốc hội. Luật sư cá nhân của Tổng thống Trump, Rudy Giuliani, từ chối ra làm chứng. Bộ trưởng Quốc phòng Mike Esper, Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Chánh văn phòng Nhà Trắng, Mick Mulvaney, cũng bỏ qua các trát đòi của Quốc hội liên quan đến cuộc điều trần này.
Video đang HOT
Nhưng bất chấp lệnh cấm, Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovich và chuyên gia ngoại giao Alexander Vindman đã cung cấp thông tin cho cuộc điều tra luận tội ông Trump. Trong đó, ông Vindman đã hai lần nêu lên quan ngại về việc chính quyền ông Trump thúc ép Ukraine điều tra phe Dân chủ và ông Joe Biden. Khi cựu đại sứ Yovanovitch ngồi làm chứng và khai báo hơn một giờ đồng hồ thì ông Trump bắn ra hàng loạt “tuyên ngôn” trên Twitter. Ông đặt nghi vấn về năng lực của vị nữ đại sứ. Đảng Dân chủ đã mô tả hành vi của Tổng thống Trump là một hình thức “uy hiếp nhân chứng”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp William Barr, nói rằng, một tổng thống đang tại nhiệm không thể bị truy tố. Các luật sư của tổng thống, đã đi xa đến mức nói rằng, theo nguyên tắc đó, ông thậm chí không thể bị điều tra hình sự. Nhưng Hạ viện – hiện do đảng Dân chủ nắm quyền – vẫn kiên quyết đi theo con đường đang theo đuổi. Vì theo họ, nếu không, một tổng thống có thể hành động sai trái cực đoan, và người dân Mỹ sẽ không có biện pháp nào để trừng phạt. Trên thực tế, phiên điều trần đầu tiên đã tiết lộ về một cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và Đại sứ Sondland. Và trong cuộc điện thoại này, Tổng thống Trump có thể đã hỏi về các cuộc điều tra Ukraine đối với cha con cựu Tổng thống Joe Biden.
Trump và “bài học” Nixon
Những diễn biến trên cho thấy, “cuộc chiến” giữa ông Trump và Hạ viện thật sự đang rất gay gắt. Trong một tuyên bố mới nhất ngày 18-11, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thậm chí đã so sánh vụ luận tội của Tổng thống Trump với người tiền nhiệm Richard Nixon.
Ông Nixon cũng cố gắng ngăn các quan chức Nhà Trắng làm chứng trước Quốc hội khi ông bị kêu gọi luận tội liên quan vụ bê bối Watergate. Nhưng Ủy ban Watergate do Thượng viện bầu chọn, giữ vững quan điểm và khăng khăng đòi các nhân chứng xuất hiện. Mọi việc đi xa tới mức họ tuyên bố sẽ bỏ tù bất kỳ nhân chứng nào không xuất hiện viện dẫn đặc quyền hành pháp. Và cuối cùng, ông từ chức trước khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội nên trên thực tế ông đã không bị luận tội. Và cho đến nay, ông là Tổng thống Mỹ duy nhất từ chức khi đang đương nhiệm.
Trả lời cuộc phỏng vấn với đài CBS ngày 18-11 trong chương trình “Face the Nation”, bà Pelosi đã gián tiếp nhắc đến việc Tổng thống Nixon từ chức sau bê bối Watergate: “Theo tôi thì những gì Tổng thống đã làm còn tồi tệ hơn nhiều những gì Richard Nixon đã làm bởi ở một vài điểm nào đó ông Nixon đã quan tâm đến đất nước để nhận ra rằng điều này không thể tiếp tục”. Việc Chủ tịch Hạ viện Pelosi so sánh 2 vụ việc và thậm chí còn nhận định hành động của ông Trump “còn tệ hơn cả” ông Nixon cho thấy quyết tâm hạ bệ ông chủ Nhà Trắng của Hạ viện.
KHẢ ANH
Theo cadn.com.vn
Nhân chứng được mong chờ nhất trong cuộc điều tra luận tội Trump liệu có ra làm chứng?
Hạ viện nói sẽ không ra trát hầu tòa với ông Bolton trong khi luật sư của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ ám chỉ thân chủ ông đang cân nhắc ý định ra làm chứng.
Trong lá thư gửi luật sư chung của Hạ viện Mỹ, luật sư của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton - Charles Cooper nhấn mạnh tầm quan trọng về sự xuất hiện của ông Bolton trước 3 Ủy ban dẫn đầu cuộc điều tra luận tội Tổng thống. Tuy nhiên, Cooper ra điều kiện thân chủ của ông sẽ chỉ xuất đầu lộ diện nếu tòa án liên bang xác định ông có nghĩa vụ phải đưa ra lời khai hay không
"Ông Bolton đã trực tiếp tham gia vào sự kiện, cuộc họp và các cuộc trò chuyện mà Hạ viện biết từ lời khai của các nhân chứng cũng như nhiều cuộc họp, cuộc trò chuyện có liên quan mà các nhân chứng chưa hề nhắc tới", bức thư của ông Cooper viết.
Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton. (Ảnh: AP)
Ông Bolton là một trong những nhân chứng được mong chờ nhất hiện nay vì nhiều quan chức đương nhiệm và mãn nhiệm trong Nhà Trắng tiết lộ ông từng rất bất bình trước nỗ lực gây sức ép lên Ukraine buộc Kiev điều tra đảng Dân chủ của một quan chức trong chính quyền Trump.
Tuy nhiên, hôm 7/11, lãnh đạo 3 Ủy ban Hạ viện Mỹ tuyên bố họ sẽ không ra trát hầu tòa với ông Bolton, gọi việc ông không chủ động ra điều trần là chiến thuật trì hoãn. Hạ viện nói thêm rằng họ không quan tâm tới việc ra trát hầu tòa với cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ trong bối cảnh cuộc điều tra luận tội đang tới hồi gay cấn.
Trước tuyên bố này, ông Cooper khẳng định "nếu Hạ viện không chọn theo đuổi trát hầu tòa với ông Bolton, hãy để hồ sơ ghi rõ rằng: đó là quyết định của Hạ viện", đồng thời nhấn mạnh thân chủ của ông sẽ cân nhắc trả lời các câu hỏi nếu Hạ viện nghiêm túc về điều tra luận tội.
Theo New York Times, với việc không ra trát hầu tòa, Hạ viện có thể nói rằng ông Bolton không ra điều trần là bằng chứng cho thấy Nhà Trắng đang gây áp lực lên ông, cản trở cuộc điêu tra luận tội.
Không giống với các nhân chứng mà Hạ viện có được lời khai, ông Bolton có thể cung cấp các thông tin về những gì mà đích thân Tổng thống Trump nói về chiến dịch gây áp lực Ukraine. Các nhân chứng trước đây chỉ cung cấp những gì mà các quan chức xung quanh nhà lãnh đạo Mỹ nói chứ ít ai trao đổi trực tiếp về vấn đề này với ông.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 8/11, ông Trump vẫn khẳng định ông không lo ngại về bất cứ điều gì liên quan tới lời khai của các nhân chứng.
"Tất cả các phiên điều trần đều ổn. Tôi chưa từng nghe nói đến những người này. Tôi không biết họ là ai. Một trong số họ là người tốt, một số không ưa Trump", ông cho hay.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo vtc.vn
Sẽ công khai điều trần luận tội TT Trump từ tuần tới Đảng Dân chủ đã công bố lịch những phiên điều trần công khai vào tuần sau của cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump của Quốc hội. Ra điều trần trực tiếp trên TV trước tiên sẽ là ba quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ. Cho đến nay, các nghị sĩ từ các ủy ban Hạ viện mới chỉ chất vấn các...