Tổng thống Trump đã không thể tác động lên Venezuela
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất phong tỏa Venezuela nhưng cấp dưới lắc đầu nói năng lực Hải quân Mỹ không đủ.
Một nguồn tin tiết lộ với hãng tin Axios cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất triển khai Hải quân Mỹ dọc bờ biển Venezuela nhằm ngăn chặn hàng hóa đi ra và vào Venezuela.
Tổng thống Mỹ Donald Trump định phong tỏa Venezuela thì mới nhận ra sự thật về năng lực Hải quân Mỹ.
Đề xuất được ông Trump nêu ra cho các cố vấn, nhằm phong tỏa đường biển đối với Venezuela trong hơn 1 năm.
“Ông ấy [Tổng thống] nói rằng chúng tôi nên đưa tàu tới đó và phong tỏa hàng hải, chặn đứng mọi thứ đi vào Venezuela” – nguồn tin tiết lộ với Axios.
Trước đó, trên các phương tiện truyền thông Mỹ, ông Trump đã nói rằng, ông đang chú ý đến động thái này nhưng không thông tin chi tiết.
Tuy nhiên, đề xuất này của Tổng thống Mỹ không nhận được sự ủng hộ của quan chức dưới quyền. Quan chức Mỹ giấu tên nói với Axios, họ không hiểu thuật ngữ “phong tỏa” nếu đó là trường hợp Venezuela và để làm cho điều đó đúng nghĩa thì ngay cả toàn bộ lực lượng Hải quân Mỹ cũng không đủ.
“Tôi cho là ông ấy đang nghĩ về khủng hoảng tên lửa Cuba. Nhưng Cuba là một quốc đảo, còn Venezuela là một nước có đường bờ biển dài. Với Cuba, chúng ta biết điều chúng ta cố ngăn chặn là gì. Nhưng với Venezuela, chúng ta đang nói đến điều gì? Sẽ cần nguồn lực rất lớn, thậm chí chỉ Hải quân Mỹ là không đủ” – quan chức này nói.
Video đang HOT
Ý tưởng phong tỏa Venezuela có thể là điều mà ông Trump muốn áp dụng kinh nghiệm trong quá khứ khi Mỹ phong tỏa lên Cuba trong cuộc khủng hoảng tại Caribean năm 1962. Tuy nhiên, Cuba là một hòn đảo. Còn Venezuela là một quốc gia có đường bờ biển dài tới 2,800km (1.700 dặm). Thách thức về địa lý này sẽ biến ý tưởng của Tổng thống Trump thất bại từ trong trứng nước.
Theo nguồn tin, Bộ Quốc phòng Mỹ đã được thông báo về ý tưởng của Tổng thống Trump nhưng Lầu Năm Góc không coi đây là ý tưởng nghiêm túc, nhấn mạnh rằng, dự án này không có cơ sở pháp lý và hơn nữa nó cũng quá sức đối với nguồn lực của Hải quân của nước này, lực lượng vốn đã được trải khắp châu Á và Trung Đông.
Tổng thống Trump lần đầu tiên công khai thừa nhận rằng ông đang xem xét việc phong tỏa hoặc “cách ly” Venezuela với phần còn lại của thế giới hồi đầu tháng 8/2019.
Khi nhận được câu hỏi phỏng vấn rằng, liệu Mỹ có cân nhắc một lựa chọn bế quan đối với Venezuela không, ông Trump đã nói: “Có” nhưng sau đó không đưa thông tin chi tiết. Những tuần sau đó, ý định này dường như đã được ông Trump cho rơi vào im lặng khi không có bất cứ thông tin nào liên quan được công khai.
Khi đó, lời nhận xét của Tổng thống Mỹ đã khiến Venezuela phẫn nộ. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tuyên bố rằng, đất nước Mỹ Latin này đã chuẩn bị sẵn sàng cho một trận chiến nếu Washington tiếp tục đưa ra các mối đe dọa.
Cho đến nay, Mỹ đã sử dụng nhiều cách để gây áp lực lên Venezuela, bao gồm cả các lệnh cấm và trừng phạt cũng như ủng hộ phe đối lập ở Venezuela do Chủ tịch Quốc hội nước này – ông Juan Guaido dẫn đầu – để tiến hành các động thái can thiệp quân sự nếu cần thiết.
Tuy nhiên, từ khi phe đối lập tiến hành cuộc đối thoại với chính quyền Nicolas Maduro, Washington đã giảm bớt sự ủng hộ với ông Juan Guaido.
Chưa kể một khi Mỹ nuôi ý định đưa Hải quân thực hiện phong tỏa bờ biển Venezuela, người bạn lâu năm là Nga sẽ không để điều này xảy ra. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez hôm 16/8 đã ký một thỏa thuận về những chuyến thăm của các chiến hạm tới cảng biển của 2 nước.
Hai quan chức cấp cao cũng trao đổi tình hình hiện tại ở Venezuela, cũng như các vấn đề về hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự song phương.
Thỏa thuận về chuyến thăm của các chiến hạm tới cảng biển của hai nước Nga – Venezuela được coi là đòn đánh mạnh mẽ vào âm mưu lật đổ chính quyền ông Maduro của phe đối lập (được Mỹ hậu thuẫn).
Sự xuất hiện của Hải quân Nga giống như một sự đảm bảo của Moscow đối với chính quyền Tổng thống Maduro. Với thỏa thuận này, dù Mỹ có muốn cũng không thể can thiệp quân sự vào Venezuela giống như nước này đã làm ở Iraq và Syria.
Trong những diễn biến mới nhất, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã bày tỏ hy vọng Venezuela có thể khởi động lại cuộc đối thoại với Washington và xây dựng một kiểu quan hệ mới với Mỹ.
“Có một hy vọng về cuộc đối thoại, một kiểu quan hệ mới giữa Mỹ, cách mạng Bolivar và Venezuela” – ông Maduro nói với nhà báo Mỹ Max Blumenthal trên truyền hình.
Nhà lãnh đạo Venezuela cho biết ông đã nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc mình sẵn sàng đối thoại với Washington.
“Tôi đã nói với TT Trump rằng nếu một ngày, hôm nay hoặc trong tương lai, có cơ hội cho cuộc đối thoại tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, tôi sẽ sẵn sàng đưa tay ra!” – ông Maduro tuyên bố.
Dường như rất khó cho kịch bản này xảy ra khi ông Trump vẫn chưa thôi chỉ trích tình hình khủng hoảng ở quốc gia Mỹ Latin này. Tuy nhiên, trước các nỗ lực can thiệp theo nhiều cách khác nhau từ trước đến nay, nước Mỹ dường như đang cạn dần ý tưởng nhằm thay đổi tình hình tại Venezuela.
Hải Lâm
Trump muốn mua hòn đảo lớn nhất thế giới, có gì đặc biệt?
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là muốn mua hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland, theo truyền thông Mỹ.
Hòn đảo Greenland thuộc sở hữu của Đan Mạch.
Tổng thống Mỹ Donald được cho là rất thích thú với vùng đất thuộc sở hữu của Đan Mạch và đã ra lệnh cho các luật sư của mình xem xét khả năng mua nó.Theo Tạp chí Phố Wall, Trump tin rằng hòn đảo này có tầm quan trọng chiến lược rất lớn.
Trump đã hỏi một người trong cuộc họp: Những người này nghĩ gì về điều đó?"Bạn có nghĩ rằng nó sẽ làm việc?"
Được biết, một số nhân viên ủng hộ ý tưởng của ông Trump, song số khác cho rằng ý tưởng quá ...phù du.
Hòn đảo Greenland giàu có về tài nguyên thiên nhiên và diện tích rộng trên 811.000 dặm vuông.
Mặc dù vậy, Greenland phụ thuộc rất nhiều vào khoản trợ cấp khoảng 488 triệu bảng từ Đan Mạch mỗi năm - có nghĩa là nếu Mỹ mua hòn đảo này, họ sẽ trả lại cho người nộp thuế một khoản đáng kể.
Nhưng, ý tưởng mua lại Greenland từ người Đan Mạch đã gặp phải sự chỉ trích trên phương tiện truyền thông xã hội. Một người nói: Tôi đang cho rằng sự quan tâm của ông ấy đối với Greenland là để ông ấy có thể xây dựng một sân golf. Những ý kiến khác nói rằng, sự nóng lên toàn cầu sẽ sớm biến Greenland thành một thiên đường nhiệt đới, vậy tại sao không?
Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên cố gắng mua Greenland, trước đó năm 1946, Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Harry Truman cũng đã có ý tưởng này.
Theo Danviet
Dằn mặt Mỹ, Nga ký thỏa thuận đưa hải quân vào Venezuela Quân đội Nga mới đây đã ký một thỏa thuận cho phép nước này được gửi tàu chiến tới Venezuela, nhằm hỗ trợ Chính phủ của Tổng thống Nicholas Maduro chống lại những nỗ lực can thiệp lật đổ từ Mỹ và phương Tây. Venezuela đã ký thỏa thuận cho phép tàu chiến Nga được cập cảng nước này (Ảnh: GETTY) Hôm thứ...