Tổng thống Trump chịu ‘xuống nước’ để mở cửa lại chính phủ?
Tổng thống Trump kêu gọi lãnh đạo đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ Mỹ tại Quốc hội tham gia vào một cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng về an ninh biên giới hôm 2/1 để thảo luận về giải pháp chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài hơn 10 ngày qua.
Đây được xem là tín hiệu tích cực đầu tiên được nhà lãnh đạo Mỹ phát đi sau nhiều ngày khẳng định sẽ chỉ mở cửa chính phủ nếu khoản ngân sách 5 tỷ USD cho bức tường biên giới được thông qua.
Nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết lời đề nghị của Tổng thống đã được gửi tới 8 nhà lãnh đạo cao nhất của 2 đảng trong Hạ viện và Nghị viện. Giới chức lãnh đạo đảng Dân chủ chưa cho biết có chấp nhận lời mời hay không, theo Bloomberg.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Trước đó, trong một dòng tweet đăng tải hôm 1/1, Tổng thống Trump kêu gọi bà Nancy Pelosi, người dự kiến được bầu làm chủ tịch Hạ viện vào ngày 3/1 cùng ngồi xuống để đi tới một thỏa thuận.
“An ninh biên giới, Bức tường và Đóng cửa chính phủ không phải là những thứ mà bà Nancy Pelosi muốn khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình với tư cách là chủ tịch Hạ viện. Hãy thống nhất để đi tới một thỏa thuận”, ông Trump viết trên Twitter.
Video đang HOT
Cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Trump khẳng định chính phủ không có lựa chọn nào khác và Mỹ phải được đảm bảo về an ninh biên giới và bức tường là một phần an ninh biên giới, nhưng cho biết ông sẵn sàng đàm phán với đảng Dân chủ.
Đảng Dân chủ cho tới nay vẫn từ chối khoản ngân sách mà Tổng thống Trump yêu cầu cho bức tường biên giới.
Khi tiếp quản Hạ viện vào 3/1 tới đây, đảng Dân chủ lên kế hoạch thông qua 2 dự luật riêng biệt, một mở cửa trở lại 8 Bộ tới tháng 9/2019 và một kéo dài ngân sách hiện tại đến ngày 8/2 cho Bộ An ninh Nội địa, cơ quan chịu trách nhiệm chung về an ninh biên giới. Các dự luật này sẽ cho phép các bên ngồi lại vào bàn đàm phán về bức tường biên giới trong khi phần còn lại của chính phủ được mở cửa trở lại.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Sợ Nga, Mỹ gấp rút phát triển loạt vũ khí siêu thanh
Mỹ được cho là đang gấp rút ưu tiên phát triển các vũ khí siêu thanh vì lo sợ các vũ khí loại này của Nga có thể giúp nước này giành hết ưu thế trong khu vực.
Mỹ được cho là thua xa Nga trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh
Theo báo Anh Daily Star, các quan chức hàng đầu trong Lầu Năm góc đang rất lo ngại về sự phát triển của kho vũ khí siêu thanh của Nga và vì thế đã lên kế hoạch ưu tiên hàng đầu cho "phát triển và chế tạo vũ khí siêu thanh tấn công vào năm 2025".
Không quân Mỹ trước đó đã phê duyệt một thỏa thuận vào tháng 4.2018 để phát triển tên lửa siêu thanh và dự kiến sẽ đưa vũ khí này vào hoạt động trong năm 2021.
Đến tháng 12, Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố đang tìm kiếm các "bản thiết kế mới" và vật liệu để đảm bảo đầu đạn siêu thanh không bị đốt cháy trong khí quyển.
Ngoài ra, một dự án khác của Mỹ gọi là "Glide Breaker" nhằm phát triển một vũ khí đánh chặn có khả năng vô hiệu hóa tên lửa siêu thanh cũng đang được DARPA xúc tiến. Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm góc vẫn phải thừa nhận rằng, hiện tại họ chưa có biện pháp nào để đối phó với những loại vũ khí mới nhất của Nga.
Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa Thomas Karako thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ mới đây buộc lòng phải thừa nhận rằng, phương Tây đang nỗ lực phát triển vũ khí đối phó với tên lửa siêu vượt âm Avangard nhưng ít nhất 30 năm nữa mới có thể theo kịp Nga.
Ông Thomas Karako đề cập tới tính năng vượt trội của tên lửa Avangard của Nga có vận tốc cực đại lên tới Mach 27 và cho rằng, dù Avangard đang bay ở giai đoạn nào cũng không có bất kỳ một hệ thống phòng nào trên thế giới kịp tính toán quỹ đạo bay của nó và tung đòn đánh chặn.
"Loại vũ khí này nhắm vào khoảng trống trong hệ thống phòng thủ của chúng tôi. Chưa có lúc nào như bây giờ để chúng tôi điều chỉnh lá chắn phòng thủ. Thật không may chúng tôi đã để Nga tiến xa như vậy", CNBC News dẫn lời ông Karako.
Việc Mỹ ráo riết phát triển loạt vũ khí siêu thanh diễn ra trong bối cảnh có tin Nga thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard.
Tuy nhiên, khi Moscow đã có phiên bản thử nghiệm dòng vũ khí siêu thanh, Washington mới chỉ dừng lại ở bước "lên kế hoạch".
Tổng thống Vladimir Putin đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa quân đội Nga và ra sức tăng cường các khả năng quân sự trong những năm gần đây. Avangard thậm chí đã được Nga triển khai từ năm 2004, nhằm phát triển loại vũ khí có tốc độ siêu cao, đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa của Washington và đồng minh.
Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách trên 10.000 km. Điểm mạnh của vũ khí này là tốc độ lên tới trên Mach 20 giúp nó tránh những hệ thống cảnh giới mặt đất và trên không gian.
Ngoài ra, Avangard cũng có khả năng cơ động trong khi bay, khiến các hệ thống phòng thủ không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn.
Theo Danviet
Assad giành chiến thắng quyết định trong cuộc chiến Syria Năm 2018 đã kết thúc với một chiến thắng quyết định dành cho Tổng thống Bashar al-Assad khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút quân khỏi Syria đẩy phe đối lập vào tình thế bấp bênh. Tổng thống Syria Assad. Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút quân khỏi Syria, gây sốc cho tất cả mọi người bao gồm các...