Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngủ gật khi phát biểu
Cộng đồng mạng xôn xao với việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như ngủ gật khi đang phát biểu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngủ gật khi phát biểu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như ngủ gật khi đang phát biểu (Ảnh: Sputnik).
Lời chúc mừng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gửi đến các thành viên Đảng Phát triển và Công lý (AKP) dịp lễ Hồi giáo Eid al-Adha đang gây “bão” trên mạng xã hội. Điều khiến cư dân mạng xôn xao là Tổng thống Erdogan dường như ngủ gật trong lúc phát biểu.
Trong đoạn video được chia sẻ chóng mặt trên Twitter trong tuần này, ông Erdogan được nhìn thấy đang phát biểu bỗng ngừng lại, nhắm mắt trong vài giây trước khi tiếp tục gửi lời chúc mừng đến các thành viên trong đảng AKP.
Đây không phải lần đầu tiên ông Erdogan bị bắt gặp ngủ gật. Năm 2017, ông liên tục ngáp và ngủ gật trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn có thêm nước giám sát thỏa thuận ngừng bắn ở Nagorny-Karabakh
Ngày 25/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông đã điện đàm với với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trong đó thảo luận về khả năng tăng cường nỗ lực duy trì lệnh ngừng bắn ở khu vực Nagorny-Karabakh, theo đó sẽ có thêm các nước khác trong khu vực tham gia. Tuy nhiên, ông Erdogan không nêu rõ đó là những nước nào.
Một ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc pháo kích trong xung đột giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, ngày 28/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm ngày 23/11 vừa qua, Tổng thống Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thảo luận về các vấn đề liên quan việc thành lập một trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn của hai nước ở khu vực xung đột giữa Azerbaijan và Armenia. Cả hai lãnh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện một cách toàn diện các thỏa thuận nhằm đảm bảo sự ổn định và cuộc sống bình thường tại khu vực.
Trong khi đó, theo Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan "bày tỏ hy vọng rằng một trung tâm chung, do Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thành lập để giám sát (việc thực hiện lệnh ngừng bắn), sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất như một phần trong nỗ lực giải quyết vấn đề Nagorny-Karabakh và đảm bảo sự ổn định lâu dài trong khu vực".
Hôm 11/11, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký thỏa thuận thiết lập trung tâm giám sát chung việc thực thi lệnh ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thông qua dự luật cho phép triển khai binh sĩ tham gia sứ mệnh này.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng.
Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9 vừa qua đã khiến con số thương vong ước tính lên tới hàng nghìn người. Ngày 9/11, các nhà lãnh đạo Nga, Armenia và Azerbaijan đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh sau hơn một tháng xảy ra giao tranh. Theo thỏa thuận, Nga đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực tiền tuyến Nagorny-Karabakh và hành lang giữa khu vực này với Armenia nhằm giám sát lệnh ngừng bắn.
Vì sao EU lấn cấn chưa kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ ? Tổng thống Erdogan thúc giục EU đưa quốc gia này trở thành thành viên chính thức trong lúc căng thẳng giữa Ankara và EU tăng cao. Ngày 22/11, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một phần không thể tách rời của châu Âu và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) giữ "lời hứa" chấp nhận nước này...