Tổng thống tân cử Philippines đổi giọng, muốn quan hệ thân thiện với Trung Quốc
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống tân cử Philippines cho biết muốn thúc đẩy mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Bắc Kinh về những tranh chấp ở Biển Đông.
Tổng thống tân cử Philippines, Rodrigo Duterte được những người ủng hộ vây quanh chụp ảnhAFP
“Mối quan hệ chưa bao giờ trở nên nguội lạnh như bây giờ, nhưng tôi sẽ thân thiện với tất cả mọi người”, ông Rodrigo Duterte, người vừa đắc cử tổng thống Philippines nói với các nhà báo ngày 15.5 ở thành phố Davao khi được hỏi về sự khác biệt trong chính sách của ông và Tổng thống sắp mãn nhiệm đối với Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết trong 6 năm qua dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Benigno Aquino III, xuất phát từ tranh chấp ở Biển Đông, theo AFP.
Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm 2012. Để đối phó với sự lấn át của Bắc Kinh, Manila cầu viện Washington và áp dụng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, trong đó có việc khởi kiện Bắc Kinh ra tòa trọng tài quốc tế.
Tổng thống Aquino từ chối đối thoại trực tiếp với Trung Quốc vì lo ngại với lợi thế của một cường quốc kinh tế và quân sự, Bắc Kinh sẽ chèn ép Manila. “Không có gì để đối thoại với Trung Quốc” là những câu nói mà ông Aquino luôn sử dụng để giải thích cho chiến lược của Manila với Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp giới báo chí hôm 15.5, ông Duterte cho biết không như người tiền nhiệm, ông sẽ đối thoại trực tiếp với Trung Quốc. “Nếu con thuyền thương lượng không có gió để đẩy nó đi, tôi sẽ quyết định đối thoại trực tiếp với Trung Quốc”, ông Duterte, người sẽ chính thức nhậm chức vào cuối tháng 6.2016, nói.
Video đang HOT
Hải quân Philippines cắm quốc kỳ trên một mỏm đá ở bãi cạn Scarborough. REUTERS
Bắc Kinh lâu nay chỉ muốn đàm phán song phương với các nước có tranh chấp ở Biển Đông, không chấp nhận đàm phán đa phương và thông qua bên thứ ba, để dễ bề gây áp lực lên các nước yếu hơn.
Ông Duterte, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tuần trước, từng tuyên bố trong thời gian vận động tranh cử “sẽ không nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề chủ quyền”. Tuy nhiên sau khi đắc cử, ông lại nói sẵn sàng nhượng bộ Bắc Kinh để cùng khai thác vùng biển mà 2 bên tranh chấp, theo The Standard.
Hôm nay 16.5, ông Duterte sẽ gặp gỡ 3 đại sứ của 3 nước gồm Trung Quốc, Nhật và một nước nữa nhưng không được tiết lộ. Ông cũng nói chắc chắn không có đại sứ của Mỹ tham gia cuộc họp này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc bực tức yêu cầu Anh, Mỹ ngưng can thiệp vào Biển Đông
Ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh, tỏ ra giận dữ khi các chính trị gia và truyền thông Anh, Mỹ bày tỏ quan điểm của họ đối với tranh chấp ở Biển Đông, đa phần là chỉ trích Bắc Kinh gây hấn.
Tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông. Hải quân Mỹ
"Vấn đề Biển Đông đang được thổi bùng lên bởi những người ở Mỹ và Anh, cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng. Việc họ tuyên bố tự do hàng hải và hàng không là định kiến và thiên vị, chỉ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực này", Tân Hoa xã ngày 4.5 dẫn phát biểu của ông Lưu.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh nói rằng "thật là vô căn cứ" khi chỉ trích rằng "đường lối cứng rắn" của Trung Quốc chỉ làm tăng căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên cho các đảo, bãi đá ở Trường Sa và cũng là quốc gia đầu tiên kiểm soát quần đảo này (?).
Ông Lưu còn cáo buộc hơn 40 hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa "đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi nhiều nước khác", nhưng Bắc Kinh "vẫn kiên trì đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết sự khác biệt. Điều này thể hiện mong muốn của Trung Quốc mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực" (!), theo Tân Hoa xã.
Ông này cũng tuyên bố rằng các hoạt động xây dựng trên các đảo và bãi đá của Bắc Kinh là "vấn đề của Trung Quốc", không nhắm vào quốc gia nào. Các cơ sở quân sự được ông Lưu mô tả là "cơ sở nhỏ" và vì "mục đích dân sự".
Đại sứ Trung Quốc ở Anh chỉ trích chính trị gia Anh và Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh
Nhiều nước quan ngại hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa có thể nhìn thấy đối với tự do hàng hải của thế giới. Đại sứ Trung Quốc cho rằng đó là sự cáo buộc "sai trái" và đưa ra dẫn chứng hơn 100.000 chuyến tàu thuyền đi qua vùng biển này mỗi năm.
"Phải chăng tự do hàng hải là mỗi nước có quyền đối với vấn đề ở Biển Đông? Hay một số quốc gia tự cho mình quyền tự do thể hiện sức mạnh quân sự bằng cách điều tàu chiến đến cửa nhà người khác và cho máy bay bay qua không phận lãnh thổ của nước khác?", ông Lưu lên giọng với hàm ý chỉ trích Mỹ.
"Nếu đó là quyền tự do, thì nó đáng bị lên án như là một hành động thù địch trắng trợn và cần phải dừng lại", ông Lưu tuyên bố.
Liên quan đến luật pháp quốc tế, điều mà Trung Quốc bị thế giới lên án là "coi thường và chà đạp lên nó", Đại sứ Trung Quốc ở Anh dõng dạc tuyên bố rằng Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 2006 (UNCLOS) và rằng sự tuân thủ đó nằm ở việc Bắc Kinh "loại trừ trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp chủ quyền và phân định lãnh hải".
"Hơn 30 quốc gia, trong đó có nước Anh cũng đã đưa ra những tuyên bố như thế. Thế giới sẽ nhìn thấy rõ ràng ai đang gây rối ở Biển Đông. Các quốc gia này nên chấm dứt việc can thiệp và gây náo loạn, những hành động đó mới chính là mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực và hòa bình thế giới", ông Lưu nói tiếp.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Ông Tập Cận Bình quyết không chấp nhận quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chỉ tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại giữa các nước có liên quan và không chấp nhận có sự can thiệp của bên ngoài! Ông Tập Cận Bình nói không chấp nhận sự can thiệp của bên ngoài trong vấn đề Biển ĐôngReuters Ông Tập đưa ra...