Tổng thống tạm quyền Sri Lanka ban bố lệnh giới nghiêm
Ngày 13/7, Tổng thống tạm quyền kiêm Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã ban bố lệnh giới nghiêm trên phạm vi toàn quốc có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến 5h00 (giờ địa phương) ngày 14/7.
Cảnh sát Sri Lanka được triển khai đảm bảo trật tự ở thủ đô Colombo khi người dân biểu tình yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức, ngày 21/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Với lệnh này, người dân không được phép ra đường phố, công viên, nơi vui chơi giải trí công cộng, bờ biển hoặc những địa điểm công cộng khác trong khoảng thời gian nói trên, ngoại trừ những người có giấy phép do các cơ quan chức năng cấp.
Trong khi đó, đội ngũ truyền thông của ông Wickremesinghe tiết lộ chính trị gia này đã yêu cầu Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena đề cử thủ tướng.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, nguồn tin trên nêu rõ: “Ông Wickremesinghe đã đề nghị Chủ tịch Quốc hội Abeywardena đề cử một thủ tướng mới có thể được cả chính phủ và phe đối lập chấp nhận”.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thống đương nhiệm Gotabaya Rajapaksa đã rời Sri Lanka tới Maldives. Ông đã gọi điện cho Chủ tịch Quốc hội Abeywardena, thông báo rằng đơn từ chức của ông sẽ được gửi ngay trong ngày 13/7. Được biết Tổng thống Rajapaksa đã chỉ định Thủ tướng Wickremesinghe đảm nhận các chức trách và quyền hạn của tổng thống.
Trong một diễn biến khác, ngày 13/7, quân đội Sri Lanka đã được triển khai ở bên ngoài dinh thự tổng thống nhằm kiềm chế người biểu tình. Trước đó, người biểu tình đã bao vây và xông vào Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Colombo, yêu cầu Tổng thống Rajapaksa và ông Wickremesinghe từ chức.
Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm ngăn chặn tình trạng bạo lực
Ngày 9/5, cảnh sát Sri Lanka đã áp đặt lệnh giới nghiêm vô thời hạn tại thủ đô Colombo của nước này sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa những người ủng hộ chính phủ và nhóm người yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và người ủng hộ Chính phủ bên ngoài văn phòng Tổng thống ở Colombo, Sri Lanka, ngày 9/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức địa phương cho biết vụ đụng độ trên đã khiến ít nhất 20 người bị thương. Bạo lực đã bùng phát tại Sri Lanka kể từ ngày 9/4 khi liên tiếp xảy ra các vụ đụng độ bên ngoài văn phòng tổng thống. Nhiều người ủng hộ chính phủ đã vượt qua rào chắn của cảnh sát để đập phá lều trại và các vật dụng khác do những người biểu tình chống chính phủ dựng lên. Cảnh sát đã buộc phải bắn đạn hơi cay và phun vòi rồng vào đám đông biểu tình.
Cảnh sát Sri Lanka được triển khai nhằm đảm bảo an ninh trong bối cảnh người biểu tình tập trung phản đối tình trạng khủng hoảng kinh tế tại thủ đô Colombo, ngày 4/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 6/5, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai trong vòng 5 tuần qua, trao nhiều quyền hạn cho các lực lượng an ninh để đối phó với làn sóng biểu tình chống chính phủ đang dâng cao khiến đất nước rơi vào tình trạng đình trệ.
Hiện Sri Lanka đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bộ Tài chính Sri Lanka tuần trước thông báo do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá dầu tăng cao cùng với chính sách thuế do chính phủ của Tổng thống Rajapaksa thúc đẩy, Sri Lanka hiện chỉ còn chưa đầy 50 triệu USD dự trữ ngoại tệ có thể sử dụng.
Tổng thống Sri Lanka phải rời khỏi nơi cư trú khi hàng nghìn người biểu tình bao vây dinh thự Ngày 9/7, hàng nghìn người biểu tình đã phá rào xung quanh dinh thự của Tổng thống Sri Lanka, xông vào toà nhà. Ảnh: Twitter Theo đài Sputnik (Nga), các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đám đông người biểu tình đã bao vây dinh thự của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Một số người trong đó còn cố...