Tổng thống Syria al-Assad tuyên bố không từ chức
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 10/1 đã tuyên bố sẽ không từ chức, bất chấp sức ép từ các thế lực bên ngoài và lực lượng đối lập trong nước.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad phát biểu trên tuyền hình. (Nguồn: Reuters)
Trong bài phát biểu lần thứ tư kể từ khi đất nước rơi vào vòng xoáy bạo lực hồi tháng 3/2011, và được phát trên kênh truyền hình nhà nước, Tổng thống Syria cho biết ông sẽ không từ chức do ông vẫn được người dân nước này ủng hộ.
Tổng thống Assad khẳng định không ra lệnh cho lực lượng an ninh bắn vào người dân, đồng thời bảo đảm ông lãnh đạo đất nước theo ý nguyện của nhân dân.
Theo Tổng thống Assad, cuộc khủng hoảng kéo dài 10 tháng qua là phép thử nghiêm túc đối với tinh thần dân tộc của người dân nước này, đồng thời khẳng định Syria sẽ chiến thắng nhờ sự kiên định của người dân.
Tổng thống Assad cũng cho biết đã yêu cầu sửa đối Hiến pháp và sẽ tiến hành trưng cầu ý kiến người dân về Hiến pháp mới vào đầu tháng Ba tới. Theo Tổng thống Assad, Syria sẽ xây dựng một chính phủ đoàn kết dân tộc, bao gồm các chính trị gia và các nhà kỹ trị đại diện cho mọi giai tầng xã hội. Tổng thống Assad cũng tuyên bố chính sách của Syria là tiếp tục cải cách và chống lại chủ nghĩa khủng bố, coi vãn hồi trật tự là một nhiệm vụ cơ bản của Syria trong giai đoạn hiện nay.
Tổng thống Assad tuyên bố không thể tiếp tục để các thế lực tại khu vực và quốc tế – những kẻ luôn muốn Syria mất ổn định – bóp méo các sự việc và sự kiện đã diễn ra tại Syria. Người đứng đầu Syria cũng tố cáo hàng trăm cơ quan truyền thông quốc tế đang mong muốn đẩy Syria đến chỗ sụp đổ, nhưng họ đã bị thất bại.
Tổng thống Syria cũng cho biết nước này không đóng cửa đối với bất kỳ giải pháp nào của Liên đoàn Arập (AL) nếu giải pháp đó tôn trọng chủ quyền, độc lập của Syria. Tổng thống Assad bày tỏ mong muốn các quan sát viên của AL tìm ra sự thật đang diễn ra tại Syria.
Cùng ngày, Nga tuyên bố ủng hộ việc tiếp tục sứ mệnh của AL tại Syria. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ hoạt động của các quan sát viên AL tại Syria đã có tác động ổn định tình hình, giúp đem lại một bức tranh khách quan và xác thực về những gì xảy ra tại Syria. AL với tư cách một tổ chức toàn Arập cần đóng vai trò chủ đạo trong việc thống nhất các nỗ lực quốc tế và khu vực nhằm giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng bên trong Syria và nhanh chóng chấm dứt bạo lực.
Nga cho rằng điều quan trọng là phải nhanh chóng khởi động đối thoại với sự hỗ trợ của AL giữa chính quyền Syria và phe đối lập để có thể tiến tới những quyết định cần thiết đẩy nhanh các cải cách dân chủ tại Syria vì lợi ích của tất cả mọi người Syria.
Phái đoàn quan sát viên của AL tới Syria từ ngày 26/12/2011 để giám sát việc thực thi kế hoạch giải quyết khủng hoảng do tổ chức này đưa ra./.
Theo TTXVN
Iran bắt đầu cảm thấy căng thẳng vì sức ép Mỹ?
Do vị thế địa-chính trị rất quan trọng ở Trung Đông, Syria trở thành một chiếc "van hãm".
Video đang HOT
Syria - "van hãm" của tình hình hỗn loạn Ả rập
Khu vực Trung Đông được coi là "ngã tư đường của thế giới", tình hình Ả rập hỗn loạn vận chưa lắng xuống, vấn đề Iran tiếp tục nóng lên, thế giới Ả rập kích thích "dây thần kinh" của thế giới, những vấn đề nổi lên là: liệu phương Tây có sao chép "mô hình Libya" ở Syria hay không, Mỹ có dùng vũ lực tấn công Iran hay không?
Syria có vị trí địa-chiến lược tại Trung Đông
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Lý Thiệu Tiên cho rằng, có thể quan sát 2 nước có tính tiêu chí, trong đó có Syria. Syria là "van hãm" của tình hình hỗn loạn Trung Đông, do vị thế địa-chính trị của nước này rất quan trọng.
Ở đây, Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí Nga, Mỹ có sự đan xen rất phức tạp về các mâu thuẫn lợi ích, có thể nói là "thần kinh trung khu của khu vực Trung Đông".
Nếu Syria thoát được khủng hoảng, có thể phán đoán tình hình hỗn loạn sẽ kết thúc. Nếu thay đổi chính quyền, thì làn sóng xung đột sẽ lan mạnh hơn tới các nước khác.
Một nước có tính tiêu chí khác là Saudi Arabia, cùng với sự sụp đổ của chính trị cường quyền thế giới Ả rập, vai trò ảnh hưởng của Saudi Arabia ngày càng lớn, nếu Saudi Arabia xảy ra rối loạn, Trung Đông sẽ "long trời lở đất".
Thế giới Ả rập đang đứng trước "ngã tư đường"
Khu vực Trung Đông tồn tại 4 lực lượng quan trọng: người Ả rập, người Ba Tư (Iran), người Đột Quyết (Thổ Nhĩ Kỳ), người Do Thái (Israel), Syria có tầm quan trọng đối với cả 4 lực lượng này.
Trong quan hệ giữa Ả rập và Israel, Syria là quốc gia Ả rập mạnh nhất tiếp giáp trực tiếp với Israel; trong quan hệ với Iran, hiện Sirya là đồng minh kiên định duy nhất của Iran trong thế giới Ả rập; từ góc độ của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria là con đường đi vào Trung Quốc và quay trở lại thế giới Ả rập, có đầu tư rất lớn ở Syria.
Phương Tây tuy muốn lật đổ chính quyền hiện tại của Syria, nhưng nếu chính quyền hiện tại của Syria sụp đổ, Trung Đông có thể xuất hiện tình hình hỗn loạn không thể ngăn cản. Rủi ro này phương Tây cũng khó mà gánh nổi. Vì vậy, hiện nay phương Tây còn chưa quyết tâm sử dụng vũ lực can thiệp vào Syria.
Then chốt của tình hình Syria là ở cấp cao của chính quyền nước này, nội bộ quân đội phải chăng duy trì sự đoàn kết và thống nhất như cũ. Syria vẫn có một tia hy vọng thoát khỏi khủng hoảng.
Vấn đề Iran trói buộc sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông của Mỹ
Lý Thiệu Tiên cho rằng, lúc ban đầu xảy ra tình hình hỗn loại ở thế giới Ả rập, Iran tương đối bàng quan, thậm chí được lợi, một số chính quyền lần lượt sụp đổ, làm thay đổi sự chú ý tới vấn đề hạt nhân Iran. Nhưng, cùng với việc tình hình hỗn loạn lan tới Syria, là đồng minh chiến lược của họ, Iran bắt đầu căng thẳng.
Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương
Gần đây, vấn đề Iran nóng lên nhanh chóng và Mỹ muốn đẩy sự hỗn loạn vào Iran. Sau khi chiến sự Libya kết thúc, Mỹ nhanh chóng thông qua "sự kiện ám sát Đại sứ" và báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế chuyển sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới Iran, dấy lên lời kêu gọi dùng vũ lực can thiệp vào Iran.
Lý Thiệu Tiên cho rằng, nhìn nhận lý do Mỹ muốn xử lý cấp bách vấn đề Iran phải đặt trong bối cảnh Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phương Đông. Sau khi Obama lên nắm quyền, Mỹ cố gắng chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, lực lượng đầu tư cho Trung Đông buộc phải giảm đi.
Nhưng đầu năm nay, tình hình rối loạn ở Ả rập đã làm xáo trộn các bước đi của Mỹ. Mỹ thực hiện chuyển trọng tâm chiến lược sang phương Đông cần phải làm tốt 2 việc ở Trung Đông: Một là, ứng phó tốt với tình hình hỗn loạn của thế giới Ả rập, dẫn dắt theo chiều hướng phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Hai là, cần kiểm soát được Iran, đặc biệt là trong tình hình Mỹ rút quân khỏi Iraq.
Khu vực Trung Đông, đặc biệt là Iran vẫn là thách thức lớn đối với Mỹ
Hiện nay, điều kiện Mỹ dùng vũ lực đối với Iran còn chưa đầy đủ, chỉ ở trong 3 trường hợp sau đây Mỹ mới có thể tấn công Iran:
Một là, môi trường trong và ngoài nước của Mỹ phải rất có lợi cho việc sử dụng vũ lực của họ, như sau sự kiện 11/9, trong nước Mỹ đồng lòng căm thù kẻ địch, quốc tế lại phổ biến đồng tình.
Hai là, Mỹ cho rằng Iran sắp nghiên cứu chế tạo được vũ khí hạt nhân.
Ba là, Mỹ muốn chuyển cuộc khủng hoảng ở trong nước ra bên ngoài.
Hiện nay, ba điều kiện này đều chưa có, trong ngắn hạn khả năng Mỹ sử dụng vũ lực can thiệp Iran không lớn. Nhưng, Israel đã "không thể chờ đợi", tồn tại khả năng Israel "vượt đèn đỏ" đi đầu tấn công Iran.
Nga có lợi ích quan trọng tại Syria và Trung Đông
Hy vọng thế giới Ả rập có thể tìm được con đường phát triển thích hợp
Lý Thiệu Tiên cho rằng, tình hình hỗn loạn đợt này của thế giới Ả rập chắc chắn sẽ là một quá trình lâu dài, không bằng phẳng, hy vọng thế giới Ả rập có thể tìm được một con đường phát triển thích hợp.
Một số người phương Tây cho rằng, lịch sử gần 300 năm chứng minh, trên thế giới chỉ có một mô hình và con đường phát triển thành công, đó là con đường phát triển kiểu phương Tây.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã bước lên một con đường phát triển khác với mô hình phương Tây, cho nên họ cho rằng "Trung Quốc đe dọa thế giới". Nếu thế giới Ả rập tìm được một con đường phát triển thích hợp cho mình, chắc chắn sẽ tiếp tục đóng góp to lớn cho nền văn minh thế giới.
Chuyên gia Trung Quốc khuyên thế giới Ả rập học hỏi "con đường phát triển hòa bình" của Trung Quốc
Về ảnh hưởng của tình hình hỗn loạn của thế giới Ả rập đối với Trung Quốc, Lý Thiệu Tiên cho rằng, việc tìm tòi con đường phát triển phù hợp với mình của thế giới Ả rập chính là minh chứng cho tính đúng đắn của việc Trung Quốc kiên trì con đường phát triển của mình. Trên thực tế, hiện nay Trung Quốc là một nước lớn, nếu rập khuôn con đường phát triển của phương Tây sẽ không thực hiện được.
Các nước Ả rập có tham vọng phát triển mạnh mẽ, kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc chắc chắn sẽ là "tấm gương" rất tốt cho các nước này, công nghệ của Trung Quốc cũng là thứ họ rất cần, thế giới Ả rập sau tình hình hỗn loạn này sẽ rất cần Trung Quốc.
Theo Giáo Dục VN
Thủ tướng Nhật trước sức ép từ chức Thủ tướng Nhật Naoto Kan tối qua không đưa ra thời hạn từ chức như dự kiến, nhưng các thành viên đảng của ông nói ông có thể ra đi trong tháng tới nếu phe đối lập đồng ý thông qua các dự luật quan trọng. Nội dung của một trong các dự luật là nhằm hỗ trợ tài chính cho các nỗ...