Tổng thống Putin: Vấn đề của Dòng chảy phương Bắc là do lệnh trừng phạt từ phương Tây
Theo Điện Kremlin, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vấn đề cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ( Nord Stream 1) là do các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
“Mô tả tình hình hiện tại trong lĩnh vực năng lượng châu Âu, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Nga đã và vẫn sẽ là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng. Sự gián đoạn hoạt động của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 là do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, gây cản trở việc bảo trì đường ống”, hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Điện Kremlin cho biết.
Theo nhà lãnh đạo Nga, bất kỳ nỗ lực nào nhằm đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng năng lượng của châu Âu đều đáng chỉ trích, do chính phủ của quốc gia liên quan đã đóng cửa nguồn cung khí đốt qua Ukraine và Ban Lan, và từ chối cho phép vận hành đường ống Dòng chảy phương Bắc 2
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở EU trở nên tồi tệ hơn từ đầu tháng 7, khi nguồn cung khí đốt của Nga sang một số quốc gia châu Âu lần đầu bị gián đoạn. Nga đã tuyên bố ngừng vận hành hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức do vấn đề kỹ thuật.
Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi các nước EU chuẩn bị trước cho việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt của Nga. EC cũng đưa ra kế hoạch tự nguyện giảm mức tiêu thụ khí đốt của tất cả các quốc gia thành viên xuống 15% từ ngày 1/8 đến ngày hết tháng 3/2022.
Dòng chảy phương Bắc 1 là một trong những tuyến đường chính cung cấp khí đốt từ Nga đến châu Âu, nhưng do những khó khăn trong việc bảo dưỡng các tuabin, hiện đường ống này chỉ hoạt động một phần công suất. Trong khi đó, đường ống Nord Stream-2 đã hoàn thành, nhưng chưa đi vào hoạt động, cũng vì lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Quan chức Đức thừa nhận 'không thể sống sót qua mùa Đông' nếu thiếu khí đốt Nga
Ngày 17/7, quan chức cấp cao ngành năng lượng của Đức thừa nhận nước này sẽ không thể "sống sót qua mùa Đông" nếu thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga.
Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Bild am Sonntag đăng tải ngày 17/7, Chủ tịch Klaus Muller của Cơ quan Mạng lưới Liên bang (GFNA), nhà điều hành năng lượng quốc gia của nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) này, cảnh báo rằng Đức hiện không có đủ dự trữ khí đốt.
Theo ông Klaus Muller, dự trữ khí đốt tự nhiên của Đức sẽ không đủ dùng qua mùa Đông năm nay, nếu không được mua bổ sung khí đốt từ Nga. Ông cảnh báo dù "các kho dự trữ khí đốt hiện đạt gần 65% công suất và hiện cũng cải thiện hơn so với mấy tuần trước", song cần đó vẫn là không đủ để nước Đức đi qua mùa Đông nếu không có nguồn cung khí đốt của Nga.
Chủ tịch của GFNA cho biết tình hình hiện chủ yếu dự vào việc liệu hoạt động bảo trì tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) có hoàn tất đúng dự kiến vào ngày 21/7 tới hay không.
Khi được hỏi sẽ còn bao nhiêu lâu trước khi người tiêu dùng tại Đức phải chi trả mức giá năng lượng leo thang hơn nữa, trong trường hợp nguồn cung khí đốt từ Nga đứt gãy hoàn toàn, ông Muller nói rằng hiện chưa có quyết định nào được đưa ra. Tuy nhiên, quan chức cấp cao này cam đoan chưa có bất kỳ sự tăng giá nào trong tuần này, ngay cả khi hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 ngừng hoạt động. Theo ông Muller, điều này dường như là một tính hiệu cho thấy "các thị trường đã thích nghi với tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga".
Chủ tịch Muller dự báo nước Đức sẽ đối mặt với 2 mùa Đông khó khăn ở phía trước do nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt, song vào mùa Hè 2024, nước này sẽ độc lập với khí đốt của Nga.
Đường ống Nord Stream có thể phải ngừng hoạt động hoàn toàn Đặc phái viên Nga tại châu Âu, ông Vladimir Chizhov cho biết đường ống dẫn khí Nord Stream với công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm có thể ngừng hoạt động hoàn toàn vì một động thái của Canada. Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga đến Đức. Ảnh: AFP Phát biểu bên lề Diễn...