Tổng thống Putin trả đũa EU, dân Nga thiệt hại gì?
Cuộc chơi “ăn miếng, trả miếng” giữa Nga và EU vì Ukraine sẽ chưa dừng lại. Nông dân EU giận dữ vì nông sản không bán được và người dân Nga cũng đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi các lệnh cấm vận của EU và lệnh cấm nhập khẩu của Nga có tác dụng, hàng hóa trên thị trường Nga sẽ trở nên khan hiếm hơn.
Theo thông tin của tờ Le Figaro (Pháp), lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm tươi sống được Nga áp đặt kể từ ngày 9/8 đã khiến giá một số sản phẩm tăng trên 10%. Trên thị trường Nga, có khoảng 30% lượng thịt, cá và hoa quả là hàng nhập khẩu. Cùng với lệnh cấm này, chính phủ Nga cũng tranh thủ tăng cường đầu tư, phát triển lĩnh vực nông nghiệp nội địa và cường tăng sản lượng. Theo tiết lộ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga, khoản đầu tư này có thể lên tới 13 tỷ euro.
Theo hãng thông tấn RIA (Nga), sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh cấm nhập khẩu trên, nước này sẽ cấm nhập khẩu toàn bộ nông sản và thực phẩm của Mỹ cùng tất cả các loại rau và hoa quả của EU. Do Nga là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với thực phẩm của Mỹ và EU, lệnh cấm của Nga đánh dấu sự leo thang các biện pháp trả đũa kinh tế liên quan đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây và Mỹ xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Ở phía bên này chiến tuyến, Nga sẽ thiệt hại bao nhiêu? Theo tờ “EU Observer”, kinh tế Nga có thể thiệt hại khoảng 23 tỷ euro (1,5% GDP ) trong năm 2014 và 75 tỷ euro (4,8% GDP) trong năm 2015. Còn tờ “The Economist” thì đưa ra con số khủng khiếp “có thể lên đến 744 tỷ euro”.
Với một nửa kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Nga đến từ các nước phương Tây – nằm trong đối tượng trừng phạt, nên các lệnh cấm nhập của Moscow sẽ tác động đến người tiêu dùng nước này. Theo đó, giá cả thực phẩm chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang.
Video đang HOT
Với những đòn trừng phạt mới của EU, trong tương lai Nga sẽ không thể nhập khẩu được những công nghệ thăm dò hoặc khai thác dầu khí ở các vùng biển sâu và Bắc Cực và tương ứng với đó là EU sẽ mất đi khoản tiền hàng năm trị giá 150 triệu euro. Chưa hết, EU cũng sẽ không thể thu được 4 tỷ euro nhờ xuất khẩu công nghệ quân sự cho Nga. Về xuất nhập khẩu vũ khí, Nga sẽ thất thu khoảng 32 tỷ euro tiền xuất khẩu vũ khí hàng năm sang EU, trong khi EU sẽ không nhận được 300 triệu euro tiền mà Nga thanh toán cho số vũ khí mua của EU.
Thế nhưng, việc EU trưng phat cua đôi vơi cac linh vưc tai chinh, năng lương cua Nga dù la đanh trung “chô hiêm” của nền kinh tế nước này, song cung co thê bị dính đòn “hồi mã thương”. Theo dư tinh cua Uy ban châu Âu (EC), do thưc thi biên phap trưng phat, mức độ tổn thất mà EU phải gánh chịu cũng là tương đương, se lần lượt là 40 ty euro (0,3% GDP) năm nay và là 50 ty euro (0,4% GDP) năm tới.
Việc hạn chế thương mại với Nga sẽ gây ra tổn thất cho EU bởi theo cơ quan thống kê của EU, trong năm 2013, 28 nước thành viên đã bán tổng số hàng hóa trị giá 120 tỷ euro sang Nga trong năm 2013, cho dù con số này chỉ chiếm 7% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của liên minh này. Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU, chiếm tới 1/3 tổng sản lượng hàng hóa bán sang Nga, trị giá khoảng 36 tỷ euro. Rất nhiều trong số hàng hóa này có thể bị hạn chế nếu thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại, bao gồm các sản phẩm đã được gia công, trong đó có cả những sản phẩm dùng trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng.
Ngoai ra, Nga năm giư huyêt mach năng lương cua EU, cung câp gân 1/3 nhu cầu khi đôt cho thi trương châu Âu, nên môt khi Nga ap dung biên phap chông trưng phat, EU sẽ phai đôi măt vơi cac vân đê kinh tê va xa hôi nghiêm trong. Đồng thời, việc EU gia tăng trưng phat đôi vơi Nga cũng se gây tôn thât cho hoạt động cua hang loat công ty My tai Nga.
Theo Infonet
Báo Trung Quốc: Việt Nam có thể mua tàu đổ bộ, trực thăng Apache của Mỹ
Việt Nam cũng có thể mua radar giám sát từ xa và cảnh báo sớm, nâng cao khả năng trinh sát trên không ở Biển Đông.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache do Boeing chế tạo, được quân đội nhiều nước sử dụng, trong đó có Singapore. Theo tạp chí IHS Jane's Defence ngày 20.8, Indonesia đang đàm phán mua loại trực thăng tấn công này và hy vọng Mỹ kịp giao hàng trước ngày 5.10.2014 - Ảnh: Không lực Mỹ
Trang tin Chinanews.com của Trung Quốc ngày 19.8 cho rằng Việt Nam đang muốn mua tàu đổ bộ, trực thăng tấn công Apache và máy bay diệt tăng A-10 của Mỹ một khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Trang tin này dẫn lời chuyên gia quân sự Du Wenlong bình luận trên đài truyền hình CCTV về chuyến thăm Việt Nam vừa qua của đại tướng Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey. Ông Du nói rằng Việt Nam đang muốn có các loại vũ khí này để cải thiện khả năng phòng thủ trên biển và trên không.
Trang tin này cho biết vào năm 2007, chính quyền Bush nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí, cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho Việt Nam. Ông Du cho rằng một khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương được Mỹ dỡ bỏ, Việt Nam sẽ cần mua hai loại vũ khí, một loại là phòng thủ và một loại là cải thiện sức mạnh hải quân và không quân nhằm răn đe.
Theo chuyên gia này, hầu hết trực thăng của Việt Nam đều cũ, và nhiều loại là chiến lợi phẩm của Mỹ như UH-1. Nếu Việt Nam có trực thăng tấn công loại AH-64 Apache và máy bay diệt tăng A-10 thì có khả năng kiểm soát vùng trời ở độ cao thấp và gia tăng đáng kể khả năng trinh sát các vùng biển xung quanh.
Ngoài ra, nhu cầu đặc biệt về các tàu đổ bộ cũng được Việt Nam quan tâm, chẳng hạn lớp tàu đổ bộ Wasp đã cũ của Mỹ có khả năng chở trực thăng, sẽ gia tăng khả năng bảo vệ và tấn công rất nhiều.
Việt Nam cũng có thể mua radar giám sát từ xa và cảnh báo sớm, nâng cao khả năng trinh sát trên không ở Biển Đông.
Còn ông Ruan Zongze (Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc) thì cảnh báo quan hệ quân sự nồng ấm Mỹ - Việt sẽ khiến Mỹ can dự sâu hơn vào tình hình Biển Đông.
Bài báo trên trang tin chinanews.com ngày 19.8 - Ảnh chụp màn hình
Máy bay tấn công mặt đất và diệt tăng A-10 Warthog của Không lực Mỹ rời căn cứ Spangdahlem, Đức về nước ngày 17.5.2013. Quân đội Mỹ đang tìm nguồn ngân sách để thay thế các máy bay A-10 được cho là đã cũ và Quốc hội Mỹ không muốn duy trì các phiđội này nữa- Ảnh: Stars & Stripes
Tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng lớp Wasp của Hải quân Mỹ, chiếc USS Bataan (LHD 5) đang tập huấn trên biển Ả rập ngày 21.2.2007. Loại tàu này chở quân, xe bọc thép, trên khoang có bố trí trực thăng và cả máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng loại Harrier. Hải quân Mỹ có kế hoạch thay thế lớp tàu đổ bộ đã cũ này bằng lớp tàu America hiện đại hơn - Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo Gafin
Không gì có thể cản trở Pháp bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga Ngày 20-8, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, không có gì có thể cản trở Pháp bàn giao 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng cho Nga theo hợp đồng đã được 2 bên ký kết. Nhật báo Le Monde dẫn lời Tổng thống Hollande cho biết: "Mức độ cấm vận hiện nay sẽ không cản trở tới việc...