Tổng thống Putin tái cơ cấu lực lượng vũ trang Nga
Các quân khu Moskva và Leningrad được tái lập để đáp ứng những thách thức mới mà Nga đang phải đối mặt, đặc biệt là việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik
Theo kênh RT (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/2 đã ký sắc lệnh cơ cấu lại tổ chức quân đội nước này. Các quân khu Moskva và Leningrad không còn tồn tại từ lâu đã được tái lập và “bốn khu vực trước đây thuộc Ukraine mà Nga mới sáp nhập” đã được sáp nhập vào Quân khu phía Nam.
Sắc lệnh bãi bỏ Quân khu phía Tây và Bộ chỉ huy chiến lược chung “Hạm đội phía Bắc”, thường được gọi là Quân khu phía Bắc hoặc Lực lượng Bắc Cực. Có trụ sở tại St. Petersburg, Quân khu phía Tây được thành lập vào năm 2010 thông qua việc sáp nhập các quận của Moskva và Leningrad, với Quân khu phía Bắc được chỉ định là một thực thể riêng biệt vào năm 2014.
Bốn khu vực trước đây thuộc Ukraine được “sáp nhập vào Quân khu phía Nam, cụ thể là Zaporozhye, Kherson, Donetsk và Lugansk”, đã được Nga sáp nhập vào cuối năm 2022 sau “các cuộc trưng cầu dân ý”.
Việc tái thành lập các Quân khu Moskva và Leningrad lần đầu tiên được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đưa ra vào tháng 12/2022. Vào thời điểm đó, ông Shoigu cho rằng động thái này là cần thiết để chống lại những thách thức mới mà Nga đang phải đối mặt, cụ thể là việc mở rộng NATO để bao gồm Phần Lan và Thụy Điển.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga mô tả việc thành lập một lực lượng tương ứng ở phía Tây Bắc nước Nga là một phản ứng thích hợp trước sự gia tăng của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Chuyên gia phân tích chén đắng cho Ukraine nếu gia nhập NATO
Để gia nhập NATO, Ukraine sẽ phải ký hiệp định hòa bình với Nga, chấp nhận mất 5 vùng Crimea, Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk?
Ukraine tha thiết mong muốn gia nhập NATO
Video đang HOT
Hôm 20/4, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã đón tiếp Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tại Kiev, theo ông ta, chuyến thăm này có thể coi là dấu hiệu cho thấy liên minh đã sẵn sàng bắt đầu một chương mới trong quan hệ với Ukraine.
"Tôi hoan nghênh Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tới Kiev. Chuyến thăm này của ông Jens Stoltenberg (tới Ukraine) là lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh toàn diện (với Nga)" - Zelensky viết trên kênh Telegram và khẳng định rằng, một chương quyết định đầy tham vọng đã mở ra trong quan hệ giữa đất nước ông với NATO.
Theo ông Zelensky, các đồng minh NATO tuyên bố tiếp tục hỗ trợ Ukraine về vũ khí, nhưng vấn đề ưu tiên hàng đầu với các quan chức chính quyền Kiev là họ muốn biết khi nào Ukraine sẽ được chấp thuận gia nhập NATO, để nhận được sự đảm bảo an ninh của khối này.
Nhà lãnh đạo Kiev khẳng định, Ukraine không chuẩn bị giải pháp thay thế nào khác cho tư cách thành viên NATO và không coi đó là sự thỏa hiệp để trở thành thành viên NATO trong tương lai.
Trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ông Zelensky cũng bày tỏ mong muốn quyết định về điều này sẽ được nhanh chóng thông qua, nếu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Thủ đô Litva) vào tháng 7 tới thì càng tốt. Về phần mình, Ukraine sẽ chuẩn bị mọi thứ cho sự kiện trọng đại này.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg cũng nói sau chuyến thăm rằng, Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập liên minh, trở thành một thành viên trong "gia đình Bắc Đại Tây Dương". Tuy nhiên, ông không nêu thời gian cụ thể mà chỉ cho biết rằng, "sự hỗ trợ của khối sẽ giúp biến điều này thành hiện thực".
Bình luận về điều này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hứa sẽ chấp nhận Ukraine trở thành thành viên của NATO chỉ nhằm mục đích thúc đẩy nước này hoàn thành "nhiệm vụ đánh bại Nga".
Theo bà, NATO tự đặt ra mục tiêu "đánh bại Nga" ở Ukraine và họ hứa rằng, sau khi kết thúc xung đột, nước này có thể được kết nạp vào NATO. Mục đích của những tuyên bố này chỉ để thúc đẩy Kiev chống Moscow càng lâu càng tốt, làm suy yếu Nga hết mức có thể.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, những tuyên bố như vậy là thiển cận và đơn giản là nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của hệ thống an ninh châu Âu, bởi việc Ukraine gia nhập NATO sẽ tạo ra mối nguy hiểm mới đáng kể đối với Nga và khiến Moscow phải làm tất cả để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Những nguyên tắc và điều kiện gia nhập NATO
Giới phân tích cũng có những nhận định riêng của mình, khi cho rằng, những tuyên bố về cái gọi là "tình bạn của NATO với Ukraine" chỉ nhằm mục đích khiến Kiev "hy sinh đến người Ukraine cuối cùng" vì lợi ích của phương Tây trong cuộc chiến chống Nga.
Theo giới chuyên gia, sở dĩ các quan chức NATO không thể cam kết rõ ràng về thời gian Ukraine gia nhập khối này là bởi vì một quốc gia nộp đơn xin gia nhập phải hội tụ đủ những điều kiện cần và đủ, còn khối cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc của mình khi mở rộng liên minh.
Với NATO, khi một quốc gia nộp đơn xin gia nhập khối, cần xem xét toàn diện trên cơ sở ba tiêu chí mang tính nguyên tắc khi mở rộng liên minh. Trong 3 nguyên tắc này, một nguyên tắc do NATO quyết định, còn 2 nguyên tắc sẽ phụ thuộc vào chính đất nước Ukraine.
Đầu tiên là Ukraine cần có sự thống nhất tuyệt đối về mong muốn gia nhập NATO, nếu nguyện vọng này gây chia rẽ quốc gia thì điều này sẽ không được chấp thuận. Tuy nhiên, ở Ukraine hiện nay đang có tình trạng chia rẽ đông-tây, ứng với nguyện vọng ngả về phương Tây và phương Đông.
Thứ hai, nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine phải nhận được sự đồng ý và ủng hộ của tất cả các thành viên trong khối. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, một số thành viên chủ chốt như Mỹ cho rằng, "không nhìn thấy giải pháp nào trong ngắn hạn" đối với Ukraine.
Thứ ba, vấn đề quan trọng nhất là việc kết nạp quốc gia nộp đơn xin gia nhập khối phải góp phần tăng cường an ninh và ổn định ở châu Âu và NATO.
Trong khía cạnh này, rõ ràng việc Ukraine gia nhập NATO trong thời điểm hiện nay, khi đất nước đang có xung đột với Nga là điều không thể. Ngay cả trong tương lai, khi cuộc xung đột kết thúc, nhưng mối quan hệ giữa hai nước vẫn mang tính thù địch, thì điều này cũng rất đáng quan ngại.
Về phía Ukraine, giới phân tích chỉ ra rằng, chính quyền Kiev cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để Ukraine có thể gia nhập NATO,
Đầu tiên, Kiev không những phải cải cách quân đội theo các tiêu chuẩn của NATO, mà còn phải cải cách chính trị, thay đổi các thể chế và cơ chế của chính phủ, để đáp ứng các "tiêu chuẩn dân chủ" của phương Tây. Đây được coi là điều kiện cần phải đáp ứng đối với bất cứ nước nào trước khi gia nhập khối.
Điều kiện đủ và cũng là điều kiện quan trọng nhất đối với Kiev là phải đáp ứng được nguyên tắc thứ nhất và thứ 3 của NATO, tức là tạo được sự đồng thuận của toàn dân về việc gia nhập NATO và sự gia nhập khối sẽ không ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của châu Âu.
Điều kiện đủ là liều thuốc đắng với Ukraine
Như đã đề cập ở trên, chỉ có hầu hết người dân ở phía tây Ukraine muốn gia nhập NATO, trong khi phần lớn cư dân khu vực phía đông lại phản đối việc nước này trở thành một thành viên của liên minh được coi là "kẻ thù của Nga".
Sự chia rẽ trong tư tưởng thân Nga hay ngả về phương Tây là nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính trên Quảng trường Maidan ở Kiev, lật đổ chính quyền được cho là thân Nga của ông Viktor Yanukovych, lập nên chính quyền thân phương Tây hồi tháng 2/2014, dẫn đến hệ lụy là cư dân bán đảo Crimea thống nhất tách ra khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014, đồng thời, cư dân vùng Donbass đã đứng lên tự vũ trang chống lại chính quyền Kiev.
Những mâu thuẫn này tiếp tục kéo dài và không thể dung hòa dẫn đến hành động của Moscow là mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022, sau đó sáp nhập 4 vùng Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk vào lãnh thổ của mình, hồi tháng 9 cùng năm.
Hiện nay, xung đột quân sự Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, gây ra những hệ lụy lớn về cả chính trị lẫn kinh tế đối với các nước châu Âu, lôi kéo hầu hết các nước đồng minh và đối tác của NATO gián tiếp tham gia cuộc chiến.
Đây chính là điều mà Ukraine không đáp ứng được với nguyên tắc thứ 3 mà NATO phải xem xét khi mở rộng liên minh.
Tất cả các nước EU đều lo ngại xung đột Nga-Ukraine lan sang các nước xung quanh, gây mất ổn định châu Âu, còn hầu hết các quốc gia NATO lo sợ sẽ bị kéo vào một cuộc chiến trực tiếp với Nga, bởi những ràng buộc trong Điều 5 Hiệp ước NATO về "Phòng vệ Tập thể".
Do đó, Ukraine sẽ chỉ được phép gia nhập khối này khi đất nước không còn trong tình trạng chiến tranh với Nga và tạo được sự đồng thuận 100% của người dân về nguyện vọng gia nhập NATO. Mà để đạt được yêu cầu này, chính quyền Kiev sẽ phải hy sinh nhiều thứ.
Theo các nhà phân tích, đầu tiên là Kiev phải chấm dứt cuộc chiến với nước láng giềng, bằng việc nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn và hiệp định hòa bình với Moscow, mà những điều khoản trong đó chắc chắn là hoàn toàn có lợi cho Nga, còn Ukraine sẽ mất đi gần 40% lãnh thổ.
Điện Kremlin sẽ chỉ ký thỏa thuận sau khi đã có được toàn bộ tỉnh Donetsk, đúng với địa giới mà nước này tuyên bố là thuộc lãnh thổ của mình và những điều khoản trong thỏa thuận đáp ứng được yêu cầu của Moscow về tương lai của bán đảo Crimea và 4 tỉnh mới sáp nhập.
Ngược lại, Kiev cũng buộc phải chấp nhận mất 5 vùng lãnh thổ này, bởi nếu giữ lại, Moscow sẽ không ký thỏa thuận chấm dứt tình trạng chiến tranh ở Ukraine, đồng thời nước này cũng không thể đạt được sự đồng thuận của toàn dân về nguyện vọng gia nhập NATO.
Do đó, để đưa đất nước đi theo con đường phương Tây chính quyền Kiev sẽ phải hy sinh một phần lãnh thổ lớn của đất nước, điều kiện đủ để gia nhập NATO sẽ là điều vô cùng thảm khốc đối với đất nước Ukraine.
Tướng Mỹ nêu lý do khiến Ukraine chỉ còn 30 ngày để phản công Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã giải thích tại sao cuộc phản công của Ukraine chỉ còn hơn 30 ngày nữa. Binh sĩ Ukraine phóng hỏa lực về phía Nga trên mặt trận tại vùng Zaporozhye tháng 6/2023. Ảnh: AP Trả lời phỏng vấn đài BBC, Tướng Milley thừa nhận chiến dịch phản công của...