Tổng thống Putin: Phương Tây đẩy Nga đến ‘lằn ranh đỏ’, buộc Moskva phải đáp trả
Ngày 16/12, Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc phương Tây đẩy nước này đến “lằn ranh đỏ” – những tình huống mà Liên bang Nga đã công khai tuyên bố sẽ không thể chấp nhận – và cho rằng Moskva sẽ buộc phải đáp trả.
Phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức quốc phòng ở Moskva, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Liên bang Nga đang theo dõi việc Mỹ phát triển cũng như khả năng Mỹ triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung với sự lo ngại.
Theo nhà lãnh đạo Liên bang Nga, có một điều đáng lo ngại là hoạt động của Mỹ trong việc tạo ra và chuẩn bị triển khai ở tiề.n tuyến các hệ thống tấ.n côn.g chính xác cao có căn cứ trên đất liền, với tầm bắ.n lên tới 5.500 km.
Video đang HOT
Đồng thời với đó là việc Mỹ chuyển giao và triển khai các hệ thống tên lửa này ở châu Âu cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong khi các hành động như vậy đã bị cấm bởi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
INF được Mỹ ký với Liên Xô vào năm 1987, bắt đầu có hiệu lực từ năm 1988 nhằm hạn chế việc phát triển và triển khai tên lửa phóng từ trên đất liền tại châu Âu có tầm bắ.n từ 500 – 5.500 km, nhưng Washington đã chính thức rút khỏi INF vào ngày 2/8/2019.
Sau đó, theo ông Putin, phía Liên bang Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng việc phá vỡ INF sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho an ninh toàn cầu, nhưng cũng nhấn mạnh rằng Moskva sẽ không triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn cho đến khi các loại vũ khí tương tự của Mỹ xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
“Nếu Mỹ bắt đầu triển khai các hệ thống như vậy, thì tất cả các hạn chế tự nguyện của chúng tôi sẽ bị dỡ bỏ. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, chúng tôi buộc phải thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo an ninh cho Liên bang Nga và các đồng minh. Chúng tôi làm điều này một cách cẩn thận và thận trọng, không bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, ông Putin cho biết.
Nói tóm lại, theo ông Putin, chiến thuật của phương Tây rất đơn giản, đó là “đẩy chúng ta đến lằn ranh đỏ, nơi chúng ta không thể lùi bước nữa, chúng ta bắt đầu đáp trả, và sau đó họ làm dân chúng của họ sợ hãi – trước đây là mối đ.e dọ.a từ Liên Xô, giờ đây là mối đ.e dọ.a từ Liên bang Nga”.
Tổng thống Liên bang Nga tuyên bố: “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng không ai nên buộ.c tộ.i chúng tôi đ.e dọ.a bằng vũ khí hạt nhân: đây là chính sách răn đe hạt nhân” và “các lực lượng hạt nhân chiến lược vẫn là một trong những công cụ chính để duy trì sự ổn định, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga”.
Tổng thống V. Putin: Nga sẽ đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm xa ở Đức
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm xa ở Đức, Nga sẽ từ bỏ việc ngừng triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo quy định của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu tại lễ duyệt binh diễn ra ở St. Petersburg nhân Ngày Hải quân Nga 28/7. Ông Putin nhấn mạnh Nga sẽ coi mình không bị ràng buộc bởi quy định không triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo INF trong trường hợp tên lửa Mỹ xuất hiện ở Đức. Ông nói thêm rằng Moskva nhận thấy nếu tên lửa Mỹ được triển khai ở Đức, các công trình quan trọng của Nga sẽ nằm trong tầm bắ.n của các loại vũ khí như vậy với thời gian bay khoảng 10 phút.
Do đó, Nga sẽ thực hiện các biện pháp tương ứng có tính đến những động thái của Mỹ và các đồng minh của nước này ở châu Âu cũng như các khu vực khác trên thế giới.
Trước đó, ngày 10/7, các chính quyền tại Washington và Berlin ra thông báo chung về việc Mỹ sẽ bắt đầu triển khai hỏa lực tầm xa ở Đức vào năm 2026, "có tầm bắ.n xa hơn đáng kể so với các hỏa lực mặt đất hiện có ở châu Âu", để thể hiện cam kết với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và phòng thủ của Liên minh châu Âu (EU). Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov lo ngại rằng những kế hoạch như vậy làm tăng khả năng xảy ra cuộc chạy đua tên lửa và có thể dẫn đến leo thang không kiểm soát được.
Trung Quốc nói hiệp ước AUKUS có thể kích hoạt chạy đua vũ trang Ngày 30/3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hiệp ước hợp tác tàu ngầm hạt nhân giữa Australia, Mỹ và Anh (AUKUS) có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang. Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải) và Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại cuộc họp báo chung ở căn cứ Hải quân Point...