Tổng thống Putin: Nga ủng hộ Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA
Đó là tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề biển Đông trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5/9 – theo Sputnik News (Nga).
Putin: Nga ủng hộ Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA
Sputnik cho hay, ông Putin nhận định “sự can thiệp của các nước ngoài khu vực” không có lợi đối với tình hình biển Đông.
Sputnik dẫn lời Tổng thống Putin nói rằng Nga ủng hộ lập trường của Bắc Kinh khi không thừa nhận phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc do Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan công bố hôm 12/7.
Theo đó, ông Putin nói: “Đây là lập trường về luật pháp chứ không phải về chính trị. Quy trình trọng tài cần phải do các bên tranh chấp cùng đưa ra, tòa trọng tài cũng nên tiếp thu lập trường và quan điểm của các bên.
Trong vấn đề này, PCA đã không trưng cầu ý kiến của Trung Quốc và không có ai lắng nghe lập trường của Trung Quốc.”
Video đang HOT
“Làm sao có thể thừa nhận những quyết định như thế là công bằng? Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này,” Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Putin khẳng định Moscow không thay đổi lập trường “không can thiệp tranh chấp ở biển Đông” của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Xinhua)
Đề cập đến cuộc tập trận hải quân chung trên biển Đông giữa Nga-Trung từ 12-19/9 tới, Putin cho rằng sự kiện này “không ảnh hưởng đến lợi ích của bất kỳ quốc gia nào”, “tập trận giúp ích cho vấn đề an ninh của Nga và Trung Quốc”.
Đây là lần đầu tiên ông Putin công khai tuyên bố quan điểm của nước Nga về phán quyết PCA.
Theo Soha News
Mỹ tiếp tục kêu gọi tuân thủ phán quyết từ PCA
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, phán quyết từ PCA là phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines.
Reuters ngày 31/8 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và nói rằng, sẽ không có giải pháp quân sự cho tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra khi ông đang có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ và đồng chủ trì Đối thoại Thương mại và Chiến lược giữa hai nước.
Ngày 12/7, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đã ra phán quyết cho rằng, Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố "quyền lịch sử" đối với những tài nguyên biển trong cái gọi là "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ nói với các sinh viên ở New Delhi: "Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế - đó là phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông - nơi có tuyến đường giao thương hàng hải "bận rộn" bậc nhất trên thế giới.
Bắc Kinh thậm chí còn đe dọa sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ ở Biển Đông và rằng, những hành động mà họ tiến hành ở Biển Đông, bao gồm cả việc cải tạo đảo quy mô lớn là vì mục đích hòa bình.
Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản và Australia đang "đổ thêm dầu vào lửa" làm căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Mỹ và Nhật Bản không ít lần tuyên bố rằng, họ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế và ưu tiên hàng đầu là bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trong tuyên bố được đưa ra khi có mặt ở Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
"Chúng tôi quan tâm đến việc không thổi bùng ngọn lửa xung đột mà thay vào đó khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp cũng như yêu sách của mình dựa trên khuôn khổ luật pháp quốc tế và thông qua con đường ngoại giao", ông Kerry nói.
Trước đó, trong tuyên bố chung Mỹ - Ấn Độ được công bố ngày 30/8 sau các cuộc hội đàm về an ninh giữa quan chức của hai nước, Mỹ và Ấn Độ tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, các quốc gia nên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, kiềm chế và tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực./.
Theo VOV
ASEAN trong cuộc chơi của các ông lớn Tranh chấp Biển Đông đã làm nóng phòng hội thảo tại Đại học Sogang (Hàn Quốc) trong hai ngày thảo luận của Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á tại Hàn Quốc (KASEAS). Đại diện Cảnh sát biển Việt Nam đón đoàn Cảnh sát biển Nhật Bản khi tàu huấn luyện Kojima của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cập cảng...