Tổng thống Putin: Nga sẽ hoàn thiện vũ khí ‘chưa từng có trên thế giới bất luận mọi điều’
Tối 21/11, tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao Huân chương Dũng cảm cho gia đình các kỹ thuật viên thiệt mạng khi thử nghiệm động cơ tên lửa ở ngoại ô Severodvinsk thành phố nằm ở phía Bắc tỉnh Arkhangelsk của Nga. Ông tuyên bố sẽ hoàn thiện vũ khí này “bất luận mọi điều”.
Tổng thống Nga Putin. (Nguồn: TASS)
Hãng thông tấn TASS dẫn phát biểu của Tổng thống Putin tại buổi vinh danh các nạn nhân trong sự cố này: “Họ đã tiến hành một hướng đi phức tạp, có trách nhiệm và quan trọng, đó là những ý tưởng và giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất và chưa từng có trên thế giới, loại vũ khí được thiết kế để bảo vệ chủ quyền, an ninh cho nước Nga trong nhiều thập kỷ tới, vì hòa bình cho con cháu của chúng ta”.
Theo ông, đây không phải là “một công việc bình thường”, mà là một “sứ mệnh đặc biệt”. Ông còn nhấn mạnh, tất cả những người thiệt mạng trong sự cố này đều là chuyên gia có trình độ cao và đều góp phần vào việc củng cố an ninh đất nước. Ông cho hay, Nga sẽ hoàn thiện vũ khí này “bất luận mọi điều”.
Ngày 8/8/2019 đã xảy ra một vụ nổ xảy ra tại một thao trường ở ngoại ô Severodvinsk, thành phố nằm ở phía Bắc tỉnh Arkhangelsk của Nga, làm 5 nhân viên Trung tâm hạt nhân Liên bang Nga – Viện nghiên cứu khoa học Vật lý thí nghiệm toàn Nga (RFNC-VNIIEF), thiệt mạng.
Sau đó, từ khoảng 40 km cách nơi xảy ra thảm họa đã ghi nhận tình trạng nền bức xạ bất ngờ tăng lên 16 lần. Tờ New York Times cho rằng vụ nổ có thể xảy ra khi thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik.
QT
Theo baoquocte.vn/TASS
TurkStream và Nord Stream-2 cùng về đích: Ông Putin quá chuẩn xác!
Khi Dòng chảy phương Nam bị đình lại, cuộc khủng hoảng Nga-Thổ xảy ra, có lẽ không ai nghĩ hiệu ứng từ các nước đi của ông Putin lại lớn như vậy.
Cả TurkStream và Nord Stream-2 cùng hoàn tất vào cuối năm 2019
TASS ngày 19/11 đưa tin, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã hoàn thành công việc hàn kết nối tuyến đường ống dẫn để cung cấp khí đốt cho Nord Stream-2, đoạn chạy trên lãnh thổ Nga, và đang chuẩn bị đưa vào vận hành trạm nén khí.
"Việc hàn kết nối đường ống dẫn khí với chiều dài khoảng 880 km giúp hoàn thành dự án phát triển công suất truyền khí ở khu vực Tây Bắc, đoạn giữa Gryazovets đến trạm nén khí Slavyanskaya, của Nord Stream-2", thông báo của Gazprom.
Tại trạm nén khí Slavyanskaya, điểm khởi đầu tuyến đường ống khí của Dòng chảy phương Bắc-2, các hoạt động khởi động đang được tiến hành và các hoạt động vận hành đang được thực nghiệm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một khu phức hợp để sản xuất, lưu trữ và vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng cũng đang được tiến hành trong vùng lân cận của trạm nén khí Portovaya. Như vậy là Nord Stream-2 đã sẵn sàng cung cấp khí cho Châu Âu.
Video đang HOT
Xin nhắc lại, ngày 30/10, Đan Mạch đã cấp phép cho Nord Stream-2 Project được xây dựng một phần đường ống dẫn trên thềm lục địa nước này ở Biển Baltic, gỡ bỏ rào cản cuối cùng cho Nord Stream-2.
"Nord Stream-2 được cấp phép xây dựng một phần đường ống khí đốt tự nhiên trên thềm lục địa của Đan Mạch thuộc Đông Nam đảo Bornholm ở Biển Baltic", thông báo của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch ghi rõ.
Sau khi Copenhagen gỡ bỏ rào cản pháp lý đối với Nord Stream-2, Giám đốc Điều hành của Gazprom Alexey Miller cho biết, sẽ chỉ mất khoảng 5 tuần để hoàn thành dự án. Và Nord Stream-2 sẽ về đích vào cuối năm 2019 này, đúng như kế hoạch.
Khi "những công trường rộn tiếng Nga" đang hối hả đưa Nord Stream-2 về đích, thì tại hiện trường của TurkStream - một dòng chảy chiến lược khác của Nga - những công việc cuối cùng cũng đang được khẩn trương hoàn tất.
Ngày 5/11 vừa qua, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga Mehmet Samsar cho biết, vào cuối năm nay Nga và Thổ Nhỉ Kỳ sẽ cho TurkStream thông dòng - một sự kiện trọng đại trong quan hệ hai nước.
Thế là cả 2 gọng kìm chiến lược TurkStream và Nord Stream-2 đang cùng khép lại, khiến cho những ai từng hoài nghi việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vẽ lại bản đồ năng lượng Châu Âu phải "bóp đầu dứt tóc".
Còn những thực thể đã và đang quyết tâm ngăn những dòng khí đốt từ nước Nga - như những mạch máu nuôi cơ thể Châu Âu - có thể lên cơn co giật, thậm chí là chết lâm sàng, vì những nước cờ của "đại kiện tướng Putin" quá hiểm.
Như vậy, kể từ tháng 12/2015 đến nay, những tính toán, những quyết định, những nước đi của Tổng thống Putin nhằm đưa nước Nga thoát ra khỏi cấm vận-trừng phạt bằng những dòng chảy đã được hiện thực hoá và đang cho kết quả tốt đẹp.
Tổng thống Putin quá chuẩn xác
Việc Tổng thống Putin chủ trương đưa nước Nga thoát ra khỏi cấm vận-trừng phạt theo các dòng chảy, sau khi Dự án Dòng chảy phương Nam bị chết yểu, khiến giới quan sát rất hoài nghi về tính thực tế của chủ trương này.
Bởi lẽ quan hệ giữa Nga và Mỹ-phương Tây ngày càng căng thẳng hơn rất nhiều so với thời điểm South Stream bị Bulgaria đình lại. Không những vậy, những thực thể muốn ngăn các dòng chảy từ Nga toả về hương Tây ngày càng thể hiện sự quyết liệt.
Từ thực tế đó, hàng loạt rào cản ngăn các dòng chảy của Nga được dựng lên, mà nguy hại nhất là rào cản pháp lý, khiến cho các dự án đường ống dẫn cung cấp khí đốt của Nga cho Châu Âu đối mặt với nguy cơ "mãi chỉ là tiền khả thi".
Trong bối cảnh không thuận lợi ấy thì đùng một cái lại xảy ra cuộc khủng hoảng Nga-Thổ, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga trên bầu trời vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, càng khiến cho tình hình thêm ảm đạm.
Vậy nhưng Tổng thống Putin vẫn quyết thực hiện bằng được chủ trương của mình và đến nay cho thấy nhà lãnh đạo Nga quá chuẩn xác. Ông Putin chuẩn xác cả về nhận định lẫn tính toán trong các nước đi của mình.
Thứ nhất, về nhận định. Ở đây thể hiện rõ nhất là nhận định của ông Putin về vai trò của nhiên liệu khi đốt trong việc thay thế nhiên liệu dầu mỏ, trong cả sinh hoạt và sản xuất, và nhận định về tầm quan trọng của luật chơi trong những cuộc chơi.
1. Nhà lãnh đạo Nga đã nhìn nhận rằng, trong tương lai, nhiên liệu khi đốt sẽ dần thay thế nhiên liệu dầu mỏ và sản phẩm hoá dầu, nên đã quyết định biến các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga từ tiền khả thi thành khả thi.
Qua thời gian, khi nhu cầu khí đốt tăng mạnh hơn so với nhu cầu về dầu mỏ và sản phẩm hoá dầu, trong cả sản xuất và sinh hoạt, đã chứng minh sự chuẩn xác của ông chủ Điện Kremlin.
Phải khẳng định rằng, đây chính là mấu chốt quan trọng, có tính quyết định nhất trong việc phá rào cản đối với các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga. Nó tác động tới cả thực thể xây rào cản và thực thể tìm cách phá rào.
Những rào cản đối với các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga được dựng lên, thoạt nhìn tưởng chừng đã đưa Nga vào một cuộc chiến năng lượng khốc liệt với nhiều đối thủ, song với ông Putin thì thực ra chỉ là cuộc chiến năng lượng Nga-Mỹ.
2. Trong cuộc chơi này thì Mỹ có lợi thế hơn Nga, bởi vì Washington là bên tạo cuộc chơi và viết luật chơi. Thậm chí, Washington còn có thêm sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều tay chơi khác, cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, Vladimir Putin là "tay chơi cờ cự phách", rất hiểu luật chơi và tầm quan trọng của luật chơi, nên quyết thực hiện đến cùng các nước đi của mình, rồi dần làm chủ cuộc chơi. Đan Mạch cấp phép cho Nord Stream-2 đã chứng minh rõ điều đó.
Putin quá chuẩn xác trong nhận định
Mỹ là một tác giả quan trọng tham gia soạn thảo UNCLOS, nhưng Washington lại từ chối phê chuẩn công ước này, dù Mỹ là "cường quốc về biển" - cả về diện tích thềm lục địa lẫn khả năng khai thác các đại dương để phục vụ cho lợi ích Mỹ.
Nhưng đó là chuyện của Mỹ. Còn Đan Mạch phê chuẩn UNCLOS nên có nghĩa vụ tuân thủ công ước. Vì vậy, Copenhagen cấp phép cho Nord Stream-2 là bất khả kháng với Washington, dù Đan Mạch là thành viên sáng lập NATO.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Putin luôn tự tin khẳng định, ngay cả khi Đan Mạch chặn đường ống, Nord Stream-2 vẫn sẽ thông dòng, đưa khí đốt Nga tới Châu Âu. Rõ ràng, cựu điệp viên KGB hiểu luật chơi nên đã làm chủ cuộc chơi.
Thứ hai, về tính toán. Ở đây thể hiện qua tính toán về công hiệu các nước đi của ông Putin và hiệu quả của các dự án, từ giá thành cho đến thời gian và các hiệu ứng thuận chiều-trái chiều với các dự án.
1. Tổng thống Putin đã tính toán chuẩn xác trong việc xử lý cuộc "Khủng hoảng 17 giây", khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một máy bay phản lực Su-24 của Nga trên vùng trời khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 24/11/2015.
Người đứng đầu Điện Kremlin không chọn đáp trả Ankara bằng biện pháp quân sự , mà chọn cấm vận kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ - quyết định được cho là hết sức mạo hiểm vì Nga đang bị cấm vận của Mỹ và phương Tây bao vây.
Tuy nhiên, Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ, 60% năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Nga và năm 2014, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đã là điểm đến nước ngoài lớn nhất đối với khách du lịch Nga.
Nhận rõ lợi điểm đó, nhà lãnh đạo Nga không mắc sai lầm nào trong phương pháp và kỹ thuật trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow tung đòn thật mạnh ngay từ đầu khiến Ankara không thể chống đỡ trong thời gian dài. Và Ankara đã sớm nốc-ao.
Chỉ 8 tháng khủng hoảng, giá trị trao đổi thương mại Nga-Thổ sụt giảm 43%, Thổ Nhĩ Kỳ mất vĩnh viễn 25% thị trường Nga. Một phút nông nổi, Ankara đã đánh mất hoàn toàn 1/4 lợi ích của người dân và doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ với đối tác Nga.
Cuối cùng, ngày 26/6/2016, Tổng thống Erdogan đã phải gửi thư xin lỗi Tổng thống Putin. Sau khi Erdogan "chạy lại", ông Putin lập tức cho tái khởi động Dự án TurkStream - đột phá khẩu vào vòng vây cấm vận-trừng phạt của Mỹ-phương Tây.
Và trong tính toán các nước đi của mình
2. Dòng chảy phương Nam có công suất 63 tỷ m3 khí đốt/năm, có tổng chiều dài là 2.380 km, đoạn đi ngầm dưới Biển Đen, dài 900km, từ trạm nén khí Beregovaya ở Nga đến bờ biển Bulgaria. Tổng đầu tư với trị giá lên đến 40 tỷ USD.
"Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" có công suất 31,5 tỷ m3/năm. Hệ thống đường ống gồm 920km đặt dưới đáy Biển Đen và 200km trên bờ. Nhánh thứ nhất với công suất 15 tỷ m3/năm, có tổng vốn đầu tư là 7,4 tỷ USD.
Theo các tính toán, TurkStream tiết kiệm hơn 22% so với South Stream. Còn Nord Stream-2, có công suất 55 tỷ m3 khí/năm, chiều dài 1.200 km. Tổng đầu tư là 11,2 tỷ USD. Theo tính toán, Nord Stream tiết kiệm gần 50% so với South Stream.
3. Hiện nay, các thành viên NATO khác là Bulgaria, Hungary, Slovakia và nhất là Italy, thành viên sáng lập NATO, rất háo hức muốn tham gia giai đoạn 2 của dự án TurkStream, được xem như giúp Tổng thống Putin khoan thủng mạn thuyền NATO.
Nếu ngược dòng thời gian, khi Dự án Dòng chảy phương Nam bị đình lại và cuộc khủng hoảng Nga-Thổ xảy ra, có lẽ người mơ mộng nhất cũng không thể nghĩ hiệu ứng từ các nước đi của Tổng thống Putin mạnh đến vậy.
Nhưng dường như nhà lãnh đạo Nga lại không bất ngờ với thực tế này. Bởi đến nay Moscow vẫn chưa đồng thuận với đối tác nào cho TurkStream B, dù Sofia đã chọn xong nhà thầu cho phần dự của mình.
Điều đó chứng tỏ Tổng thống Putin đã tính toán được trước những hiệu ứng thuận chiều-trái chiều với các nước đi của ông. Và khi cả TurkStream và Nord Stream-2 cùng về đích vào cuối năm 2019, cho thấy ông Putin rất chuẩn xác.
Ngọc Việt
Theo baodatviet.vn
Giới tinh hoa Mỹ tại tái phát 'hội chứng sợ Putin'? Ông Putin thành công trong các ván cờ đã khởi phát "hội chứng sợ Putin", hiệu ứng "ngưỡng mộ Putin" trong đời sống chính trị - xã hội Mỹ. Sắp hết nhiệm kỳ, Trump vẫn bị nghi ngờ là tay trong của Putin CNN ngày 17/11 bình luận rằng, Tổng thống Donald Trump có gót chân Achilles khi nói đến Nga. Bởi từ...