Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine để giải quyết xung đột
Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine trong bối cảnh xung đột vẫn chưa hạ nhiệt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass).
“Tôi đã nói nhiều lần rằng Nga không chỉ sẵn sàng đàm phán mà còn từng tổ chức các cuộc đàm phán như vậy tại một thời điểm nhất định, cụ thể là ngay từ đầu cuộc xung đột này. Những cuộc đàm phán đó thậm chí còn dẫn đến một hiệp ước mà hai bên đều có thể chấp nhận và được phía Ukraine ký tắt”, Tổng thống Putin tuyên bố trong buổi lễ tiếp nhận quốc thư từ các đại sứ nước ngoài.
“Tuy nhiên, phía Ukraine đã từ chối hiệp ước đó theo lời khuyên của các nước bên ngoài. Điều này đã được các quan chức Ukraine xác nhận”, Tổng thống Putin nhắc lại.
Theo Tổng thống Putin, chỉ những ai không hiểu lịch sử Nga cũng như sức mạnh của sự thống nhất nước Nga mới có thể ảo tưởng về việc gây ra thất bại chiến lược cho Moscow.
“Con đường thù địch mà một số quốc gia phương Tây thực hiện, nhằm leo thang và kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine với mục tiêu gây ra thất bại chiến lược cho Nga, là sai lầm nghiêm trọng”, ông Putin nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông chủ Điện Kremlin khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với tất cả các quốc gia, không có ngoại lệ, dựa trên các nguyên tắc về quyền bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế.
Tổng thống Putin cho biết Nga ủng hộ việc phát triển một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế công bằng, không có cạnh tranh không lành mạnh, các lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp và các biện pháp hạn chế có động cơ chính trị.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố Moscow không tìm kiếm sự đối đầu và hy vọng châu Âu sẽ áp dụng một cách tiếp cận hợp lý, cân bằng trong việc hợp tác.
Vào tháng 3/2022, Nga và Ukraine đã tiến hành các cuộc đàm phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột. Theo dự thảo thỏa thuận, Ukraine cam kết trung lập vĩnh viễn, cắt giảm quân đội để nhận được những cam kết an ninh. Thỏa thuận bao gồm các nghĩa vụ của Ukraine về vị thế trung lập không liên kết và từ chối triển khai vũ khí nước ngoài, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, trên lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, sau khi Nga rút quân khỏi các khu vực Kiev và Chernigov, các cuộc đàm phán đã bị đóng băng. Theo Tổng thống Putin, Kiev đã từ chối các thỏa thuận.
Nga cho rằng vòng đàm phán đổ vỡ vào phút chót và Ukraine đã từ chối ký vào dự thảo thỏa thuận sau khi lãnh đạo phương Tây hối thúc Kiev “tiếp tục chiến đấu”.
Phía Ukraine tuyên bố quyết định từ chối được đưa ra theo lời khuyên của Thủ tướng Anh khi đó là ông Boris Johnson.
Hòa đàm giữa Nga và Ukraine bế tắc sau khi Kiev bất ngờ rút khỏi đàm phán với Moscow về các điều kiện nhằm chấm dứt xung đột. Cuối năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ban hành sắc lệnh cấm đàm phán với chính quyền của Tổng thống Putin.
Ông Zelensky cũng đưa ra “công thức hòa bình” 10 điểm, trong đó có điều khoản yêu cầu Nga rút hết quân, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine. Kiev coi đây là nền tảng cho bất cứ cuộc hòa đàm nào với Moscow.
Trong khi đó, Nga tuyên bố, mọi đàm phán phải dựa trên thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là Ukraine phải công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga.
Mỹ loại trừ khả năng đàm phán trực tiếp với Nga về Ukraine
Đại sứ quán Mỹ tại Moskva nói với tờ Izvestia (Nga) ngày 10/10 rằng Mỹ không có ý định đàm phán song phương với Nga về Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky nhân một sự kiện ở Washington DC. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo Izvestia, quan điểm này khác với cách tiếp cận của Nga, nước đã bày tỏ sự sẵn sàng nối lại đối thoại.
"Chúng tôi đã nói rõ rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào về Ukraine nếu không có sự tham gia của Ukraine", phái đoàn ngoại giao Mỹ nêu rõ. Mặc dù vậy, Đại sứ quán Mỹ cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc ngoại giao với Nga, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng leo thang như hiện tại. Mỹ vẫn thấy được tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì các kênh liên lạc ngoại giao nhằm tránh các tình huống leo thang căng thẳng không mong muốn.
Tờ Izvestia cũng lưu ý rằng tình hình có thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Hơn nữa, một số nước châu Âu đã bắt đầu thay đổi thái độ về Ukraine và những tuyên bố gần đây từ các quan chức Ukraine cho thấy họ có thể sẵn sàng đàm phán với sự tham gia của phái đoàn Nga.
Trong khi Mỹ duy trì lập trường kiên định về việc không đàm phán trực tiếp với Nga, Moskva đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng mở cửa đối thoại với Washington. Theo phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga sẵn sàng đối thoại với Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng đó phải là một cuộc đối thoại toàn diện, không chỉ tập trung vào những vấn đề riêng lẻ mà bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến quan hệ giữa hai nước.
Điều này cho thấy Nga vẫn mong muốn có những cuộc đàm phán rộng rãi với Mỹ, không chỉ về Ukraine mà còn về những vấn đề chiến lược khác. Tuy nhiên, lập trường của hai bên về vấn đề này vẫn rất khác biệt. Washington từ chối thảo luận về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Ukraine mà không có Kiev, trong khi Moskva mong muốn một cuộc đối thoại toàn diện mà không bị giới hạn bởi bất kỳ yếu tố nào.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra, nhiều chuyên gia dự đoán rằng lập trường của Washington đối với vấn đề Ukraine có thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả bầu cử. Nếu đảng Dân chủ, với ứng cử viên là Phó Tổng thống Kamala Harris, tiếp tục nắm quyền, rất có thể chính sách ủng hộ Kiev của Mỹ sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, nếu Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, giành chiến thắng, viễn cảnh đối thoại trực tiếp với Nga có thể trở nên khả thi hơn. Cựu Tổng thống Trump đã từng tuyên bố rằng ông sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột nếu đắc cử và thể hiện sự quan tâm đến việc nối lại đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Bất kỳ hình thức đàm phán nào về việc giải quyết xung đột ở Ukraine, bao gồm cả các cuộc tham vấn trực tiếp giữa Nga và Mỹ, sẽ phụ thuộc vào ý chí chính trị và lợi ích của Washington", Dmitry Novikov, Trưởng phòng Thí nghiệm Địa lý Chính trị và Địa chính trị Đương đại tại Trường Kinh tế Cao cấp có trụ ở tại Moskva, nhận định.
Nếu đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền sau cuộc bầu cử, các cuộc đàm phán về Ukraine có thể tiếp tục theo cách từng bước, hướng đến mục tiêu cuối cùng là chấm dứt giai đoạn xung đột hiện tại, theo chuyên gia Novikov. Trong trường hợp này, Washington sẽ cố gắng bảo vệ uy tín của mình trước công chúng cũng như trước các đồng minh quốc tế. Mặt khác, nếu ông Donald Trump tái đắc cử, tình hình có thể thay đổi đáng kể. Ông Trump đã từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột nhanh chóng nếu ông lên nắm quyền, và đảng Cộng hòa có thể tìm kiếm cách tiếp cận quyết đoán hơn trong việc thúc đẩy hòa giải và giảm thiểu căng thẳng với Nga.
Về phần mình, Andrey Kortunov, Giám đốc khoa học của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, cho rằng Ukraine phải có trách nhiệm tham gia vào bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào liên quan đến cuộc xung đột. Tuy nhiên, phương Tây cũng không thể đóng vai trò quan sát thụ động trong quá trình này. Là những bên có liên quan trực tiếp đến cuộc chiến, phương Tây có khả năng tác động mạnh mẽ đến quan điểm của Ukraine.
Với sự đóng góp tài chính và quân sự vào cuộc xung đột, các quốc gia phương Tây có thể sử dụng những công cụ này để tác động đến lập trường của Kiev trong các cuộc đàm phán tương lai.
Tân Tổng thư ký NATO dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine Cùng với việc dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Liên bang Nga, ông Rutte cho rằng NATO phải và sẽ làm nhiều hơn để giúp Kiev. Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Brussels (Bỉ) ngày 8/10, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho rằng...