Tổng thống Putin: Nga không cho phép Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân!
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow không cho phép Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào, cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh nếu Kiev theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: GettyImages
Thông tấn Nga Interfax hôm nay (19/10) dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Moscow coi khả năng Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa nghiêm trọng dẫn đến “phản ứng thích hợp từ Nga” và Moscow sẽ “không cho phép điều đó xảy ra trong bất cứ trường hợp nào”.
“Việc tạo ra vũ khí hạt nhân trong thế giới hiện đại không khó. Tôi không biết liệu Ukraine hiện nay có đủ khả năng làm điều này hay không, nhưng nhìn chung thì không có khó khăn nào quá lớn (với Ukraine để chế tạo vũ khí hạt nhân)”, ông Putin nêu quan điểm.
Video đang HOT
Tuyên bố của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi báo Bild của Đức dẫn lời một quan chức cấp cao Ukraine nói rằng nước này có đủ khả năng để “chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng vài tuần”. Nguồn tin cho biết Kiev dường như đã sẵn sàng để sở hữu vũ khí hạt nhân “vài tháng trước”.
Tuy nhiên, hôm 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quả quyết rằng Kiev “chưa bao giờ nói về việc đang chuẩn bị tạo ra vũ khí hạt nhân hay thứ gì đó tương tự như thế” và rằng nước này muốn gia nhập NATO để nhận được đảm bảo về an ninh.
Vào thời điểm Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng số vũ khí lớn thứ hai, sau Nga, trong đó có nhiều khí tài hiện đại và cả vũ khí hạt nhân. Ukraine từng được đánh giá là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 toàn cầu.
Năm 1994, trước áp lực của cộng đồng quốc tế cũng như trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn kinh phí bảo dưỡng vũ khí hạn hẹp, Ukraine đã kí Bản ghi nhớ Budapest với nội dung Kiev từ bỏ kho vũ khí hạt nhân để đổi lại các đảm bảo an ninh từ Mỹ, Anh và Nga. Theo truyền thông Ukraine, ông Zelensky phàn nàn Bản ghi nhớ Budapest vừa khiến Ukraine không còn vũ khí hạt nhân để răn đe đối thủ, vừa mất an ninh.
Sự gia tăng chưa từng có của máy bay Nga trong không phận Triều Tiên
Máy bay Nga đang có sự hiện diện chưa từng có trong không phận Triều Tiên trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Moskva và Bình Nhưỡng.
Sự gia tăng này diễn ra sau khi Triều Tiên mở cửa trở lại với các chuyến bay quốc tế sau thời gian dài phong tỏa do đại dịch COVID-19.
Sau thời gian dài không có chuyến bay do đóng cửa biên giới, các chuyến bay của chính phủ và quân đội Nga đến Triều Tiên đã vượt xa mức trước đại dịch. Ảnh: TASS
Theo AFP, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới từ đầu năm 2020 để ứng phó với đại dịch COVID-19. Mặc dù đã bắt đầu mở cửa trở lại với các chuyến bay quốc tế vào năm ngoái, số lượng chuyến bay vào không phận Triều Tiên vẫn bị giới hạn. Tuy nhiên, theo một báo cáo phân tích dữ liệu chuyến bay công bố mới đây, không phận của Triều Tiên đã chứng kiến "sự gia tăng chưa từng có" về số lượng máy bay Nga trong năm qua, dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Moskva và Bình Nhưỡng.
Báo cáo của trang web NK Pro, có trụ sở tại Hàn Quốc, chỉ ra rằng từ tháng 7/2023 đến tháng 8/2024, không phận Triều Tiên đã đón khoảng 350 chuyến bay, một phần đáng kể trong số đó là từ Nga. Sau thời gian dài không có chuyến bay do đóng cửa biên giới, các chuyến bay của chính phủ và quân đội Nga đến Triều Tiên đã vượt xa mức trước đại dịch. Điều này phản ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước, đặc biệt khi Nga đang đối mặt với sự hạn chế tiếp nhận chuyến bay từ phương Tây do cuộc chiến tại Ukraine.
Mối quan hệ này đã được củng cố vào tháng 6/2024 khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký thỏa thuận phòng thủ chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm hiếm hoi của ông tới Bình Nhưỡng.
Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Triều Tiên đã gây ra nhiều lo ngại từ Mỹ và Hàn Quốc. Mỹ từ lâu đã cáo buộc Điện Kremlin sử dụng hết đạn dược và mất thiết bị quân sự hạng nặng tại Ukraine, buộc Nga phải tìm đến các đồng minh và đối tác như Triều Tiên để duy trì cuộc chiến.
Hàn Quốc, với biên giới sát cạnh Triều Tiên, cũng bày tỏ quan ngại trước sự thân thiện giữa Moskva và Bình Nhưỡng. Mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, khiến Seoul đặc biệt lo lắng về khả năng Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự và chính trị với sự hỗ trợ từ Nga.
Một yếu tố quan trọng khác trong bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ quốc tế của Triều Tiên là phản ứng của Trung Quốc. Trước đại dịch, du lịch từ Trung Quốc là nguồn thu ngoại tệ chính cho Triều Tiên, tuy nhiên kể từ khi các biện pháp hạn chế vì COIVD-19 được nới lỏng, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.
Ông Putin lên tiếng về việc dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Nga không cần sử dụng vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng ở Ukraine. "Việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể xảy ra trong trường hợp đặc biệt khi có mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tôi không nghĩ rằng trường hợp như vậy...