Tổng thống Putin: Nga đạt được tiến bộ quan trọng về phòng thủ tên lửa
Ngày 17-6, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, nước này đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Chúng tôi sẽ hoàn thiện khả năng tấn công tên lửa của mình để đảm bảo sự cân bằng, và chỉ vì mục đích này”, ông khẳng định.
Tổng thống Putin còn nhấn mạnh rằng, Moscow sẽ buộc phải đối phó với sự bao vây của phương Tây bất chấp thực tế họ sẽ cáo buộc “Nga gây hấn”, đồng thời khẳng định rằng Nga cần phải duy trì sự cân bằng các lực lượng chiến lược.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga (Ảnh minh họa)
“Bắt đầu từ những năm 2000, nước Nga đã ở trong tình thế rất khó khăn… Ai có thể nghĩ rằng Nga có thể xây dựng được các lực lượng chiến lược… Nhưng chúng tôi đã tuyên bố sẽ làm được… Tôi khẳng định với các bạn rằng, hôm nay, nước Nga đã đạt được sự thành công quan trọng trên con đường này. Chúng tôi đã hiện đại hóa các tổ hợp và đang phát triển thành công các thế hệ mới. Tôi không chỉ nói về các hệ thống phòng thủ tên lửa,” ông Putin nói.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa đã trở thành vấn đề gai góc giữa Nga và phương Tây, với việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Romania hồi tháng trước, và những kế hoạch trong tương lai về việc lắp đặt một tổ hợp tương tự tại Ba Lan.
Video đang HOT
“Thậm chí, chúng tôi còn biết trong khoảng năm nào, người Mỹ sẽ sở hữu một tên lửa không chỉ có tầm bắn 500km, mà là 1.000km, và sau đó còn xa hơn, và từ đó họ sẽ bắt đầu đe dọa tiềm năng hạt nhân của chúng tôi”, Tổng thống Nga khẳng định.
Theo_An ninh thủ đô
Chiến hạm Mỹ mang tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) và Raytheon tiếp tục có kế hoạch thử nghiệm tên lửa SM3Block IIA với tính năng đánh chặn ngoài khí quyển.
Đại diện của MDA cho biết, SM-3Block IIA đã trải qua 2 bài thử nghiệm khả năng bay vào tháng 6 và 12/2015. Giám đốc chương trình SM-3 của công ty Raytheon, ông Amy Cohen cho biết, cuộc thử nghiệm đánh chặn đầu tiên của tên lửa này sẽ diễn ra vào cuối năm 2016.
Hiện nay, các nhà phát triển sẽ kiểm tra khả năng dò tìm mục tiêu và sức công phá của đầu đạn khi SM-3Block IIA mang nhiệm vụ tiêu diệt một tên lửa đạn đạo tầm trung.
Chiến hạm Aegis phóng tên lửa SM-3.
Trong khi đó, theo trang mạng thông tin khoa học kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc, nhà thầu Raytheon hiện đang triển khai một hợp đồng ký kết với Cục phòng thủ tên lửa Mỹ để mua sắm lượng nguyên liệu để chế tạo tên lửa đánh chặn SM-3 (Standar Missile 3).
Được biết, ngoài hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu trị giá khoảng 8,7 triệu USD này, trong năm 2016, Raytheon sẽ tiếp tục ký hợp đồng mua sắm lô vật liệu thứ 2, để hoàn tất kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IIA, đúng thời hạn vào năm 2018.
Tên lửa SM-3 Block IIA có chiều dài 21,6 feet (6,55m), là loại tên lửa đánh chặn nhiên liệu rắn 3 tầng, có bộ chiến đấu cỡ lớn và rất hiện đại. Loại tên lửa đánh chặn này có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, ở giai đoạn giữ đường bay.
Theo tiến sĩ Lawrence, giám đốc kỹ thuật của Raytheon, hiện nay, SM-3 IIA do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ - Nhật, với tổng chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Chúng sẽ được sử dụng trong các hệ thống tác chiến Aegis do công ty Lockheed Martin của Mỹ phát triển.
Mỹ và Nhật Bản, mỗi nước đóng góp 1 tỷ USD để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất thế hệ tên lửa mới này, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công tên lửa đạn đạo.
Mỹ sẽ trang bị chúng trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ trang bị trên các tàu khu trục lớp Atago và các khu trục hạm thế hệ mới của mình.
Là một bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, SM-3 có khả năng phóng được từ các hệ thống Aegis trên đất liền vào các chiến hạm Aegis trên biển. Với lần cải tiến này, khả năng đánh chặn và phạm vi phòng thủ của nó sẽ được nâng cao rất nhiều so với phiên bản trước.
Tên lửa SM-3 trong nhà máy.
Quân đội Mỹ đã xây dựng kế hoạch đến năm 2018 sẽ hoàn tất việc triển khai loại tên lửa mới này cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất và trên biển, hoàn thành giai đoạn 3 trong kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Âu.
Hồi tháng 6/2015, Hội nghiên cứu và phát triển công nghệ (TRDI), Bộ quốc phòng Nhật Bản và Cục phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại bãi thử Point Mugu, ngoài khơi bang California vào ngày 6/6/2015.
Vụ phóng thử này đã đánh dấu lần đầu tiên thành công trong thử nghiệm tính năng bay; các chức năng của đầu đạn; khả năng kiểm soát chức năng của các tầng; khả năng phân tách của thiết bị trợ đẩy, các tầng đẩy thứ 2 và 3 của tên lửa SM-3 Block IIA.
Các chuyên gia quân sự Mỹ và Nhật Bản cho rằng, sau khi được triển khai hàng loạt, SM-3 sẽ giúp nâng cao rất mạnh khả năng phòng thủ tên lửa, với các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, cơ động trên mặt đất và mặt biển, khiến các hệ thống Aegis Mỹ trở thành độc nhất vô nhị, mạnh nhất trên thế giới.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Bộ trưởng Quốc phòng NATO đồng ý tăng cường phòng thủ đối phó Nga Ngày 14-6-2016, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, các bộ trưởng quốc phòng NATO đã đạt được thỏa thuận triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia tới các nước Baltic và Ba Lan để đối phó với các hoạt động ngày càng gia tăng của Nga. "Tôi hoan nghênh các cam kết được nhiều đồng minh đưa ra trong ngày...